Có thể bạn đang gặp vấn đề về răng khôn đang mọc? Bạn đang rất thắc mắc rằng có phải ai cũng mọc răng khôn hay không? và nếu không có đủ răng khôn thì có làm sao không?…
Nếu bạn đang gặp phải những câu hỏi này, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc đó. Với nội dung chính là một số điều thú vị xoay quanh chiếc răng khôn của bạn. Bài viết không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về số lượng răng khôn, mà còn giải thích chi tiết các vấn đề bệnh lý cũng như cách phòng tránh những ảnh hưởng xấu khi răng khôn mọc cho bạn hiểu.
Phần sau một số thông tin liên quan đến vấn đề nhổ răng khôn, bao gồm những lợi và hại của việc nhổ. Các phương pháp nhổ răng khôn hiện nay và lời khuyên bổ ích cho bạn. Đừng để các vấn đề về răng khôn làm bạn đau đầu nữa, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tóm Tắt Nội Dung
- 1 Răng khôn là răng nào?
- 2 Mỗi người có mấy cái răng khôn?
- 3 Răng khôn có thay không?
- 4 Vấn đề mọc răng khôn và quan niệm dân gian lưu truyền
- 5 Có phải ai cũng mọc răng khôn không?
- 6 Nguyên nhân tại sao có người không mọc răng khôn?
- 7 Liệu có ai hoàn toàn không có răng khôn không?
- 8 Không mọc răng khôn có sao không?
- 9 Xử lý như thế nào khi răng khôn không mọc?
- 10 Có cần xử lý gì khi răng khôn không mọc không?
- 11 Một số câu hỏi liên quan về mọc răng khôn
- 12 Kết luận lại vấn đề “có phải ai cũng mọc răng khôn không?”
Răng khôn là răng nào?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng mọc cuối cùng trên mỗi cung hàm. Độ tuổi mọc của răng khôn trung bình từ 17 đến 25 tuổi. Mỗi người thông thường có tổng cộng 4 chiếc răng khôn bao gồm:
- 2 răng khôn hàm trên: bên trái 1 cái và bên phải 1 cái
- 2 răng khôn hàm dưới tương tự cũng có 1 cái bên trái và 1 cái bên phải
Theo quan niệm người xưa cho rằng, mọc răng số 8 (răng khôn) là cột mốc rất quan trọng, nó đánh giá sự trưởng thành về mặt thể chất và tư duy của bạn.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều giống như vậy. Không phải ai cũng mọc răng khôn đủ cả 4 cái, thậm chí có những trường hợp không có bất kỳ cây răng khôn nào. Như vậy, thì có bình thường hay không? Ở những phần tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn nhé.
Nếu quá lớn tuổi mà không thấy mọc răng khôn thì có làm sao không? Dù tuổi trung bình mọc răng khôn là dưới 25 tuổi, tuy nhiên có những trường hợp mọc răng khôn rất muộn. Rất nhiều bệnh nhân đến khám ở tuổi 30 răng khôn vẫn chưa mọc lên hoàn chỉnh.
Nguyên nhân có thể do răng khôn bị mọc kẹt hoặc ngầm bên dưới xương, hay thậm chí không có mầm răng khôn bên dưới luôn. Điều đó khiến bạn đã quá 25 tuổi mà vẫn không thấy một số răng khôn mọc trên miệng.
Mỗi người có mấy cái răng khôn?
Người bình thường có tổng cộng 32 cái răng trong đó có 4 chiếc răng khôn. Hiện nay do nhiều nguyên nhân nhưng đa số là do thói quen ăn nhai thức ăn mềm nên xương hàm thường kém phát triển. Điều này dẫn đến răng khôn có thể bị tiêu biến đi hoặc bị dị dạng hay mọc thiếu khoảng không thể mọc lên hoàn toàn được.
Theo nhiều nghiên cứu thì tỉ lệ người có 4 chiếc răng khôn chiếm đa số, tiếp đến là ít hơn 4 chiếc răng khôn và hiếm nhất là nhiều hơn 4 chiếc răng khôn.
Răng khôn có thay không?
Răng khôn mọc rất trễ, nó thuộc bộ răng vĩnh viễn nên sẽ không thay, con người chỉ mọc 1 lần mỗi bên hàm (ở trường hợp bình thường có đủ 4 cái). Dĩ nhiên là nó sẽ không có răng thay thế khi nhổ mất đi, như răng sữa.
Răng sữa thì thay còn răng khôn là răng vĩnh viễn nên sẽ không có răng thay thế khi đã rụng hoặc nhổ đã nhổ bỏ.
Vấn đề mọc răng khôn và quan niệm dân gian lưu truyền
Điềm báo khi mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Tử vi đó là tốt hay xấu?
Không ít người lớn lo lắng rằng, không biết mình mọc răng số 8 là điềm báo gì và nó mang ý nghĩa lành hay dữ. Theo một số sạch viết về tử vi cho thấy, nếu bạn mơ thấy mình mọc răng khôn thì đó là điềm lành.
Giấc mơ về mọc răng khôn là giấc mơ đẹp, báo hiệu cuộc sống của bạn đang và sẽ có những chuyển biến tích cực. Tương tự như vậy, nếu mơ thấy người thân xung quanh mọc răng khôn thì điều đó cũng có nghĩa là công việc, tình cảm của bạn và của người thân đang rất suôn sẻ.
Một số người còn cho rằng mơ một lúc mọc 2 răng hay nhiều răng khôn thì may mắn sẽ được nhân lên gấp bội. Ngược lại mơ thấy rụng răng nói chung và răng khôn nói riêng có một ý nghĩa hoàn toàn trái ngược.
Tuy nhiên, Xét về yếu tố thực tế thì chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được những điều mà tử vi cho rằng là chính xác. Do vậy, bạn chỉ nên tham khảo và đừng đặt niềm tin quá vào những vấn đề này.
Mọc răng khôn theo quan niệm nhân tướng học
Đối với nhân tướng học cho rằng, người nào càng có nhiều răng thì người ấy sau này càng sung sướng, có hậu vận đi lên, họ tích lũy được nhiều của cải, tiền bạc, sống cuộc đời khỏe mạnh, sung túc và bình an.
Tuổi trẻ có thể là người thông minh, có tài và bản lĩnh. Có câu “36 cái răng là tướng triều quan, cự phú” nghĩa là ai có nhiều tới 36 cái răng sẽ mang ý nghĩa người đó có tài lãnh đạo, làm quan, sống sung túc, giàu có và cuộc sống ít phải lo nghĩ, muộn phiền.
Vừa nhiều răng lại kết hợp với hàm răng mọc đều, thẳng và màu trắng sáng lại càng mang ý nghĩa may mắn hơn. Những người này thường hiếm gặp và dĩ nhiên họ sẽ có cuộc sống tốt lành, êm đẹp và vui vẻ.
Răng khôn theo quan niệm của các nền văn minh cũ
Các nền văn minh năm xưa cho rằng hàm răng có mối quan hệ rất mật thiết với vận mệnh của con người:
- Người Zoroastrianism (một trong những tôn giáo lâu đời nhất) cho rằng bộ răng là nghiệp báo của ông bà tổ tiên.
- Trong khi người Tibetan (Tây Tạng) thì nêu ra nhiều mối liên quan qua lại giữa các bộ phận nội tạng trên cơ thể với răng. Cụ thể hơn là khi mọc hay mất răng, sâu răng thì các cơ quan tương ứng sẽ có biểu hiện tương tự.
- Với nhiều kiến thức đông y ngày nay mà y học hiện đại được thừa hưởng từ những lý luận y học cổ đại. Một số tài liệu cổ nói rằng ai có đủ 32 chiếc răng và mọc đều thì họ luôn được tổ tiên bảo vệ giúp họ làm việc gì cũng thuận lợi.
- Ngược lại, những khiếm khuyết ở hàm răng lại là hiện thân của điều xấu.
Cùng chung quan niệm nhân tướng học, các người thuộc nên văn minh xa xưa tin rằng hàm răng đẹp, mọc đều và màu răng trắng sáng nói lên người đó có phúc hậu, sự nghiệp dễ thành. Nhìn vào bộ răng có thể nhận phát hiện ra những đặc tính phẩm chất con người xấu hay tốt. Răng sâu, răng đen, mọc khấp khểnh thể hiện cho cơ thể yếu đuối, bệnh tật và những bất hạnh.
Đứng theo quan niệm người hiện đại, chúng tôi cũng cho rằng hàm răng đều và chắc khỏe giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống, năng lượng này có thể giúp bạn thành công hơn. Như vậy, để có được hàm răng đẹp, đều và thẳng hàng chúng ta nên đi niềng răng lại nhé.
Răng khôn mang ý nghĩa tâm linh và khoa học
Đúng với cái tên răng khôn đã nói lên tất cả tính chất của chúng. Thời điểm bạn mọc răng khôn cũng chính là lúc bạn trưởng thành, kinh nghiệm sống nhiều hơn, bạn trở thành con người khôn ngoan và mạnh mẽ hơn xét về cả thể chất lẫn tâm hồn.
Mọc đủ tất cả 4 chiếc răng khôn và tồn tại trên miềng lâu dài chỉ thường thấy được ở những người mạnh mẽ thực sự cả về thể chất lẫn tinh thần. Một khi răng khôn bị hư hay không có thể người đó sẽ yếu hơn.
Răng khôn hay là răng số 8, số 8 là một con số tượng trưng cho sự vô hạn (ký hiệu vô cực khi xoay ngang). Mang một thông điệp về mối quan hệ gắn kết giữa sự vô hạn của tạo hóa và sự tồn tại hữu hạn của con người.
Có phải ai cũng mọc răng khôn không?
Nhiều người thắc mắc rằng “không mọc răng khôn có bình thường hay không?”, câu trả lời là bình thường trong trường trường hợp không có mầm răng khôn, nghĩa là bạn không có đủ 4 chiếc răng khôn, trong xương hàm cũng không có đủ răng khôn.
Nhưng lại không bình thường trong trường hợp có mầm răng khôn nhưng không mọc lên được. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến không mọc răng khôn thẳng lên miệng, dù có mầm răng khôn bên dưới.
Do vậy không phải ai cũng bắt buộc phải mọc răng khôn. Tuy nhiên, tỉ lệ số lượng người hoàn toàn không có bất kỳ một chiếc răng khôn nào rất ít. Để biết rõ bạn có răng khôn hay không, hãy đến khám bác sĩ và có thể chụp x quang, nhằm xác định chính xác trong xương hàm có tồn tại một chiếc răng khôn nào không.
Vì thế, khi nhìn trên miệng có thể không thấy răng khôn nào mọc, nhưng cũng không thể kết luận bạn không có răng khôn. Nên chụp phim x quang để kiểm tra sự tồn tại của răng khôn nằm trong xương hàm, nếu hướng mọc không thuận lợi thì có thể tìm cách xử trí sớm nhé.
Nguyên nhân tại sao có người không mọc răng khôn?
Rất nhiều trường hợp lớn tuổi trên 25 vẫn không phát hiện thấy mình có đủ 4 chiếc răng khôn, thậm chí có người còn không thấy mình có bất kỳ một chiếc răng khôn nào. Điều này làm một số người trong số đó lo lắng và hoang mang, họ lo sợ rằng cở thể mình phát triển bất thường.
Nhưng thực sự thì bạn có mọc răng khôn hay không mọc răng khôn, nó không phải là chuyện nghiêm trọng. Một số nguyên nhân khiến cho răng khôn không thấy trên miệng dù đã ở tuổi trưởng thành:
Do yếu tố di truyền:
Gen di truyền là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc bạn có răng khôn hay không. Nếu gia đình bạn như ông bà hay cha mẹ bạn không mọc răng khôn thì khả năng cao bạn cũng không có răng khôn.
Ngược lại người thân của bạn mọc đủ 4 chiếc răng khôn thì bạn có thể cũng sẽ có đủ 4 cái. Thậm chí nếu gen di truyền gia đình của bạn có nhiều hơn 4 chiếc răng khôn thì tỉ lệ cao bạn cũng như vậy.
Nhưng cũng phải nói thêm, yếu tố di truyền đóng vai trò chính để xác định liệu bạn có răng khôn để mọc lên hay không. Nhưng cũng không ít những trường hợp ngoại lệ, ba mẹ hay ông bà có đủ răng khôn nhưng con cái của họ lại không đủ, hoặc có đủ nhưng mọc ngầm, mọc kẹt bên dưới không mọc lên được.
Do răng khôn nằm ngang nên không mọc lên được:
Tình trạng dù bạn có đầy đủ 4 chiếc răng khôn, thậm chí hơn thế nữa. Nhưng răng khôn của bạn có vị trí và hướng mọc răng không đúng, nghĩa là mọc ngầm, răng khôn nằm ngang, mọc kẹt hay mọc ngược… thì dù đã qua tuổi mọc răng khôn (trung bình trên 25 tuổi) trên miệng bạn vẫn không thấy răng khôn mọc.
Răng khôn mọc ngang hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là ở những giới trẻ hiện nay. Đồng thời tình trạng đau nhức và khó chịu trong quá trình răng khôn mọc lên cũng gây nhiều người khó chịu. Triệu chứng có thể kể đến như:
- Nhồi nhét thức ăn gây hôi miệng
- Sâu răng không và sâu răng lân cận (răng số 7 kế bên)
- Viêm nướu quanh răng khôn, lợi trùm răng khôn…
- Áp xe, nhiễm trùng có mủ
- Tiêu xương hàm…
Nguyên nhân sâu xa là do, thói quen ăn nhai của người hiện đại ưa những thức ăn mềm. Do đó xương hàm ít được kích thích tăng trưởng mạnh như người xưa. Xương hàm ngày càng ngắn lại, nhưng răng thì vẫn đủ, do vậy tình trạng thiếu khoảng trống cho răng khôn mọc lên rất phổ biến.
Những điều này tạo điều kiện cho răng khôn mọc sai chỗ, mọc kẹt trong xương hàm không thể mọc lên trên miệng.
Cũng chính vì như vậy, rất nhiều người lầm tưởng, cho rằng mình không có răng khôn. Nhưng sự thật thì chỉ có xác định bặng cách thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn và chụp x – quang kiểm tra chính xác trong xương hàm có tồn tại mầm răng khôn bên trong xương hay không.
Do tiến hóa răng khôn theo thời gian có thể sẽ biến mất
Quá trình phát triển của con người ngày nay có xu hướng tiêu biến răng không cần thiết, cụ thể là răng khôn. Hiện nay theo nhiều báo cáo cho thấy, kích thước và hình dạng răng khôn ngày càng nhỏ đi, và cũng thường hay biến dạng.
Xu thế là không có mầm răng khôn, nghĩa là răng khôn theo thời gian có thể sẽ không tồn tại nữa. Rất nhiều trường hợp đến khám chúng tôi phát hiện họ không có đủ 4 răng khôn, một số chỉ có 3 chiếc, 2 chiếc hoặc 1 chiếc răng khôn mà thôi.
Đồng thời tỉ lệ răng khôn mọc thẳng và đủ khoảng trống hiện nay hầu như rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ răng khôn mọc lệch lạc. Khoang miệng bị thu hẹp tương đối và điều này dẫn đến thiếu khoảng không gian cho răng khôn phát triển mọc lên thuận lợi.
Tón lại, bình thường con người có tổng cộng 32 cái răng, trong đó có 4 cái răng khôn. Nhưng bạn nên vui mừng rằng nếu bạn có ít hơn số đó hơn là nên vui khi mình có đủ cả 4 chiếc răng khôn.
Bởi vì, răng khôn ngày nay rất ít thậm chí không tham gia vào bất kỳ chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ gì của chúng ta. Đổi lại nó còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh rất nhiều vấn đề khá phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe theo mặt tiêu cực.
Chúng tôi luôn khuyến khích bệnh nhân nên đi thăm khám và kiểm tra tình trạng răng khôn của mình dể có phương án xử trí sớm, tránh gây ra biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lên hệ thống nhai và những răng lân cận. Do vậy, việc nhổ răng khôn thường được các chuyên gia nha khoa khuyến cáo thực hiện.
Liệu có ai hoàn toàn không có răng khôn không?
Câu trả lời là có, và tình trạng nhiều người hoàn toàn không có bất kỳ một chiếc răng khôn nào cũng gặp rất nhiều. Như đã nói ở phần trên, một người không mọc răng khôn là điều hết sức bình thường. Họ rơi vào 2 trường hợp:
- Thứ nhất là họ hoàn toàn không có bất cứ mầm răng khôn nào tồn tại trong xương hàm.
- Thứ hai là có có mầm răng khôn tồn tại trong xương hàm hoặc dưới nướu, nhưng không mọc lên trên miệng được. Bởi vì chúng bị thiếu khoảng mọc răng, mọc kẹt, mọc ngầm…
Không những không có răng khôn, nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám còn thiếu rất nhiều răng khác, có thể kể đến như: thiếu răng cửa bên, thiếu răng cối nhỏ (răng số 5), thậm chí là chỉ có vài cái răng mà thôi.
Quan niệm biến đổi gen khiến cho một số người không có răng khôn: Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, đặc biệt là người châu Á có tỉ lệ mọc răng khôn thấp hơn nhiều so với những người ở nơi khác.
Xu hướng khuôn mặt thon, gọn và hẹp dần, tiêu biến đi những thành phần không cần thiết, trong đó có răng khôn. Do vậy hoàn toàn không có răng khôn là vấn đề khá bình thường.
Không mọc răng khôn có sao không?
Không mọc răng khôn có ảnh hưởng gì không? là câu hỏi khá nhiều người quan tâm. Thực tế nhìn chung thì không đáng lo ngại, và bạn nên vui vì nếu bạn không mọc răng khôn khi không có mầm răng khôn.
Nhưng nếu, bạn không mọc răng khôn mà vẫn có mầm răng khôn bên dưới, nằm trong xương hàm, thì bạn nên theo dõi thường xuyên. Và cân nhắc giải quyết sớm răng khôn mọc lệch lạc hay sai vị trí.
Cũng có nhiều tình huống, bệnh nhân cứ nghĩ bản thân mình không có răng khôn. Nhưng khi bác sĩ khám thì phát hiện bạn vẫn có răng khôn, thậm chí là đủ cả 4 chiếc. Nguyên nhân là do răng khôn của bạn phát triển và mọc lên thuận lợi, nên không gây ra bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, khiến bạn không hề hay biết rằng mình có răng khôn.
Một vấn đề nên được lưu ý, do răng khôn mọc sau cùng, vị trí nằm sâu bên trong góc hàm nên việc chăm sóc, đánh răng và vệ sinh tương đối khó khăn. Dẫn đến rất nhiều bệnh lý về sau như:
- Sâu răng
- Viên nướu
- Nhiễm trùng
- Viêm tủy răng…
Rất nhiều bệnh nhân đi khám nha khoa định kỳ phát hiện mình bị sâu răng khôn, họ hoàn toàn không hề hay biết. Mặc dù ở nhà bệnh nhân báo rằng họ đánh răng mỗi ngày, nhưng lý do đơn giản mà nhiều người mắc phải là, chưa chú tâm vào việc đánh sâu vào phía trong một chút để làm sạch răng khôn.
Lời khuyên cho bạn là: hãy sử dụng đầu bàn chải phù hợp, có thể đủ len vào và chải sạch được các góc và cạnh của răng khôn mọc phía trong cùng, đồng thời động tác đánh răng chải vào sâu bên trong hàm một chút, điều này nên thực hiện thường xuyên để giữ cho răng khôn sạch sẽ, tránh sâu răng khôn.
Tiếp đến là, thăm khám kiểm tra và nhờ bác sĩ đánh giá tổng quát sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6 đến 8 tháng một lần. Để phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến răng khôn nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung.
Trường hợp răng không không mọc
Có mầm răng khôn bên dưới, nhưng răng khôn không mọc lên được cũng rất hay gặp. Dưới đây là nguyên nhân gây ra tình trạng này:
- Do thiếu khoảng mọc răng khôn: xương hàm không có khoảng không để cho răng khôn mọc lên miệng, nó thường được gọi là răng khôn mọc kẹt, hay mọc ngầm.
- Do nướu dày: lợi trùm răng khôn quá dày, phủ bên trên răng khôn khiến răng khôn bị mọc chậm, đặc biệt vùng nướu trùm này rất dễ bị viêm nhiễm. Có thể bác sĩ sẽ xem xét cắt bỏ lợi trùm răng khôn hoặc nhổ bỏ răng khôn luôn tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Xem thêm: lợi thừa khi mọc răng khôn và dấu hiệu răng khôn mọc lệch
Trường hợp hoàn toàn không có răng khôn
Nếu bạn đã chụp x quang và bác sĩ xác nhận bạn không có răng khôn thì bạn nên vui mừng vì điều đó. Đây là chuyện rất bình thường và hoàn toàn không hề gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho bạn.
Bởi vì răng khôn hầu như không có hoặc rất ít tham gia vào vấn đề thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai, nên việc có hay không thì không quan trọng. Thậm chí nếu có, bạn đi nhổ phải tốn thời gian và chi phí nữa.
Xử lý như thế nào khi răng khôn không mọc?
Nếu bạn đang ở độ tuổi mọc răng khôn mà răng khôn không mọc, bạn cũng đừng quá lo lắng. Các giải quyết tốt nhất là đến bác sĩ để thăm khám và chụp x quang kiểm tra xem tình trạng răng khôn của bạn.
Dưới đây là 3 trường hợp phổ biến có thể bạn gặp phải:
Thứ nhất: Bạn không có mầm răng khôn
Trường hợp tốt lành nhất là bạn không có mầm răng khôn bên dưới. Có thể do yếu tố di truyền nên bạn không có răng khôn. Bạn nên vui mừng và dĩ nhiên không cần quan tâm về nó nữa. Bởi có răng khôn đôi khi còn mang nhiều phiền phức hơn cho bạn.
Thứ hai: Bạn có mầm răng khôn nhưng chưa mọc lên
Đối với trường hợp này, bạn có mầm răng khôn bên dưới nhưng chúng chưa mọc lên trên miệng, có thể bạn thuộc nhóm người mọc răng khôn muộn. Hướng giải quyết tốt nhất cho bạn là theo dõi tiến triển mọc của răng khôn mỗi 3-6 tháng.
Bạn hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ mỗi lần khám răng miệng tổng quát định kỳ. Bạn có thể hỏi và trao đổi thêm thông tin về vấn đề răng miệng của mình. Tình huống răng khôn mọc chậm và muộn hơn bình thường cũng không hiếm gặp. Bạn hãy lạc quan và đừng lo lắng về răng khôn nữa.
Răng khôn chưa mọc, nó vẫn còn nằm trong xương hàm. Nếu không cần thiết, bác sĩ cũng sẽ không cần nhổ bỏ.
Một số tình huống bắt buộc phải nhổ bỏ răng khôn từ giai đoạn mầm răng, dĩ nhiên nó đang nằm trong xương hàm. Bác sĩ vẫn có thể có chỉ định nhổ bỏ nó ra, ví dụ trong trường hợp bạn niềng răng, cần phải kéo lui toàn bộ hàm răng ra phía sau để giảm hô.
Chat Facebook – Chat Zalo
Hoặc Liên hệ Bs Cường
Thứ ba: Răng khôn mọc nhưng bị kẹt lại không lên được nữa
Đây có lẽ là tình huống phức tạp nhất nhưng lại hay gặp nhất đối với mọc răng khôn hàm dưới. Có nhiều nguyên nhân khiến răng khôn mọc kẹt lại, nhưng chủ yếu là do vấn đề không đủ khoảng không gian cho răng khôn mọc lên.
Răng khôn mọc được một ít rồi mọc lên rất chậm, thậm chí không lên được giống như những chiếc răng khác. Khi đó dễ gây nhồi nhét thức ăn, mắc đồ ăn với kẽ răng bên cạnh, viêm nướu, hay bị đau răng khôn… và có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân khác.
Khi đó cách xử trí tối ưu nhất có lẽ là nhổ bỏ răng khôn. Việc loại bỏ răng khôn mọc nghiêng lệch không tham gia vào nhai nghiền thức ăn là điều nên làm sớm. Phòng ngừa biến chứng nặng nề gây ra, một trong những vấn đề tiêu cực nhất của răng khôn mọc lệch đó là gây chèn ép vào răng số 7 – răng ăn nhai chính của hàm.
Khi đó răng số 7 sẽ dễ bị xô lệch, bị sâu, viêm tủy răng gây đau nhức dữ dội, một số tình trạng muộn có thể phải nhổ bỏ cả răng khôn và răng số 7 bên cạnh luôn. Điều này làm giảm sức nhai của bệnh nhân sau này nếu không có kế hoạch trồng lại răng số 7 đã mất.
Nhổ bỏ răng khôn ở giai đoạn sớm khi phát hiện răng khôn bị mọc lệch, nghiêng là điều cần thiết. Hiện nay với nhiều kỹ thuật hiện đại giúp chuẩn đoán chính xác hơn tình trạng mọc răng khôn lệch.
Nếu bạn đang có vấn đề về răng khôn, mong muốn tìm một nơi để kiểm tra, thăm khám cũng như chụp x quang xem xét tình trạng răng khôn của mình mọc như thế nào. Hãy liên hệ ngay Bác sĩ Cường để được tư vấn miễn phí nhé!
Với kinh nghiệm nhiều năm điều trị và chuyên môn vững vàng, bác sĩ Cường sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân trong suốt quá trình thăm khám và điều trị, đặc biệt là đối với những bệnh nhân cảm thấy lo lắng hoặc sợ đến nha sĩ.
Có cần xử lý gì khi răng khôn không mọc không?
Tương tự, như đã nói ở phần trên. Bạn nên theo dõi quá trình mọc răng của mình, tùy theo từng tình huống mà có cách xử trí khác nhau. Quan trọn đối với tình trạng răng khôn bị kẹt không mọc lên được, vấn đề này khiến bạn rất khó chịu, có thể viêm nướu tái phát thường xuyên, nhồi nhét thức ăn, hôi miệng, sâu răng…
Một số câu hỏi liên quan về mọc răng khôn
Các triệu chứng khi mọc răng khôn
Khi bắt đầu mọc răng khôn, bạn có thể trải qua những triệu chứng khó chịu như sau:
- Đau nhức khó chịu, đặc biệt là khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng chạm phải vùng răng khôn.
- Sưng nướu răng khôn: lợi trùm răng khôn bị viêm và thường xuyên tái phát, đôi khi kèm chảy máu hay mủ từ nướu răng khôn ra khiến bạn khó chịu.
- Sốt và mệt mỏi thường diễn ra ở giai đoạn đầu của răng khôn mọc, nướu răng rách ra khiến bạn ngại ăn uống và đau nhức khiến bạn mất ngủ dẫn đến sức khỏe suy giảm.
- Sưng hàm và có khi nặng hơn là không thể há miệng lớn được như bình thường ở những giai đoạn viêm cấp.
- Ngoài ra khiến bạn stress, mất tập trung, hôi miệng và ảnh hưởng tiểu cực đến chất lượng cuộc sống
Xem thêm bài viết để biết thêm chi tiết cụ thể hơn: dấu hiệu mọc răng khôn
Các kiểu mọc lệch của răng khôn
Các tác hại của răng khôn là gì?
Răng khôn không mọc lệch thường gây ra một số ảnh hưởng như sau:
- Viêm nướu răng.
- Đau răng và sâu răng: không chỉ sâu răng khôn mà còn sâu lan ra răng bên cạnh.
- Đẩy lệch hàm răng: xô lệch những răng khác.
- Sai khớp nhai và rối loạn hệ thống thần kinh cơ khi có cản trở khớp cắn đối với răng khôn mọc trồi hay lệch.
- Hay mắc thức ăn, không làm sạch sẽ dẫn đến hôi miệng, viêm nha chu.
- Nhiễm trùng lan rộng là giai đoạn biến chứng nặng nề.
Xem thêm: tác hại của răng khôn mọc lệch
Phải làm gì khi mọc răng khôn?
Dưới đây là một số điều nên làm khi mọc răng khôn:
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần một ngày.
- Sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn thừa, loại bỏ thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng.
- Tránh thức ăn dai hay quá cứng nhai vào vùng răng khôn đang mọc.
- Hãy đi khám bác sĩ khi răng khôn có những biểu hiện đau nhức, viêm nướu kéo dài, có mủ hay sưng làm bạn khó ăn nhai.
- Chụp x quang kiểm tra hướng mọc răng để có phương án điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm: giảm đau khi mọc răng khôn
Có nên nhổ răng khôn không?
Việc có nên nhổ răng khôn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và từng trường hợp cụ thể của từng người. Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng và đúng vị trí, tham gia vào chức năng ăn nhai và không gây khó chịu gì cho bạn thì không phải nhổ.
Tuy nhiên, hầu hết các răng khôn được các bác sĩ khuyến khích nên nhổ bỏ, dưới đây là một số trường hợp nên nhổ răng khôn:
- Răng mọc thẳng nhưng không có răng ăn khớp đối diện.
- Răng khôn mọc lệch: nằm ngang, nghiêng, sai vị trí
- Răng khôn đâm vào má
- Răng khôn mọc trồi, dễ mắc thức ăn
- Biến chứng răng khôn gây ra khó chịu, đau nhức cũng nên nhổ bỏ sớm.
- Răng khôn bị sâu đau nhức
Nhổ răng khôn đau không?
Thực sự không hề đau đớn bởi trong quá trình nhổ bác sĩ sẽ gây tê cho bạn, sau nhổ sẽ có thuốc giảm đau. Thực hiện tốt việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau nhổ răng khôn bạn sẽ không cảm thấy đau đớn.
Tuy nhiên, có một chút khó chịu đối với những răng khôn mọc ngầm, nằm ngang và sâu bên dưới. Quá trình nhổ sẽ phức tạp hơn. Dù vậy, bạn cũng đừng nên quá lo lắng vì hiện nay công nghệ nhổ răng khôn đã tiến bộ.
Bác sĩ Cường đã và đang ứng dụng công nghệ nhổ răng mới nhất, sử dụng máy Piezotome với tạo ra rung siêu âm để nhổ răng khôn mọc ngầm và khó. Ứng dụng công nghệ này sẽ giúp bác sĩ lấy răng ra ngoài một cách nhẹ nhàng và hoàn toàn không đau giống như cách nhổ răng kiểu truyền thống.
Với kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng của mình, bác sĩ Cường đã giúp nhiều bệnh nhân nhổ răng khôn một cách nhanh chóng và an toàn. Bác luôn đặt sự thoải mái và an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu trong mọi quyết định và thực hiện.
Nếu bạn đang cần nhổ răng khôn, hãy tìm đến bác sĩ Cường để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Xem thêm: nhổ răng khôn có đau lắm không và nhổ răng khôn bằng công nghệ mới không đau
Kết luận lại vấn đề “có phải ai cũng mọc răng khôn không?”
Răng khôn là một thành phần tự nhiên trong quá trình hình thành và phát triển của con người, tuy nhiên không phải ai cũng mọc răng khôn và cũng không phải lúc nào mọc răng khôn cũng đem lại cảm giác khó chịu và đau đớn.
Việc mọc răng khôn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng, từ việc sưng nướu, đau nhức, khó ăn uống, cho đến các vấn đề liên quan khác. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến răng khôn, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ nha khoa để được khám và chẩn đoán kịp thời.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cường chuyên khoa Răng Hàm Mặt
Nguồn tham khảo:
- Wisdom tooth removal – NHS (www.nhs.uk)
- Wisdom Teeth: Function, Location & Anatomy (clevelandclinic.org)
- Does Everyone Have Wisdom Teeth? Purpose and Removal (healthline.com)