Có thai nhổ răng được không và nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không là những vấn đề nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, việc chăm sóc nha khoa trước khi mang bầu hiện nay chưa được phổ biến. Các vấn đề có thể phát sinh như bị sâu răng, viêm lợi, sưng nướu, đau răng… thường xảy ra. Bài viết này phần nào sẽ giải đáp được những thắc mắc đó.
Có thai nhổ răng được không?
Một điều thú vị là theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu người mẹ đang trong giai đoạn mang thai có răng bị sâu, thì sẽ có nguy cơ sinh ra trẻ cũng dễ mắc phải các bệnh lý sâu răng, viêm nhiễm vùng miệng, hệ tiêu hóa làm việc không tốt và khả năng miễn dịch kém.
Thông thường, các bác sĩ có thể sẽ hoãn nhổ răng cho người đang mang thai bởi vì có thể gây ra một số ảnh hưởng không mong muốn đến thai nhi. Càng nên trì hoãn trong trường hợp sâu răng nặng là răng khôn, các răng hàm lớn. Do kỹ thuật thực hiện những răng này phải chụp X-Quang, tiêm thuốc tê và sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm sau đó.
Xem thêm: Những lưu ý trước khi nhổ răng khôn
Một số tình huống nếu cần phải nhổ răng, thì thời điểm thuận lợi nhất là 3 tháng giữa của chu kỳ thai. Với trường hợp đặc biệt và hết sức cần thiết bắt buộc phải nhổ ở 3 tháng đầu hoặc ba tháng cuối thì cần có ý kiến của bác sĩ sản khoa chỉ định.
Các bà bầu chỉ nên nhổ răng khi sinh xong?
Trong trường hợp sâu răng gây viêm tủy khiến bạn bị ê buốt, đau nhức. Bác sĩ xem xét có thể sẽ kê toa thuốc cho bạn uống để giảm khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hướng dẫn các cách giảm đau răng tự nhiên hạn chế sử dụng thuốc, đảm bảo an toàn em bé trọng bụng. Việc nhổ bỏ chiếc răng hư sẽ được chỉ định khi bạn sinh xong.
Nếu như tình trạng khó chịu, đau nhức răng không thuyên giảm. Bác sĩ có thể tiến hành làm sạch loại bỏ mô răng sâu, xử lý mô tủy viêm gây đau và trám răng tạm thời lại cho bạn. Đây là cách giúp giảm khó chịu và điều trị răng sâu trong khi mang thai khả thi nhất.
Một số cách giảm đau tạm thời và phòng tránh sâu răng thường được áp dụng tại nhà như:
- Súc miệng bằng nướu muối sinh lý thường xuyên
- Dùng gừng hoặc tỏi giã nát đắp lên phần răng bị sâu gây đau
- Ăn uống những thực phẩm mềm, dễ nuốt, lỏng như súp, cháo, thịt hoặc cá xay nhuyễn
- Chú trọng bổ sung các loại vitamin C, vitamin A cho cơ thể
- Uống nhiều nước
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
Những cách giảm đau, khó chịu chỉ mang tính chất tương đối dễ thực hiện tai nhà. Bạn vẫn nên đi khám và tham thảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Cách trị đau răng cho bà bầu mang thai
Khám răng và thực hiện điều trị trước khi mang thai là điều nên được thực hiện, đây cũng là một cách tốt để bảo vệ, phòng ngừa đau nhức răng trong thời gian mang thai.
Nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng khi mang thai
Mang thai không những làm thay đổi ngoại hình cơ thể của bạn, mà khi mang bầu còn có thể gây ra một số những thay đổi trong miệng. Nồng độ Hormone – nội tiết tố gia tăng đáng kể trong thai kỳ làm cho người mang thai có nguy cơ mắc phải các bệnh về nướu, sưng lợi, sâu răng, và các vấn đề về nha khoa khác.
Song sóng với đó, là lượng sắt và canxi trong cơ thể của người mẹ bầu thay đổi liên tục và thường có xu hướng bị giảm xuống hơn so với trạng thái bình thường. Đặc biệt là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh về cấu trúc xương cần một lượng lớn canxi từ cơ thể người mẹ. Thường là thời gian từ tuần lễ thứ 8 đến tuần thứ 9 (tháng thứ 2) của chu kỳ.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhổ răng ở giai đoạn này hoặc trước đó không xa thì cần phải lành thương xương ổ răng sau nhổ. Vì thế, lượng canxi cung cấp cho bé sẽ giảm hơn, bởi một phần thúc đẩy cho quá trình lành ổ răng sau nhổ.
Ngoài ra khi phụ nữ mang thai cũng có sự thay đổi về hoạt động chức năng của tuyến nước bọt. Nước bọt có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ chế bảo cơ thể và một phần ngăn chặn tình trạng sâu răng phát triển, giúp tái khoáng hóa men răng. Vì vậy, khi có bầu lượng nước bọt tiết ra ít nên dễ gây sâu răng, hôi miệng hơn.
- Giúp khoang miệng luôn trong trạng thái ẩm
- Cuốn trôi những vụn thức ăn đọng lại trong miệng gây sâu răng, hôi miệng
- Chứa nhiều chất nhầy, giúp bôi trơn, tránh miệng khô rát
- Enzyme tiêu hóa thức ăn
- Chống vi khuẩn, nấm gây bệnh
- Tạo cảm giác ngon miệng khi ăn
- Chứa một hàm lượng các chất giúp tái khoáng mô răng.
Có nên nhổ răng khi mang thai?
Như vậy liệu “có nên nhổ răng khi mang thai hay không“? Sự thật thì các mẹ bầu vẫn có thể nhổ răng khi mang thai. Với các cách điều trị trì hoãn bảo tồn răng thông thường không hiệu quả, bệnh nhân vẫn đau nhức và khó chịu. Biện pháp cuối cùng là nhổ bỏ chiếc răng đau khi thực sự cần thiết.
Xem thêm: mọc răng khôn gây đau nhức
Nhổ răng khôn khi mang thai
Với tình huống răng khôn của bạn đang bị hư hỏng quá nặng, nhiễm trùng, viêm hay sưng nướu. Đặc biệt là gây đau nhức rong trường hợp răng của bạn bị hư hỏng quá nặng do sâu răng và sẽ khiến sức khỏe răng miệng gặp nguy hiểm nếu không được loại bỏ sớm.
Có bầu có được nhổ răng khôn không? Câu trả lời là có thể và thực hiện tốt nhất vào 3 tháng giữa của chu kỳ. Tuy nhiên việc nên hay không nên nhổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và bác sĩ chuyên khoa là người ra quyết định đúng đắn nhất. Nếu răng khó cần thời gian phẫu thuật kéo dài thì cần cân nhắc nhổ trì hoãn khi nó chưa gây ra biến chứng.
Xem thêm: Bà bầu có nên nhổ răng khôn không?
Tại sao cần phải nhổ răng khôn
Răng khôn hay răng số 8 là những răng nằm ở vị trí sau cùng của hàm. Răng khôn mọc khi trưởng thành, khoảng từ 18-25 tuổi. Và thường có chỉ định nhổ trong đa số các trường hợp mọc ngầm, mọc nghiêng ra má đối với hàm trên, lệch ngoài… gây nhiều biến chứng đau nhức, sưng viêm nướu xung quanh, ăn nhai khó khăn.
Một lý do nữa là răng khôn góp phần không nhiều vào chức năng ăn nhai, nên khi nhổ bỏ cũng không cần thiết phải trồng lại răng này.
Việc vệ sinh thông thường cũng không sạch sẽ được hoàn toàn do vị trí nằm sâu bên trong góc hàm, gây nhồi nhét thức ăn lâu dần dẫn đến sâu răng. Để giải quyết tình trạng này, các bác sĩ thường có chỉ định nhổ.
Xem thêm: khi nào nên nhổ răng khôn
Có thai có nhổ răng được không? Răng khôn?
Cũng giống như nhổ răng thông thường, nhổ răng khôn khi mang thai vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là nhổ trước khi có bầu và sau khi sinh em bé. Bạn có thể vẫn phải thực hiện tất cả các bước bao gồm:
- Chụp x quang chẩn đoán
- Gây tê hoặc mê
- Bộc lộ răng và nhổ đúng kỹ thuật
- Khâu vết thương
- Uống thuốc sau nhổ răng và hẹn lịch tái khám, cắt chỉ
Do nhổ răng thông thường vẫn có sự ảnh hưởng phần nào đến thai nhi về thuốc gây tê, gây mê, thuốc sau nhổ răng và tia bức xạ X quang. Trong khi đó nhổ răng khôn thường đòi hỏi thời gian nhổ kéo dài hơn bởi kỹ thuật phức tạp hơn, bệnh nhận phải nằm lâu hơn, khó chịu sau nhổ răng cũng nhiều hơn. Đặc biệt là những răng ngầm, nghiêng ở hàm dưới.
Xem thêm: Những ảnh hưởng của việc nhổ răng đến bệnh nhân mang bầu
Tuy nhiên chống chỉ định nhổ răng cho phụ nữ mang thai ở mức độ tương đối. Một số trường hợp vẫn có thể nhổ khi kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Trong tình huống bắt buộc phải nhổ, thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành vào tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của chu kỳ mang thai. Nhổ răng khôn ở những tháng còn lại cần đánh giá kỹ lưỡng, và cần có thêm thông tin từ bác sĩ sản khoa.
Nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu đúng chỉ định thì hầu như nhổ răng trong 3 tháng giữa của chu kỳ mang thai 9 tháng thì thường không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến cả thai nhi và bà mẹ. Tuy nhiên, việc thực hiện phải được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng.
Các ảnh hưởng đến em bé bao gồm:
Tia X quang phát ra khi chụp
Trước nhổ bác sĩ thường cần chụp X-quang để chẩn đoán và đưa ra kế hoạch xử trí, tuy nhiên trên bà mẹ mang thai có nên chụp X quang hay không? Câu trả lời được rất nhiều tranh luận giữa có và không.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bấc của máy móc và công nghệ. Các chuyên gia đồng ý rằng vẫn có thể chụp x quang cho phụ nữ mang thai ở liều lượng thích hợp, bởi các lý do:
- Lợi ích của việc chụp kiểm tra trước khi nhổ có ý nghĩa to lớn, góp phần chẩn đoán rõ ràng hơn.
- Chụp x quang răng chỉ khu trú vào vùng hàm mặt, em bé trong bụng không trực tiếp tiếp xúc với tia bức xạ nên ít có khả năng gây hại cho thai nhi.
- Một phần nữa là do lượng tia x quang chụp trong nha khoa ngày nay với liều lượng cực kỳ thấp, hầu như không đủ để gây ra các tác dụng phụ.
- Để giảm thiểu rủi ro hơn nữa, các phòng khám hiện nay được trang bị áo chì chống tia nhằm che chắn đảm bảo an toàn cho em bé.
Thuốc gây tê và gây mê có an toàn khi mang thai không?
Trong tiểu phẫu nhổ răng khôn, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ, có khi cần phải gây mê toàn thân. Hình thức gây mê tiền phẫu thuật mạnh bao gồm sử dụng khí gây mê, tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch thì không được khuyến khích trong thời kỳ mang thai, việc lạm dụng chúng có thể làm tăng nguy cơ gây xẩy sai.
Gây tê tại chỗ thông thường trong nha khoa sử dụng lidocain thì được xem như an toàn, tuy nhiên cần kiểm soát liều lượng thấp và sử dụng ít nhất khi có thể, đủ để giảm đau và thoái mái khi thực hiện.
Các trường hợp cần nhổ răng khôn khi mang thai
Tình huống cần nhổ răng khôn khi mang thai nên thực hiện vào giai đoạn mà thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiệt các cơ quan. Trung bình vào tháng thứ 4 trở đi, tuy nhiên không nên và tránh tối đa nhổ vào 3 tháng cuối, đây là thời gian người mẹ sắp sinh, bụng khá lớn và khá nặng nề.
Với răng khôn, hầu như không có chỉ định phải nhổ khi mang thai. Chỉ khi răng khôn gây cảm giác khó chịu, đau nhức dữ dội, sưng mủ, lung lay, nguy cơ nhiễm trùng nặng, gây tổn thương vĩnh viễn cho răng hoặc nướu… thì cần thông báo cho bác sĩ biết để có kế hoạch giải quyết.
Nếu bạn đang mang thai và bắt gặp bất kỳ một trong những triệu chứng nào sau đây, hãy đi khám bác sĩ để có hướng giải quyết sớm nhất:
- Tự động đau nhiều ở nướu hoặc chân răng
- Khó chịu, đau khi ăn nhai thức ăn
- Nướu đỏ, sưng nề hoặc chảy máu
Ảnh hưởng của nhổ răng khôn khi có bầu
Khi có bầu, bệnh lý về răng miệng rất thường diễn ra và phổ biến đối với nhiều phụ nữ, do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ thai nghén. Ngoài các bệnh lý về đau do sâu răng, ê buốt răng, viêm nướu, sưng lợi… thì vấn đề khó chịu của mọc răng khôn vẫn hay sảy ra khiến nhiều người lo lắng và cảm thấy bất an.
Việc nhổ bỏ răng khôn khi có bầu là hoàn toàn không được khuyến khích. Nếu không khẩn cấp thì trì hoãn nhổ răng luôn được đặt lên hàng đầu.
Quá trình nhổ răng khôn trên phụ nữ có thai có thể gặp phải một số ảnh hưởng đáng chú ý sau:
- Nếu gây ra nhiễm trùng sau nhổ thì tiên lượng rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và thai nhi, đặc biệt là nhiễm trùng máu. Do đó, khi bắt buộc phải nhổ răng trong những trường hợp này cần tuân thủ đặc biệt đến những yếu tố vô khuẩn trong quy trình các bước nhổ bỏ răng.
- Tia X quang chụp trước khi nhổ mặc dù liều chiếu tia X được kiểm soát thấp tối đa đảm bảo an toàn, nhưng về bản chất, vẫn có ảnh hưởng phần nào không tốt cho mẹ và bé, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu hình thành phôi và giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Nên mặc “áo chì” bảo vệ trong khi chụp và chỉ chụp khi thực sự cần thiết.
- Thuốc tê được tiêm trong khi nhổ và thuốc uống sau nhổ được các bác sĩ cân nhắc lựa chọn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Thuốc mê toàn thân chỉ được sử dụng trong một số tình huống nhất định với nồng độ hợp lý và có kiểm soát kỹ của bác sĩ gây mê. Tuy ảnh hưởng không nhiều đến thai nhi nhưng vẫn có một ít tác động khi sử dụng những loại thuốc không an toàn và nồng độ không phù hợp có thể gây hại cho em bé trong bụng.
Để đảm bảo an toàn và tránh gặp phải những tình huống khó xử, bác sĩ khuyên bạn nên đi khám răng trước khi có ý định mang thai là điều rất cần thiết. Đặc biệt hơn là tầm soát răng khôn mọc kẹt, mọc lệch có khả năng gây biến chứng.
Đang mang thai mà phát hiện mọc răng khôn thì phải làm sao?
Phụ nữ đang mang thai mà phát hiện ra răng khôn đang mọc lên thì nên đi khám để bác sĩ kiểm tra và xử trí. Đa số khi răng khôn mọc lên chúng chỉ gây ảnh hưởng nhỏ đến nướu và thường có thể trì hoãn nhổ được. Tuy nhiên, bạn cũng không vì đó mà chủ quan. Điều cần thiết là:
- Tăng cường vệ sinh răng miệng thường xuyên
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý
- Khi có đau nhức hay khó chịu thì tốt nhất nên đi nha khoa để khám
- Một số biện pháp giảm đau không sử dụng thuốc uống bao gồm: chườm nóng, bôi giảm đau tại chỗ, hạn chế nhai hay va chạm vào vị trí đang sưng viêm, dùng tăm nước hay bàn chải mềm vệ sinh sạch vùng nướu chỗ răng đang mọc.
- Uống thuốc khi cần thiết theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn
- Không nên sử dụng các biện pháp giảm đau cổ truyền chưa rõ cơ chế khoa học, điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng sưng, viêm.
Xem thêm: Chăm sóc răng miệng khi mang thai
Nhổ răng khôn có những trường hợp tưởng như đơn giản, nhưng thực tế lại tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây rủi ro cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bà mẹ mang thai hay cho con bú thì việc nhổ răng khôn lại nên được đánh giá và thực hiện có kiểm soát và điều cần thiết là hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, bệnh viện chất lượng với bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm để tránh những rủi ro không đáng có.
Lợi ích của nhổ răng khôn sớm trước khi mang bầu
Nhổ răng hư hại không còn khả năng phục hồi trước khi mang thai là phương pháp dự phòng cũng như sự lựa chọn tốt nhất cho các phụ nữ có kế hoạch chuẩn bị có thai. Cụ thể hơn là những răng có tình trạng sâu nặng, vỡ lớn, nhiễm trùng chân răng gây tiêu xương nhiều…
Xem thêm: Các chỉ định khi nào nên nhổ răng
Trong tất cả các răng phải nhổ, nên ưu tiên nhổ răng khôn trước nhất. Vì tính chất diễn tiến phức tạp của răng khôn và khả năng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe. Đặc biệt những răng khôn mọc lệch, nghiêng, viêm lợi xung quanh răng… là những tình huống nên can thiệp càng sớm càng tốt.
Răng khôn gây đau nhức trong suốt giai đoạn mang thai có thể ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể người mẹ, sức khỏe toàn thân mệt mỏi, viêm nhiễm làm hệ miễn dịch hoạt động thường xuyên. Ăn uống khó khăn điều đó gián tiếp làm giảm lượng dinh dưỡng cung cấp cho em bé trong bụng. Do vậy, nhổ răng khôn trước khi mang thai thường được nhiều bác sĩ đề nghị.
Một lý do nữa khi chưa có bầu, bạn hoàn toàn yên tâm về tình trạng sức khỏe vì đây là thời điểm thích hợp nhất để bệnh nhân thực hiện nhổ bỏ chiếc răng khôn, răng sâu hư hại nặng. Bởi trước khi mang bầu, sức khỏe của người mẹ tốt hơn, đồng thời tránh được tác dụng không mong muốn của thuốc sau nhổ răng ảnh hưởng lên bé trong bụng nếu nhổ lúc có thai.
Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, các máy móc hỗ trợ cho việc nhổ răng được tốt hơn:
- Giảm thời gian điều trị tại nha khoa
- Nhổ răng diễn ra nhanh chóng hơn
- An toàn hơn
- Bớt đau đớn
- Hạn chế tổn thương mô mềm, mô xương
- Lành thương nhanh chóng hơn
- Hồi phục tốt
Nhổ răng trước khi mang thai ít nhất 2 - 4 tháng sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các chị em lên kế hoạch mang thai. Đồng thời, tránh được những ảnh hưởng, cũng như không gặp phải những tình huống rắc rối do răng đau nhức gây ra trong thai kỳ.
Vì quá trình mang thai kéo dài khoảng 9 tháng và bạn có thể sẽ rất bận rộn với việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Nên việc đến nha sĩ để kiểm tra răng miệng có thể bị bỏ quên, điều này dẫn đến nhiều vấn đề răng hư hỏng nặng, chi phí phục hồi lại tốn kém hơn.
Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khi mang thai
Với những trường hợp có chỉ định phải nhổ bỏ răng, thời gian nhổ răng tốt nhất khi mang thai là khi nào? Hiệp hội Hoa Kỳ khuyến nghị các thủ thuật điều trị trong nha khoa cần thiết thực hiện thì nên được tiến hành vào 3 tháng giữa của chu kỳ (tam cá nguyệt thứ 2) và hoãn lại mọi phương pháp điều trị can thiệp khi chưa cần thiết cho đến sau khi sinh.
Như vậy nhổ răng khi mang thai nên thực hiện trong giai đoạn này. Nguyên nhân nên thực hiện điều trị nha khoa khi hết tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của chu kỳ thai, bởi vì:
- Thời gian 3 tháng đầu trong khi mang thai em bé đang trong giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ từ những tế bào phôi. Những tế bào này rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài. Đặc biệt là thuốc và tia X – Quang cần chụp trước chẩn đoán và thực hiện nhổ răng.
- Bên cạnh đó vào thời điểm 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ ba), lúc này bụng bạn rất lớn. Các bà bầu thường cảm thấy rất khó chịu khi nằm ngả hoặc nằm ngửa trong khoảng thời gian điều trị kéo dài trên ghế nha khoa. Đặc biệt là những răng khó nhổ đòi hỏi thời gian nhổ lâu hơn.
Cũng xin lưu ý thêm, trong những trường hợp thực sự cần thiết phải nhổ và tình trạng khẩn cấp thì việc nhổ bỏ những chiếc răng sâu, răng khôn càng sớm càng tốt. Bác sĩ cũng có thể nhổ trong những giai đoạn sớm lúc mới mang thai.
Nhổ răng trong ba tháng đầu thai kỳ có thể chấp nhận một số rủi ro, tuy nhiên việc nhanh chóng loại bỏ răng viêm nhiễm, hư hỏng nặng, nhiễm trùng nghiêm trọng càng sớm. Thì có thể sẽ tốt hơn thay vì để nó tồn tại trong miệng, gây đau nhức suốt quá trình mang bầu.
Và dĩ nhiên điều này cần có chỉ định của bác sĩ sau khi khám.
Nhổ răng khi mang thai có an toàn không?
Chụp x quang răng khi mang thai – phim chẩn đoán
Chụp x quang răng có ảnh hưởng đến thai nhi ở phụ nữ mang thai có an toàn hay không? Bạn có thể tham khảo một số thông tin bên dưới.
Nhổ răng khi mang thai người ta thường đặc biệt quan tâm đến việc tiếp xúc với tia bức xạ khi phụp X- quang. Trên thực tế, liều phóng xạ khi chụp tia X trong chẩn đoán và điều trị nha khoa thường sử dụng liều rất thấp và đa số là chụp một lần duy nhất. Điều này sẽ không đủ lớn để gây ra những tác dụng phụ có hại nào đối với thai nhi.
Tuy rằng là vậy, nhưng bản chất tia X vẫn là tia phóng xạ đến nay vẫn chưa khám phá ra hết được những ảnh hưởng của nó. Dù góp phần to lớn trong việc hỗ trợ chuẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý nhưng cũng có những tác dụng không mong muốn. Vì thế các bác sĩ vẫn khuyên bạn nên tránh, và hạn chế tối đa chụp phim X quang trong ba tháng đầu tiên.
Trường hợp bắt buộc thì vẫn phải sử dụng, tuy nhiên tuân thủ các nguyên tắc khi tiến hành:
- Giảm lượng tia thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo kết quả chẩn đoán
- Chụp càng ít lần càng tốt
- Mặc áo chì bảo vệ trong lúc chụp
- Kiểm tra và bảo trì máy chụp định kỳ tránh rò rỉ tia
Các loại thuốc uống giảm đau, kháng sinh, kháng viêm
Sau các thủ thuật được thực hiện có can thiệp xâm lấn, nguy cơ nhiễm trùng, đau sau đó. Bác sĩ nha khoa thường kê toa thuốc giảm đau và kháng sinh phòng ngừa. Điều này rất cần thiết sau nhổ răng, một số loại thuốc phổ biến được sử dụng như: amoxicillin, penicillin, paracetamol… có thể an toàn khi sử dụng với liều lượng thích hợp cho phụ nữ mang thai.
Mặt khác, cũng là thuốc giảm đau, chống viêm nhưng thuốc ibuprofen được Cơ quan Quản lý Thuốc của Mỹ (FDA) khuyến cáo không dùng cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc giảm đau ibuprofen gây ảnh hưởng tiêu cực, làm hại cho thai nhi.
Gây tê tại chỗ
Đối với các loại thuốc gây tê trong điều trị nha khoa bao gồm nhổ răng hay lấy tủy răng… hầu như ít có ảnh hưởng toàn thân nghiêm trọng. Vì thuốc tê được tiêm vào ngay tại vị trí răng cần thao tác với lượng vừa đủ để giảm cảm giác đau. Nên sử dụng thuốc tê trong điều trị nhổ răng là an toàn cho thai nhi.
Thuốc gây mê toàn thân
Thuốc gây mê thì khác, ảnh hưởng lên toàn thân. Đặc biệt nên tránh sử dụng thuốc gây mê có chứa thành phần felypressin cho phụ nữ có thai. Vì hoạt chất này có ảnh hưởng đến hoạt động co thắt mạch máu, nguy cơ tác động đến thai nhi người mẹ.
Tuy nhiên, trong một số ít tình huống vẫn có thể sử dụng một cách an toàn để giảm cơn đau khi tiến hành các kỹ thuật can thiệp trong nha khoa. Dĩ nhiên luôn có bác sĩ chuyên khoa lựa chọn loại thuốc và kiểm soát liều lượng thấp nhất có thể trong khi sử dụng. Nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Điều quan trọng là bạn nên chủ động thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng mang thai của bạn, cũng như những phản ứng dị ứng, tương tác thuốc mà bản thân bạn đã gặp phải trước đó, nếu có.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng khi mang bầu
Bạn luôn duy trì và hãy thực hiện tốt việc vệ sinh răng miệng đều đặn. Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến răng miệng trong thời gian mang thai. Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa cũng như hạn chế viêm nướu, sâu răng, nhiễm trùng răng, lở loét môi lưỡi:
- Đánh răng đúng cách thường xuyên mỗi ngày ít nhất 2 lần
- Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch mặt bên các răng
- Tránh thức ăn quá cứng có hại cho men răng, ngà răng
- Đảm bảo khám răng ít nhất 6 tháng 1 lần định kỳ tại nha khoa uy tín
- Điều trị sớm các vấn đề đau nhức, ê buốt khó chịu do răng gây ra
- Hạn chế việc sử dụng nước ngọt có gas, các thức ăn quá chua thường xuyên
- Không nên lạm dụng thuốc hay những chế phẩm tẩy trắng răng không rõ nguồn gốc
Lời khuyên cho bạn cũng nên tránh việc chải răng ngay sau ăn hoặc khi vừa mới nôn nghén. Do điều này có thể gây mòn bề mặt men răng. Thay vào đó, bạn hãy súc miệng bằng nước trước và đánh răng sau khi ăn hoặc sau khi nôn nghén ít nhất khoảng 30 phút.
Tình trạng sức khỏe của răng miệng cũng một phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân người mẹ, và dĩ nhiên điều đó cũng tác động lên em bé trong bụng. Do vậy, bạn nên chú ý đến hàm răng của mình hơn trước và trong khi mang thai. Khám răng định kỳ, bác sĩ giúp bạn kiểm tra và đánh giá đồng thời chữa trị sớm các bệnh lý gây ảnh hưởng, khó chịu, đau nhức trong khi mang thai.
Bổ sung đầy đủ và đa dạng các chất dĩnh dưỡng, đặc biệt là ăn uống các thực phẩm giàu canxi, sắt… giảm thiểu các nguồn thức ăn nhiều đường và axit. Khi có bất kỳ dấu hiện khó chịu nào liên quan đến răng miệng, nên đi khám sớm và chữa trị kịp thời tránh những rắc rối, tiến triển xấu của bệnh ngày càng nặng.
Hãy đảm bảo răng miệng luôn được vệ sinh thật sạch sẽ, điều này góp phần hạn chế tối đa được những nguy cơ bệnh lý gây khó chịu có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai.
Tóm lại, qua bài viết này hi vọng mọi người có thêm kiến thức và phần nào giải đáp được rằng “có thai có nhổ răng được không?”, nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Chat Facebook – Chat Zalo
Hoặc Liên hệ Bs Cường