Trám răng
tuần sau khi có triệu chứng thấu quang tăng quanh mảnh xương chết cản quang, đường thấu quang không liên tục, tăng phản ứng màng xương.
Hình 4.1 Gãy xương bệnh lý
(Nguồn: Marc M. Baltensperger, Gerold K. H. Eyrich (2009), Osteomyelitis of the Jaw, 1 edition, Springer).
5. PHÂN LOẠI VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG HÀM
Phân loại VXTXH có vai trò quan trọng trong chẩn đoán lập kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Cho đến nay có nhiều cách phân loại VXTXH. Trong đó phân loại VXTXH theo Lew và Waldvogel (1997) là đơn giản, đầy đủ, phù hợp lâm sàng:
Viêm xương tủy xương hàm chia hai loại chính là viêm xương tủy xương hàm có mủ và viêm xương tủy xương hàm không mủ.
5.1. Viêm xương tủy xương hàm có mủ
– VXTXH cấp có mủ.
– VXTXH mạn tính có mủ.
+ Nguyên phát – không có giai đoạn cấp trước đó.
+ Thứ phát – tiếp sau giai đoạn cấp trước đó.
– VXTXH trẻ em.
5.2. Viêm xương tủy xương hàm không mủ
– VXTXH xơ hóa lan tỏa.
– VXTXH xơ hóa tại chỗ.
– Tăng sinh màng xương (VXTXH Garre’).
– Hoại tử xương hàm do xạ trị.
7. ĐIỀU TRỊ
7.1. Nguyên tắc điều trị VXTXH
Đánh giá và điều trị phục hồi sức đề kháng của kư chủ.
Nhuộm gram, cấy khuẩn.
Chẩn đoán hình ảnh loại trừ u, nang.
Kháng sinh liệu pháp phối hợp an thần và bồi bổ thể trạng.
Loại bỏ răng lung lay, xương chết.
Phẫu thuật hỗ trợ.
Oxy cao áp liệu pháp.
7.2. Kháng sinh liệu pháp
Bệnh VXTXH nên thực hiện tại bệnh viện điều trị hết triệu chứng sau đó có thể điều trị ngoại trú.
Chế độ I: Bệnh nhập viện/ bệnh toàn thân đi kèm hay có tiêm mạch
Penicillin, 2 triệu đơn vị tiêm mạch mỗi 4 giờ + Metronidazole, 500 mg mỗi 6 giờ.
Khi cải thiện 48-72 giờ, đổi thuốc.
Penicillin V, 500 mg uống mỗi 4 giờ + Metronidazole, 500 mg uống mỗi 6 giờ.
Kéo dài 4 – 6 tuần.
Hoặc
Ampicillin/ sulbactam (Unasyn), 1,5 – 3,0 g tiêm mạch mỗi 6 giờ.
Khi cải thiện 48-72 giờ, đổi thuốc.
Amoxicillin/ clavulanate (Augmentin), 875/125 mg uống ngày 2 lần
Kéo dài 4 – 6 tuần.
Chế độ II: Bệnh ngoại trú
Penicillin V, 2 g + Metronidazole, 0,5g uống mỗi 8 giờ/ 2- 4 tuần sau khi lấy mảnh xương chết và bệnh không còn triệu chứng lâm sàng.
Hoặc
Clindamycin, 600 mg – 900 mg tiêm mạch mỗi 6 giờ, rối thì: Clindamycin 300 – 450 mg uống mỗi 6 giờ.
Hoặc
Cefoxitin (Mefoxin), 1,0 g tiêm mạch mỗi 8 giờ hay 2 g tiêm mạch mỗi 4 giờ đến khi hết triệu chúng, đổi sang Cephalexin (keflex), 500 mg uống mỗi 6 giờ kéo dài 2-4 tuần.
7.3. Phẫu thuật: Các bước phẫu thuật
Hình 4.2 Xác định vị trí xương bệnh lý
(Nguồn: Marc M. Baltensperger, Gerold K. H. Eyrich (2009), Osteomyelitis of the Jaw, 1 edition, Springer).
Hình 4.3 Tạo vạt
(Nguồn: Marc M. Baltensperger, Gerold K. H. Eyrich (2009), Osteomyelitis of the Jaw, 1 edition, Springer)
Hình 4.4 Bóc tách
(Nguồn: Marc M. Baltensperger, Gerold K. H. Eyrich (2009), Osteomyelitis of the Jaw, 1 edition, Springer).
Hình 4.5 Lấy mảnh xương chết
(Nguồn: Marc M. Baltensperger, Gerold K. H. Eyrich (2009), Osteomyelitis of the Jaw, 1 edition, Springer).
Hình 4.6 Nẹp tái tạo
(Nguồn: Marc M. Baltensperger, Gerold K. H. Eyrich (2009), Osteomyelitis of the Jaw, 1 edition, Springer).
Hình 4.7 Khâu phục hồi và bất động liên hàm
(Nguồn: Marc M. Baltensperger, Gerold K. H. Eyrich (2009), Osteomyelitis of the Jaw, 1 edition, Springer).
3.7.4. Oxy cao áp liệu pháp
Hình 4.8 Oxy cao áp liệu pháp
(Nguồn: Marc M. Baltensperger, Gerold K. H. Eyrich (2009), Osteomyelitis of the Jaw, 1 edition, Springer).
8. CÁC NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN
Điều trị phẫu thuật không đúng mức.
Suy giảm hệ thống miễn dịch.
Tồn tại dị vật.
Các vấn đề liên quan đến kháng sinh.
Thuốc không đến được ổ nhiễm.
Liều lượng không phù hợp.
Chẩn đoán vi sinh sai.
Sử dụng kháng sinh sai.
Tóm lại: VXTXH có nhiều nguyên nhân gây bệnh, sức đề kháng của ký chủ yếu tố thuận lợi giúp bệnh gia tăng mức độ trầm trọng, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh trên phim rất đa dạng, điều trị phối hợp kháng sinh liệu pháp với phẫu thuật, kiểm soát bệnh ảnh hưởng đến sức đề kháng của ký chủ.
Những trường hợp VXTXH, sau khi được chẩn đoán chính xác trên X quang, có chỉ định phẫu thuật lấy tổ chức xương chết kết hợp xử trí các răng có liên quan. Mức độ can thiệp tùy theo tổn thương thực thể quan sát được khi phẫu thuật. Cần nhớ rằng, VXTXH cũng như các loại viêm khác có thể phải phẫu thuật nhiều lần mới loại bỏ hết tổ chức xương viêm rải rác ở nhiều vị trí.
Câu hỏi lượng giá
1. Nhiễm khuẩn xoang hàm do răng:
a. Răng cửa giữa
b. Răng cửa bên
c. Răng nanh
d. Răng hàm
2. Xử trí viêm quanh thân răng:
a. Bơm rửa dung dịch Chlorhexidine 0,2%
b. Lấy thức ăn, mảng bám tích tụ bên dưới nướu phủ thân răng
c. Mài múi răng đối diện (hay nhổ răng).
d. Tất cả đúng
3. Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật miệng:
- Amoxin 500 miligram uống trước phẫu thuật 1 giờ.
- Amoxin 1000 miligram uống trước phẫu thuật 1 giờ.
- Amoxin 2000 miligram uống trước phẫu thuật 1 giờ.
- Amoxin 1500 miligram uống trước phẫu thuật 1 giờ.
4. Vi khuẩn thường gây viêm nhiễm vùng hàm mặt:
a. Streptococcus và Aa
b. Streptococcus và Klebsiella.
c. Streptococcus và Pseudomonas
d. Streptococcus và Staphylococcus
5. Tốc độ máy khoan đặt trụ implant:
a. 10.000 vòng/phút
b. 1.000 vòng /phút
c. 500 vòng/phút
d. 35 vòng/phút
6. Nguy cơ nhiễm khuẩn xa từ ổ nhiễm khuẩn răng miệng:
- Viêm nội tâm mạc bán cấp
- Thấp khớp
- Viêm phổi
- Viêm màng não
7. Hình ảnh mảnh xương chết trên X quang:
- Thấu quang
- Đường thấu quang không liên tục quanh mảnh xương chết cản quang
- Cản quang
- Vừa thấu quang vừa cản quang
8. Điều trị viêm xương tủy xương hàm:
- Kháng sinh liệu pháp
- Phẫu thuật
- Oxy cao áp liệu pháp
- Tất cả đúng
BÀI 5
PHẪU THUẬT U, NANG LÀNH TÍNH HÀM MẶT
MỤC TIÊU
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u, nang lành tính.
2. Trình bày phân loại u, nang lành tính.
3. Mô tả các phương pháp phẫu thuật điều trị u, nang lành tính.
4.Phân tích các biến chứng phẫu thuật điều trị u, nang lành tính.
Từ khóa: u do răng, nang do răng, khoét u, nang.
NỘI DUNG
Xương hàm là nơi thường hiện diện của nhiều loại nang. Nang có nguồn gốc từ biểu mô có liên quan đến sự tạo răng gọi là nang do răng, nang do răng có thể có nguồn gốc do viêm hay do phát triển. Những nang này có đặc điểm bên ngoài đa dạng và một số có đặc điểm chung của u-nang, cho nên việc phân loại và chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Việc nhận biết nang do răng có nguồn gốc viêm thường dễ dàng, nhưng nang có nguồn gốc phát triển thì thường khó chẩn đoán chính xác. Đạt được chẩn đoán chính xác thì rất quan trọng cho việc lập kế hoạch điều trị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét những đặc điểm lâm sàng, mô học có liên quan cũng như làm nổi bật tầm quan trọng của việc phân tích hình ảnh X-quang, những phương pháp phẫu thuật điều trị nang chân răng để đạt được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA U, NANG LÀNH TÍNH
Đặc điểm lâm sàng của u, nang lành tính
Thời gian xuất hiện u, nang: tính theo tháng.
Tiền sử tái phát u: thời gian, số lần tái phát.
Các dấu hiệu cơ năng như: Đau, há miệng hạn chế.
Các dấu hiệu toàn thân như: Có hạch, vị trí hạch, tính chất hạch. Các dấu hiệu thực thể như: Vị trí u (theo tuyến bên