Khi nào nên nhổ răng khôn? Bạn đang rất băn khoăn vì răng khôn của mình đang mọc mà không biết liệu có nên nhổ chúng hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra và câu trả lời có thể khiến bạn ngạc nhiên.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn bằng cách cung cấp thông tin về các dấu hiệu cần chú ý để quyết định khi nào nên nhổ răng khôn. Bạn sẽ biết được tình trạng sức khỏe răng miệng của mình và có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Tóm Tắt Nội Dung
Giới thiệu về răng khôn là răng nào?
Răng khôn là gì? Mọc ở vị trí nào?
Trong thế giới nha khoa hiện đại, câu hỏi “khi nào nên nhổ răng khôn” là một trong những chủ đề được đặt ra thường xuyên nhất. Việc nhổ răng khôn đôi khi có thể là một quyết định khó khăn và cần phải được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt là khi răng khôn bị nhiễm trùng hoặc mọc lệch.
Răng khôn là những chiếc răng hàm cuối cùng mọc ra ở mỗi bên hàm, thường được gọi là răng số 8. Răng này thường thường mọc ra ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên.
Khi răng khôn mọc ra, xương hàm nếu không phát triển đủ chỗ để chúng mọc bình thường, dẫn đến các vấn đề như răng khôn mọc lệch, xô lẫn với các răng khác hoặc mọc chen vào những răng bên cạnh.
Nếu không can thiệp kịp thời, các vấn đề liên quan đến răng khôn có thể gây ra nhiều rắc rối và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Ví dụ như tích tụ thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu và nhiễm trùng, sâu răng…
Chính vì vậy, răng khôn nên được khám và đánh giá để cân nhắc nhổ bỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng được duy trì tốt nhất.
Răng khôn có tác dụng gì?
Cũng giống như những răng hàm khác, chức năng chính của răng khôn vẫn là nhai thức ăn. Tuy nhiên, trên thực tế răng khôn hầu như không có tác dụng gì đáng kể về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.
Không những vậy, tình trạng mọc răng khôn lệch hiện nay ngày càng phổ biến, và gây ra rất nhiều vấn đề phiền toái. Do vậy việc nhổ răng khôn rất thường được các bác sĩ khuyến khích để phòng tránh nguy có sau này.
Mặt khác cũng có nhiều người giữ quan niệm cũ cho rằng “răng khôn không nên nhổ bỏ, nên có càng nhiều răng càng tốt”.
Thực tế, hàm răng đủ của con người là có 32 chiếc răng, trong đó có 4 răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới. Nhưng trên 95% chức năng ăn nhai được xem như bình thường khi không có cả 4 chiếc răng khôn này.
Ngày nay răng khôn ở nhiều người có khi còn không đủ 4 cái, có người còn không có bất kỳ một chiếc răng khôn nào. Thẩm mỹ và ăn nhai vẫn diễn ra bình thường.
Xem thêm: Răng khôn có tác dụng gì
Quá trình mọc răng khôn diễn ra như thế nào?
Quá trình mọc răng khôn thường gây đau nhức khó chịu hơn là mọc những răng khác. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cũng gây ra nhiều biến chứng như viêm nhiễm, đau nhức hơn.
Bệnh nhân có thể bị sưng, đau nhức trong miệng và có khi không thể há miệng lớn như bình thường được trong giai đoạn răng khôn đang mọc (khít hàm).
Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài mà không được khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh chiếc răng này, điều tệ hại hơn là dễ làm xô cả hàm răng còn lại.
Bên cạnh đó, quá trình tiến hóa theo thời gian, xương hàm trên người hiện đại ngắn và nhỏ hơn so với thời kỳ trước, bởi một phần ngày nay con người ưa với chế độ ăn mềm, thức ăn chín nên răng khôn mọc phía cuối cung hàm thường không đủ chỗ, và hầu như ít góp phần vào mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Quá trình mọc răng khôn thường gây ra đau nhức khó chịu cho bệnh nhân, nướu răng rách ra cho răng mọc nhú lên trên miệng. Giai đoạn này nướu vùng răng khôn rất nhạy cảm, dễ viêm nhiễm, đọng vụn thức ăn… Nếu vệ sinh không kỹ, sẽ gây hôi miệng, viêm lợi trùm răng khôn.
Thời điểm nào thì nên nhổ răng khôn?
Trên thực tế không có thống kê nên nhổ răng khôn ở một độ tuổi chính xác nào. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia cho thấy bệnh nhân sau 30 tuổi thì cấu trúc xương vùng răng khôn càng cứng và đặc hơn, đồng nghĩa với việc nhổ bỏ răng khôn khó khăn hơn.
Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là khoảng từ 18 đến 25 tuổi, trước khi nó gây ra biến chứng nghiêm trọng và tuổi bệnh nhân không quá lớn để quá trình lành thương sau nhổ thuận lợi và ít khó chịu kéo dài hơn những người quá lớn tuổi.
Khi nào nên nhổ răng khôn
Bởi vị trí nằm ở cuối cùng cung hàm, nên răng khôn thường khó được vệ sinh sạch sẽ, điều này không những gây sâu răng, viêm nướu, đọng thức ăn, hôi miệng mà còn tạo tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng, áp xe răng khôn…
Các chuyên gia nha khoa đồng ý rằng cần nhổ răng khôn trong một số trường hợp sau:
- Nhổ răng khôn khi có đã có biến chứng xảy ra như: đau nhức, sưng má, sưng nướu, nhiễm trùng, khít hàm tái phát nhiều lần, u nang, mất nhiều mô răng gây viêm tủy khó phục hồi.
- Nhổ bỏ răng khôn cũng cần thiết mặc dù chưa gây ra biến chứng, nhưng có biểu hiện của tình trạng nhồi nhét thức ăn, răng khôn có tiềm năng làm xô lệch hàm, ảnh hưởng đến những răng lân cận.
- Răng khôn mọc thẳng, nhưng không có (hoặc đã nhổ bỏ) răng đối diện ăn khớp. Theo thời gian răng khôn bị mọc trồi lên hơn so với những răng bên cạnh, điều này thường làm bệnh nhân bị giắt thức ăn. Lâu dài gây sâu răng, viêm nướu chân răng, tụt nướu và lung lay răng. Trường hợp này cũng nên nhổ bỏ răng khôn.
- Khi răng khôn hình dạng bất thường, quá to hay quá nhỏ, không góp phần nhiều vào chức năng ăn nhai, mà lại gây cản trở khớp cắn, đọng thức ăn, hôi miệng thì cũng nên chỉ định nhổ bỏ.
- Nhổ răng khôn khi bị lung lay, viêm quanh thân răng (bệnh nha chu), sâu răng nặng hoặc chỉ định nhổ bỏ để làm phục hình, trồng răng thuận lợi hơn.
- Nhổ răng khôn khi nó là nguyên nhân một số vấn đề toàn thân khác.
Không nên nhổ răng khôn khi nào?
Thực tế, không phải bất kỳ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Dưới đây là một số trường hợp có thể bảo tồn giữ lại răng khôn:
- Khi răng khôn mọc thẳng, bình thường không gây tổn hại lên mô xương và nướu
- Răng khôn không bị mọc lệch và không gây biến chứng
- Cân nhắc khi răng khôn liên quan đến các vùng giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, mạch máu lớn, xoang hàm… mà nguy cơ rủi ro cao khi nhổ bỏ chúng.
- Chống chỉ định tương và tuyệt đối với bệnh nhân có bệnh lý toàn thân: bệnh tim mạch, bệnh huyết áp, bệnh về máu, đái tháo đường, ung thư…
Xem thêm: Nhổ răng khôn khi có kinh nguyệt được không?
Khi đang bị ốm cơ thể không hoàn toàn khỏe mạnh
Trong quá trình mang bệnh hoặc khi vừa khỏi bệnh, cơ thể cần thời gian để hồi phục, hệ miễn dịch đang trong giai đoạn chưa ổn định. Việc nhổ răng khôn có thể được hoãn lại, tránh một số tác động tiêu cực sau khi nhổ răng khôn.
Thời gian mang thai và cho con bú
Khi mang thai hoặc đang cho con bú việc nhổ răng khôn thường được cân nhắc bởi lợi ích và nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe của mẹ và em bé. Tùy từng trường hợp mà Bác sĩ có chỉ định khi nào nhổ và khi nào không nên nhổ.
Chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám để Bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm: có bầu nhổ răng khôn được không
Đang bị viêm nhiễm cấp tính
Nhằm hạn chế rủi ro, biến chứng sau nhổ răng khôn, các Bác sĩ thường phải thăm khám, đánh giá, chụp x quang khi cần thiết. Nếu trong trường hợp bạn đang bị viêm, sưng đau dữ dội hoặc khít hàm (không thể há lớn tối đa như bình thường được) thì chưa nên nhổ răng khôn vội.
Bạn thường được kê toa thuốc và xử trí tại chỗ để giải quyết vấn đề viêm nhiễm cấp tính đang tồn tại, điều này giúp kiểm soát nguy cơ đau nhức trong và sau khi nhổ răng. Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để giảm nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
Trường hợp khi nào cần nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn sớm có thể giúp giảm đau đớn và nguy cơ biến chứng nguy hại sau này, ngăn ngừa sự phát triển của các vấn đề răng miệng và giúp duy trì sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên, nhổ răng khôn cũng cần phải được xác định đúng thời điểm và được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa để xác định liệu việc nhổ răng khôn có cần thiết hay không.
Thông thường bệnh nhân sẽ được khám trực tiếp, chụp x quang và một số xét nghiệm nếu cần, để đưa ra quyết định chính xác. Dưới đây là một số trường hợp cần thiết phải nhổ răng khôn có thể kể đến:
Răng khôn mọc gây sưng hoặc viêm nướu
Nướu xung quanh vùng răng khôn bị sưng, đỏ hoặc viêm, đặc biệt là kèm theo đau đớn, tái phát nhiều lần, việc nhổ răng khôn là cần thiết để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nguyên nhân là bởi một phần răng khôn khi mọc lên bị mắc kẹt (hoặc mọc chưa hoàn toàn), nên còn nằm ở phần dưới nướu. Tại đây rất dễ đọng thức ăn, đồng thời khi nhai với răng đối diện, nướu sưng lên nên dễ cắn phải vị trí này khiến chúng ta thường xuyên bị đau nhức, đặc biệt là khi ăn nhai.
Xem thêm: Sưng nướu răng khôn, Lợi trùm răng khôn. Tình trạng viêm lợi trùm diễn ra ngày càng nặng và thời gian tái phát với tần suất nhiều hơn nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.
Răng khôn gây đau và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Nếu răng khôn của bạn bắt đầu gây ra đau đớn hoặc khó chịu, đặc biệt là khi nhai thức ăn hoặc chạm vào răng khôn bằng tay, bạn nên đi khám và xem xét nhổ răng khôn.
Răng khôn bị sâu không phục hồi được
Răng khôn ở vị trí sâu, nằm cuối cùng của bộ răng, do khó vệ sinh làm sạch nên tỉ lệ sâu răng khôn khá cao. Vi khuẩn đọng lại trên răng khôn lâu ngày ngoài gây sâu răng còn làm cho người bệnh bị hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu (viêm quanh răng)…
Khi sâu răng khôn lâu ngày có thể dẫn đến viêm tủy răng gây đau nhức, tình trạng sâu nặng hơn gây vỡ, mất mô răng nhiều. Đây cũng là tình trạng nên nhổ răng khôn sớm, tránh sâu lan ra răng bên cạnh.
Xem thêm: lấy tủy răng có đau lắm không?
Răng khôn mọc lệch
Nếu răng khôn không đủ chỗ để mọc hoặc mọc lệch, chen lấn vào các răng khác, bạn nên đi khám và xem xét nhổ răng khôn để tránh gây ra sưng, viêm, đau đớn và các vấn đề nghiêm trọng khác.
Răng khôn bị nhiễm trùng
Sưng biến dạng mặt vùng răng khôn có thể là biểu hiện của nhiễm trùng lan rộng, việc nhổ răng khôn trong tình trạng này rất cần thiết khi nó là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng, đau nhức này.
Những trường hợp không cần thiết phải nhổ răng khôn
Răng khôn mọc đúng vị trí và không gây ảnh hưởng đến bất kỳ vấn đề nào cho bệnh nhân.
Răng khôn chưa mọc hoặc mọc ngầm hoàn toàn trong xương hàm mà chưa gây ra bất kỳ biến chứng nào cũng chưa cần thiết phải nhổ.
Trong trường hợp bệnh nhân bị mất răng số 7 (hoặc răng số 6) mà bệnh nhân có niềng răng (chỉnh nha), thường tùy vào từng tình trạng xương và trục nghiêng của răng khôn mà một số bác sĩ niềng răng sẽ chỉ định kéo răng khôn vào thay thế vị trí răng số 7 (hoặc răng 6) đã mất trước đó.
Lời khuyên hữu ích từ bác sĩ và những lưu ý quan trọng về răng khôn
Như đã đề cập trong bài viết, răng khôn có thể gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Để phòng ngừa và điều trị tốt nhất cho sức khỏe răng miệng của bạn, tôi khuyến khích bạn nên đến khám và tư vấn với bác sĩ nha khoa ngay khi bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về răng khôn của mình.
Nếu bạn đã trải qua cơn đau hoặc bị sưng đau, lợi sưng đau, hoặc bất kỳ biến chứng nào khác liên quan đến răng khôn, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc đến khám định kỳ và tìm kiếm ý kiến chuyên môn của bác sĩ nha khoa sẽ giúp phát hiện và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng kịp thời.
Vì vậy, tôi hy vọng bạn sẽ đưa sức khỏe răng miệng của mình lên hàng đầu và thực hiện điều này bằng cách đến khám và tìm kiếm ý kiến chuyên môn của bác sĩ nha khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường. Điều này sẽ giúp bạn có một hàm răng khỏe mạnh và tươi sáng hơn.
Kết luận
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về răng khôn, thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất và khi nào nên và không nên nhổ răng khôn.
Tóm tắt lại, răng khôn thường mọc ở vị trí không thuận lợi, gây khó vệ sinh và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng. Nếu răng khôn mọc không đủ chỗ, gây biến chứng như đau nhức, viêm nhiễm lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận thì cần nhổ bỏ.
Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc thẳng, không bị lệch, không gây kẹt thức ăn và không gây biến chứng thì có thể bảo tồn giữ lại.
Chúng tôi khuyến khích độc giả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa trước khi quyết định nhổ răng khôn hay bảo tồn giữ lại, đồng thời nên đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc răng miệng hàng ngày để tránh các vấn đề liên quan đến răng khôn và sức khỏe răng miệng.
Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc “khi nào nên nhổ răng khôn” hoặc vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy tìm kiếm ý kiến của bác sĩ nha khoa để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cường chuyên khoa Răng Hàm Mặt