Lợi trùm răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bạn đang tìm kiếm thông tin về lợi trùm răng khôn, bạn có biết rằng lợi trùm răng khôn là một vấn đề rất phổ biến và thường xảy ra khi mọc răng khôn, đặc biệt là lợi trùm rất hay bị viêm gây ra đau và khó chịu? Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, thì bài viết này chính là tài liệu mà bạn cần phải đọc.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về lợi trùm răng khôn, từ cách nhận biết triệu chứng đến các phương pháp làm giảm viêm, giảm đau và điều trị dứt điểm một cách hiệu quả nhất.

Bạn cũng sẽ hiểu được tại sao lợi trùm răng khôn xảy ra, cách chăm sóc răng miệng để tránh tình trạng này với những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau và điều trị lợi trùm răng khôn. Hãy đọc ngay để có kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất!

I. Giới thiệu về viêm lợi trùm răng khôn

Lợi trùm răng khôn là gì?

Lợi trùm răng khôn là phần nướu che phủ một phần hoặc toàn bộ bề mặt nhai của răng khôn lúc đang mọc. Hiện tượng này rất phổ biến và thường bệnh nhân có thể tự nhìn thấy được bằng mắt thường, đặc biệt là khi mọc răng khôn hàm dưới.

viem-loi-trum-dau-rang-khon-nha-khoa-bac-si-cuong
Viêm lợi trùm răng khôn – sưng đỏ, đau và dễ chảy máu

Trung bình tuổi mọc răng khôn khá muộn, từ khoảng 17 đến 25 tuổi. Lợi trùm răng khôn rất dễ viêm do quá trình làm sạch vùng góc hàm trong cùng khá khó khăn. Vụn thức ăn dễ bị kẹt lại giữa nướu và bề mặt răng, càng ngày càng nhiều dẫn đến hiện tượng sưng, đau và chảy máu đặc biệt là khi chạm phải, khi ăn nhai.

Viên lợi trùm răng khôn gây ra hiện tượng đau, khó chịu có khi sưng nề nếu không được chăm sóc răng miệng kỳ lưỡng, xảy ra thường xuyên ở hàm dưới khi răng khôn bắt đầu mọc.

Một số trường hợp (nướu) lợi trùm lên răng khôn khá chắc và dầy, điều này sẽ làm hạn chế sự phát triển và mọc ra của răng khôn theo đúng hướng. Răng khôn mọc trong lợi có thể bị chậm lại hoặc thậm chí không thể mọc trồi lên ra ngoài được.

Xem thêm: Răng khôn là gì? Mọc răng khôn là gì? Răng khôn có tác dụng gì?mọc răng khôn bị đau.

moc-rang-khon-viem-nuou-rang-khon-moc-lech-sung-nuou-rang-khon
Lợi trùm răng khôn hàm dưới khi mọc

Nguyên nhân viêm lợi trùm răng khôn

Nguyên nhân chính của viêm lợi trùm răng khôn là do vi khuẩn và mảng bám tích tụ trong khu vực xung quanh răng khôn, gây nên tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy. Ngoài ra, các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Không đủ khoảng mọc răng khôn: Khi răng khôn mọc lên, thường xảy ra hiện tượng thiếu khoảng không gian cho răng mọc và phát triển một cách bình thường, nó thường chèn ép với các răng khác. Việc chèn ép và thiếu khoảng phía sau cho răng khôn mọc lên có thể dẫn đến hiện tượng răng khôn mọc lệch, mọc kẹt trong nướu, khiến cho mảng bám và vi khuẩn dễ dàng tích tụ.
  • Răng khôn mọc ngang, mọc nghiêng hay bị kẹt: răng không không mọc lên hoàn toàn được làm cho nướu răng không thể tự tiêu đi mà tồn tại, phủ lên bề mặt răng khôn, lâu ngày dẫn đến viêm lợi.
  • Do chấn thương khớp nhai: Phần nướu sưng lên và nứt ra khi răng khôn mọc có nguy cơ chạm khớp với răng nhai đối diện. Nướu răng cũng có thể bị tổn thương khi nhai thức ăn cứng chạm phải gây đau, và chảy máu viêm vùng nướu trùm lên răng khôn.
  • Do cách chăm sóc răng miệng không đúng: Nếu không chăm sóc răng miệng một cách đầy đủ và đúng cách, vi khuẩn có thể dễ dàng tích tụ và phát triển. Điều này có thể gây ra sưng tấy và viêm nhiễm.
  • Do cơ địa: phụ nữ có thai, nội tiết tố thay đổi nên rất nhạy cảm với các tác nhân gây kích thích nướu răng hay bị viêm, đặc biệt là viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai. Bệnh nhân hút thuốc lá, tiểu đường, suy giảm miễn dịch… đều có thể ảnh hưởng đến tình tình trạng viêm của nướu trùm răng khôn.
sung-nuou-rang-khon-can-phai-loi-trum-nho-rang-khon-dang-moc
Răng khôn hàm dưới mọc nghiêng, phần lợi trùm phí sau bị tổn thương do cắn phải với răng khôn hàm trên

Vì vậy, để tránh tình trạng viêm lợi trùm răng khôn, bạn cần chăm sóc răng miệng đầy đủ và đúng cách, thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc sưng tấy xung quanh răng khôn, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Sưng nướu răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm răng khôn

Để phát hiện và nhận biết mình có phải đang bị viêm lời trùm răng khôn hay không? thì không khó. Bạn có thể tự dễ dàng khám và chuẩn đoán được nếu ở răng khôn hàm dưới.

Nhìn qua gương bạn thấy phần lợi (nướu) ở phía cuối cung hàm nơi răng khôn đang mọc bị sưng phồng lên, che phủ một phần thân răng khôn phía dưới. Có thể chảy dịch hay một ít mủ trắng khi ấn vào.

Lợi trùm răng khôn bị đau là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chứng tỏ nướu răng đang bị viêm, nhìn vào trong miệng có thể thấy sưng đỏ, có thể chảy máu khi chạm phải hoặc khi ăn nhai, đánh răng vào vị trí nướu quanh răng khôn.

Lợi trùm bị viêm lần đầu tiên là khi bắt đầu răng khôn mọc lên miệng, bởi răng khôn muốn mọc trồi lên thì nướu răng phải rách ra. Nhưng viêm sưng lợi trùm răng khôn ở những đợt tái phát sau này liên quan đến răng khôn mọc lệch ra má, mọc kẹt, thiếu khoảng mọc răng, nhồi nhét thức ăn…

viem-nuou-rang-khon-moc-lech-ngoai-kho-lam-sach-bac-si-cuong-nha-khoa
Lợi trùm lên răng khôn mọc lệch ra má, đọng thức ăn là nguyên nhân gây viêm nhiễm

Xem thêm: Biểu hiện của viêm lợi trùm răng khôn

II. Biểu hiện và biến chứng của viêm lợi trùm răng khôn

Triệu chứng viêm lợi trùm

Triệu chứng bị lời trùm khi mọc răng khôn rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người, nhưng thông thường bệnh nhân thường có các biểu hiện sau:

  • Lợi trùm lên răng khôn bị sưng, đỏ: nướu trùm răng khôn bị sưng lên và tấy đỏ. Khi đó cảm giác nhai thức ăn bị vướng, cộm và thường bị đau khiến bệnh nhân khó ăn uống và vệ sinh. Sưng tăng lên khi có nhiễm trùng, nặng hơn là tịnh trạng áp xe có mủ.
  • Đau: một số người đau nhẹ và tăng lên khi nhai hay chải răng chạm phải. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân bị nhức dữ dội, kết hợp với chảy máu xung quanh vùng răng khôn. Đa số cơn đau thường âm ỉ, giảm khi bạn súc hay ngậm nước muối, vệ sinh miệng sạch sẽ.
  • Cứng hàm: đây là biểu hiện cũng khá phổ biến ở lợi trùm răng số 8 hàm dưới. Bệnh nhân có thể khó khăn khi há lớn, cảm giác không được tự nhiên. Biểu hiện cứng hàm thường xảy ra vào buổi sáng và kết hợp với tình trạng sưng.
  • Sốt, đau ở hạch cổ, hạch dưới cằm, có khi nuốt nước bọt cũng gây đau: lý do là viêm ở nướu kích thích hệ miễn dịch (cụ thể là hệ bạch huyết – Lymph Nodes) vùng đầu mặt cổ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi có hiện tượng viêm nhiễm.
  • Sinh hoạt khó khăn: lợi thừa khi mọc răng khôn gây ra không ít khó chịu ở một số người như ăn nhai khó khăn, vệ sinh cũng thường xuyên bị đau, hôi miệng, há ngậm không được tự nhiên. Sốt kèm mệt mỏi khi nhiễm trùng khiến bệnh nhân cảm thấy stress hơn.
  • Ngoài ra cũng có những tình trạng bị lợi trùm răng khôn hoàn toàn không có biểu hiện gì bất thường ngoài bệnh nhân tự nhận thấy lợi trùm khi mọc răng khôn trong miệng.
phim-x-quang-rang-khon-4-cai-rang-khon-moc-nghieng-ham-duoi-nen-nho-rang-khon-bac-si-cuong-gioi
Đau nhức và khó ăn nhai là biểu hiện thường thấy khi viêm lợi trùm răng khôn

Các biến chứng của viêm lợi trùm răng khôn

Thực tế, có nhiều trường hợp viêm lợi trùm răng khôn có thể tự khỏi, tuy nhiên phần lớn các trường hợp bị lợi trùm răng khôn tái phát, và thường những lần sau sẽ nặng nề và kéo dài hơn những đợt trước.

Đọc thêm: lợi trùm răng khôn nếu không tự hết có gây ra ảnh hưởng nguy hiểm gì?

Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ và đáp ứng cơ thể mỗi người khác nhau mà viêm lợi trùm răng khôn có những ảnh hưởng khác nhau, dưới đây là một số biến chứng hay gặp khi bệnh nhân đến khám với chúng tôi:

  • Đau nhức dữ dôi kèm sưng tấy: Đau nhức khó chịu khiến bệnh nhân đi khám nhiều nhất. Nguyên nhân của cơn đau không chỉ ở tình trạng viêm nhiễm đơn thuần. Mà khi đã nhức dữ dội kèm tình trạng sưng tấy, đó là một biểu hiện của nhiễm trùng nặng.
  • Nhiễm trùng lan rộng: đọng thức ăn ở khe giữa nướu phủ trên răng khôn và bề mặt răng khôn lâu ngày không được làm sạch, có nguy cơ hình thành nhiễm trùng, áp xe lợi răng khôn, có mủ. Và nó có thể lan ra các cấu trúc lân cận như xoang hàm, thần kinh hàm dưới, khoang dưới hàm dưới lưỡi… rất nguy hiểm.
  • Khít hàm: bệnh nhân không thể há miệng lớn để ăn nhai bình thường, đặc biệt là khi mọc răng khôn vị viêm lợi trùng không được xử trí đúng cách.
  • Tái phát: Viêm lợi trùm răng khôn có thể tái phát thường xuyên nếu không được điều trị đúng cách hoặc nếu bạn không thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Mỗi đợt viêm cấp tính thường sẽ kéo dài khoảng 4-7 ngày và giảm dần. Sau đó lại bị tái phát lại, những lần sau thường kéo dài và nặng hơn lần trước.
  • Răng khôn có thể kéo dài quá trình mọc: nếu nướu phủ răng khôn quá dầy có thể làm quá trình răng khôn mọc lên bị chậm lại. Nên có biện pháp cắt bỏ sớm nếu răng khôn mọc thẳng và có tham gia vào chức năng ăn nhai sau này thì có thể không cần phải nhổ bỏ răng khôn.
sung-mat-sung-nuou-rang-khon-sung-rang-khon-lay-tuy-rang-khon-bac-si-cuong
Biến chứng viêm nhiễm lan rộng khiến mặt bị sưng, lệch một bên

Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của viêm lợi trùm răng khôn, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn và tranh thủ đi khám và điều trị sớm, đúng cách để tránh các biến sau này.

bscuong-nha-khoa-bac-si-cuong-uy-tin-tot-nhat
CHỤP HÌNH RĂNG & Bấm GỬI Bác sĩ Cường để nhận hỗ trợ, giải đáp thắc mắc HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Chat FacebookChat Zalo
Hoặc Liên hệ Bs Cường

III. Cách điều trị viêm lợi trùm răng khôn

Khi phát hiện có lợi trùm răng khôn bạn nên có kế hoạch đi khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để tìm cách chữa lợi trùm răng khôn hiệu quả. Sau đây là một số phương pháp điều trị viêm lợi răng khôn phổ biến:

Chữa viêm lợi trùm răng khôn bằng thuốc

Thông thường đây là những trường hợp nhẹ, và ở những giai đoạn đầu của bệnh. Bác sĩ sau khi chuẩn đoán và làm sạch vùng lợi trùm viêm sẽ kê toa thường sẽ có kháng sinh trị nhiễm trùng và giảm đau bổ trợ.

thuoc-giam-dau-rang-khang-sinh-nieng-rang-bac-si-cuong-nha-khoa-uy-tin-trong-rang-su
Thuốc giảm đau và kháng sinh thường được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm lợi trùm răng khôn

Thuốc giảm đau:

Tình trạng đau gây khó chịu cho bệnh nhân có thể được giảm bớt thông qua một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên, để biết liều lượng uống sẽ tùy vào mức độ đau ít hay nhiều và từng cá nhân mỗi người khác nhau.

Cách sử dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được tư vấn đúng và hướng dẫn an toàn.

thuoc-giam-dau-rang-cho-ba-bau-paracetamol-bac-si-cuong-tram-rang-tuy
Thuốc giảm đau Paracetamol có thể giúp bạn bớt khó chịu ở giai đoạn mọc răng khôn bị lợi trùm

Thuốc kháng sinh

Tiếp theo là thuốc kháng sinh thường được cho khi có tình tình trạng viêm nhiễm xảy ra hoặc bác sĩ có thể kê khi tiên lượng tình trạng lợi trùm răng khôn của bạn có nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.

Đặc biệt là khi xuất hiện mủ, dịch có màu trắng hay nâu chảy ra từ nướu sưng vùng răng khôn. Việc sử dụng kháng sinh hiệu quả hơn khi ổ nhiễm đã được nạo bỏ và bơm rửa sạch sẽ.

Thuốc kháng sinh sử dụng khi điều trị viêm lợi trùm răng khôn có thể là Metronidazole hoặc Amoxicillin. Hai loại kháng sinh này được cho là hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các sinh vật gram dương, kỵ khí. Những vi khuẩn này thường thấy ở vùng nhiễm trùng tại lợi trùm răng khôn.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và đáp ứng lâm sàng. Nhưng thuốc kháng sinh thường được cho trong khoảng từ 3 đến 7 ngày.

Xem xét tình trạng nhiễm trùng có nghiêm trọng hay không mà có thể amoxicillin và metronidazole được kết hợp lại cho bệnh nhân sử dụng.

loi-trum-rang-khon-viem-nuou-moc-rang-khon-nho-cat-bac-si-kham-gioi
Hàm dưới 2 bên có răng khôn bị lợi trùm – sưng và dễ đọng thức ăn khi răng khôn đang mọc
Nhiễm trùng nặng bao gồm những trường hợp có sưng ngoài miệng, viêm mô tế bào... đặc biệt là nhiễm trùng lan ra sàng miệng đây là biến chứng nguy hiểm có thể gây ra sưng nề, đau nhức và khó thở. Hãy khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện theo dõi và xử trí sớm như một trường hợp khẩn cấp vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

Tóm lại, việc điều trị viêm lợi trùm răng khôn bằng thuốc rất hiệu quả trong giai đoạn cấp, kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng, sưng đau của bệnh nhân. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là biện pháp tạm thời vì đa số lợi trùm răng khôn rất hay bị viêm tái phát.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc. Không nên ngưng thuốc quá sớm hoặc uống thuốc kéo dài mà không có sự theo dõi của bác sĩ, vì điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe toàn thân của bạn.

Cắt lợi trùm răng khôn

Tiểu phẫu cắt lợi trùm răng khôn có lẽ là cách chữa viêm lợi trùm răng khôn thường được thực hiện khi răng khôn mọc thẳng và bệnh nhân chưa muốn nhổ răng khôn.

Khi uống thuốc không hiệu quả, tình trạng viêm lợi trùm răng khôn diễn biến không khả quan, bác sĩ sẽ có chỉ định cắt bỏ phần lợi thừa trùm trên bề mặt răng khôn đi. Một số ưu điểm của nó có thể kể đến như:

  • Giảm viêm nướu trùm trên răng khôn bị viêm tái phát
  • Đạo điều kiện cho răng khôn mọc
  • Loại bỏ hay giảm bớt tình trạng nhồi nhét thức ăn vào khe nướu
Xem thêm quy trình chi tiết hơn về cắt lợi trùm răng khôn có đau không và chi phí bao nhiêu tiền
ung-nuou-rang-khon-loi-trum-rang-khon-dang-moc-rang-khon-bscuong
Điều trị viêm lợi trùm răng khôn ổn định tình trạng viêm, xem xét cắt lợi trùm

Tuy nhiên, cắt lợi trùm trên răng khôn có những chỉ định riêng và thường áp dụng cho bệnh nhân có răng khôn mọc thẳng, có răng khôn phía đối diện mọc đúng hướng và bệnh nhân không muốn nhổ, để hiểu hơn về phương pháp này hãy đọc bài viết link ở trên.

Nhổ răng khôn lợi trùm

Tình trạng mọc răng khôn bị viêm lợi trùm tái phát có thể được chỉ định nhổ răng khôn. Nhổ răng khôn bị lợi trùm được thực hiện đối với những trường hợp dưới:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng, mọc kẹt
  • Thiếu khoảng mọc răng
  • Không có răng khôn phía đối diện ăn khớp
  • Bệnh nhân không có điều kiện tái khám
  • Mong muốn điều trị triệt để
  • Muốn niềng răng sau này… được khuyến khích nhổ bỏ răng khôn.

Để biết rõ và chi tiết hơn bạn xem qua bài viết: nhổ răng khôn khi nào?cách nhổ răng khôn không đau.

Nhổ răng khôn bị lợi trùm sẽ giúp điều trị dứt điểm viêm nướu quanh răng khôn tái phát nhiều lần, dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn, phòng ngừa tránh khỏi những biến chứng của răng khôn mang lại sau này.

rang-khon-moc-lech-rang-khon-ham-duoi-moc-nghieng-lech-45-do-bac-si-cuong-nho-rang-khon-uy-tin-tot
Răng khôn hàm dưới mọc nghiêng nên bị kẹt lại, nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt tránh nhồi nhét thức ăn gây viêm nướu và sâu răng bên cạnh (sâu răng số 7 – răng ăn nhai chính)

Tuy nhiên, quá trình nhổ răng khôn, đặc biệt là răng khôn mọc nghiêng, lệch sẽ phức tạp hơn so với việc cắt lợi trùm. Do vậy bệnh nhân nên tìm đến các nha khoa có bác sĩ chuyên môn tốt để khám và nhổ nhé.

Tóm lại, làm sao để điều trị viêm lợi trùm răng khôn hiệu quả? Đó là điều trị sớm, uống thuốc để giảm bớt tình trạng đau nhức và nhiễm trùng. Sau đó cắt lợi trùm khi cần thiết trong những trường hợp răng khôn mọc thẳng bị lợi trùm. Nếu tái phát có thể xem xét phương án nhổ bỏ răng khôn.


sung-nuou-rang-khon-viem-loi-trum-rang-khon
Răng khôn mọc nghiêng – chậm mọc răng – lợi trùm răng khôn bị viêm, gây sưng đỏ – nên nhổ răng khôn

IV. Phòng ngừa mắc viêm lợi trùm răng khôn

Cách chăm sóc răng miệng và xử lý viêm lợi trùm răng khôn tại nhà

Sau khi phát hiện mình đang có lợi trùm răng khôn, việc chăm sóc răng miệng tại nhà rất quan trọng, dưới đây là một số cách xử lý đúng cách và an toàn tại nhà, bạn có thể tham khảo:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên, hiệu quả hơn khi sử dụng nước muối ấm.
  • Vệ sinh đánh răng kỹ lưỡng, chải nhẹ nhàng lên nướu đặc biệt là vùng răng khôn.
  • Tránh thức ăn cứng nhai phải vùng lợi trùm đang bị viêm.
  • Sử dụng thốc giảm đau khi viêm lợi trùm làm bạn khó chịu, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Sử dụng lông bàn chải mềm, hãy nhẹ nhàng không chải răng quá thô bạo lên nướu răng khôn đang bị viêm.
  • Ngoài nước muối sinh lý bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng như: BETADINE 1% (Povidon iod), KIN (chứa Chlorhexidine 0.12%)… có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
  • Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp đẩy nhanh quá trình lành thương của cơ thể: ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin, kẽm, rau củ… Hạn chế sử dụng bánh kẹo, thức ăn cay, quá nóng, hẹn chế bia và thuốc lá.

Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không giúp tình trạng viêm lợi trùm răng khôn giảm đi (giảm đau và sưng) sau 3-5 ngày. Hoặc viêm lợi trùm răng khôn bị tái phát đã nhiều lần, bạn nên đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Cắt lợi trùm - điều trị viêm quanh răng khôn nha khoa bác sĩ cường
Cắt lợi trùm răng khôn – điều trị viêm quanh răng khôn nha khoa bác sĩ Cường

Lời khuyên của bác sĩ khi mọc răng khôn bị lợi trùm phải làm sao?

Khi bị viêm lợi trùm răng khôn, cách tốt nhất là đến bác sĩ nha khoa để được khám và chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà như đã nói ở phần trên để giảm đau và giảm viêm cho đến khi được điều trị bởi bác sĩ.

Một số lời khuyên mà các bác sĩ nha khoa có thể cung cấp cho bệnh nhân khi mọc răng khôn bị lợi trùm là:

  • Bạn nên đánh răng và súc miệng đầy đủ, đúng cách và thường xuyên. Đặc biệt là sau khi ăn uống để loại bỏ mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn trong miệng.
  • Sử dụng nước muối ấm để súc miệng khi có thể: Hòa tan một muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm, sau đó súc miệng bằng dung dịch này để giảm đau và giảm viêm. Lưu ý bẹn nên pha không quá mặn.
  • Uống thuốc giảm đau khi thực sự cần thiết: Thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp bạn giảm đau và giảm viêm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Cuối cùng là không tự ý cắt hay rạch lợi răng khôn tại nhà: vì điều này có thể làm tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng nhiễm trùng.

Những lời khuyên trên chỉ là một số biện pháp tạm thời để giảm đau và giảm viêm trong khi chờ đợi điều trị bởi bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để tình trạng viêm lợi trùm răng khôn, bạn cần đến sự can thiệp chuyên nghiệp của bác sĩ nha khoa.

Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của viêm lợi trùm răng khôn, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất dựa trên tình trạng của bạn.

nuoc-suc-mieng-KIN-chlorhexidine-012-viem-nuou-viem-nha-chu-bac-si-cuong-dieu-tri
Nước súc miệng KIN – giúp giảm viêm lợi trùm răng khôn tại nhà

Các phòng ngừa mắc phải viêm lợi trùm răng khôn

Cách phòng viêm lợi trùm răng khôn tốt nhất là thăm khám kiểm tra răng miệng định kỳ. Đặc biệt là ở độ tuổi mọc răng khôn từ 17 đến 25 tuổi. Nhổ răng khôn sớm nếu như răng khôn mọc kẹt, không tham gia vào chức năng ăn nhai.

Vệ sinh răng miệng tốt không những góp phần phòng ngừa bệnh lý viêm lợi trùm răng khôn mà còn giúp răng chắc khỏe hơn, tránh sâu răng và các ván đề liên quan đến sức khỏe răng miệng nói chung.

bac-si-cuong-gioi-tham-kham-rang-chu-dao-ky-luong-nha-khoa-uy-tin-nho-rang-nieng-rang
Nên thăm khám với bác sĩ chuyên môn giỏi để kiểm tra tình trạng mọc răng khôn, phát hiện lợi thừa và điều trị sớm

Nếu bạn đang gặp vấn đề về viêm lợi trùm răng khôn, hãy đến khám và được tư vấn cũng như điều trị tại phòng khám của Bác sĩ Cường. Với nhiều năm kinh nghiệm và điều trị dứt điểm nhiều ca mọc răng khôn có lợi trùm bị viêm, nên bạn có thể an tâm hỏi xin tư vấn, giải đáp thắc mắc vấn đề đang mắc phải của mình.

bscuong-nha-khoa-bac-si-cuong-uy-tin-tot-nhat
CHỤP HÌNH RĂNG & Bấm GỬI Bác sĩ Cường để nhận hỗ trợ, giải đáp thắc mắc HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Chat FacebookChat Zalo
Hoặc Liên hệ Bs Cường

V. Những câu hỏi thường gặp về lợi trùm răng khôn

Lợi trùm răng khôn có tự khỏi không?

Có trường hợp viêm lợi tự khỏi sau 3-4 ngày thường xảy ra đối với răng khôn mọc thẳng. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp viêm lợi trùm răng khôn gây đau, nhức, tụ mủ và đặc biệt là rất hay tái phát lại với tình trạng ngày càng nặng nề hơn. Khi phát hiện có lợi trùm lên răng khôn, hãy đến khám để có phương án xử trí sớm.

Xem thêm chi tiết hơn tại đây: lợi trùm răng khôn có tự hết không?

sung-nuou-rang-khon-viem-nuou-moc-rang-khon
Giai đoạn viêm cấp, sưng đỏ bên phải. Bên trái là tình trạng viêm đã được kiểm soát. Tuy nhiên không vệ sinh kỹ lưỡng lợi trùm lên răng khôn rất dễ bị viêm tái phát

Có nên cắt lợi trùm răng khôn không?

Trong trường hợp viêm lợi trùm răng khôn không quá nghiêm trọng, bệnh nhân muốn giữ lại răng khôn và răng khôn đó mọc thẳng, sẽ tham gia vào quá trình ăn nhai sau này, thì việc cắt lợi trùm răng khôn có thể là một lựa chọn hợp lý.

Tuy nhiên, quyết định cắt lợi trùm răng khôn sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí và hướng mọc răng khôn. Bởi vì nếu mọc răng khôn không thuận lợi (bị kẹt) hoặc thiếu chỗ thì vùng nướu cắt đi sau này vẫn có nguy cơ tái phát.

Xem thêm chi tiết tại: cắt lợi trùm răng số 8 giá bao nhiêu tiền, có đau hay không, bao lâu thì khỏi?

sung-nuou-rang-khon-loi-trum-rang-khon-moc-rang-khon-khong-can-nho
Lợi thừa khi mọc răng khôn được cắt sau 3 tuần

Mọc răng khôn bị lợi trùm phải làm sao?

Như các hướng dẫn ở phía trên, từ xử trí tại nhà cho đến các biện pháp điều trị tại nha khoa. Tùy theo từng tình trạng bệnh lý mà có chữa riêng. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm, biện pháp tốt nhất và triệt để nhất là nhổ bỏ răng khôn.

Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp viêm lợi trùm răng khôn nào cũng phải nhổ. Lựa chọn nào là phù hợp nhất thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi ra quyết định.

Xem thêm: Nhổ răng khôn nên nhổ ở đâu tốt?

sau-rang-nho-khong-tram-sau-lon-pha-huy-mo-rang
Nên nhổ càng sớm răng khôn mọc nghiêng lệch, điều trị viêm lợi trùm răng khôn triệt để và phòng ngừa sâu răng bên cạnh

VI. Tổng kết

Viêm lợi trùm răng khôn là một vấn đề khá phổ biến và có thể gây ra nhiều khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc điều trị viêm lợi trùm răng khôn hiện nay không quá khó khăn.

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của viêm lợi trùm răng khôn, hãy lưu ý đọc lại các phương pháp chăm sóc răng miệng và xử lý tại nhà như đã được đề cập ở phần trước đó.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm và trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến khám và điều trị kịp thời tại phòng khám nha khoa của bác sĩ Cường hoặc trao đổi với bác sĩ phía dưới phần bình luận.

bac-si-cuong-chuyen-nieng-rang-nha-khoa-trong-rang-implant-boc-rang-su-bscuong-tp-hcm
Bs Cường – Sống và làm việc với trách nhiệm và tinh thần tận tâm với nghề

Hãy nhớ rằng, chăm sóc sức khỏe răng miệng là rất quan trọng, và việc điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng như viêm lợi trùm răng khôn sẽ giúp bạn duy trì hàm răng khỏe mạnh và tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Liên hệ với bác sĩ Cường để được tư vấn và khám bệnh kịp thời nhé!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cường chuyên khoa Răng Hàm Mặt

Nguồn tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
error: Alert: Cảm ơn bạn đã ghé thăm - Bác Sĩ Cường !!