Trồng hàm răng giả tháo lắp
– Phục hồi thẩm mỹ.
– Kim chỉ nhỏ.
Kỹ thuật:
– Vết thương đụng dập: tự khỏi, nếu máu tụ to không tự tiêu được cần rạch.
– Vết thương sây sát: chỉ cần rửa sạch.
– Vết thương rách da:
Làm sạch vết thương: dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng để rửa sạch vết thương, lấy sạch dị vật. Đây là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất. Vết thương sạch hạn chế được sự nhiễm khuẩn và mau lành.
Cắt lọc vết thương: phải hết sức tiết kiệm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chỉ cắt bỏ những phần quá rách nát họai tử hoặc còn nhiễm bẩn sau rửa.
Cầm máu: bằng kẹp hoặc đốt điện.
Khâu vết thương: vết thương hàm mặt có thể khâu muộn sau 6 giờ do vùng hàm mặt có nhiều mạch máu.
Khâu vết thương:
– Chia 2 loại: sớm và muộn.
+ Với vết thương phần mềm hàm mặt, vấn đề khâu sớm hay muộn không phụ thuộc vào thời gian mà phụ thuộc vào tính chất của vết thương sạch hay bẩn.
+ Với vết thương bẩn: chăm sóc bằng bơm rửa hàng ngày, kháng sinh toàn thân.
– Khi vết thương sạch, có tổ chức hạt đóng vết thương.
Nguyên tắc khâu: Không để vết thương căng; Khâu không để khoang ảo.
+ Khâu theo từng lớp từ sâu ra nông.
– Đối với vết thương xuyên: Vết thương xuyên hốc miệng có thể làm sạch, đóng kín niêm mạc miệng, lớp ngoài có thể để trống để dẫn lưu.
Kỹ thuật khâu:
Vật liệu sử dụng:
– Kim: có các loại thiét diện tròn hay tam giác.
– Chỉ khâu: 2 loại chính: Tiêu và không tiêu.
– Chỉ không tiêu: Dùng để khâu da, được cắt chỉ sớm hay muộn tuỳ loại vết khâu.
– Chỉ tiêu: Dùng để khâu các lớp sâu, sẽ tiêu mất sau một khoảng thời gian đủ cho sự liền sẹo. Gồm các loại sau:
+ Catgut: là một loại chỉ được sản xuất từ sợi collagène có nguồn gốc động vật, nó được dung nạp tốt và tiêu nhanh.
+ Catgut chromé tiêu rất chậm. Loại chỉ này rất mềm và dai, không cắt tổ chức khi chúng ta xiết chỉ.
- Cắt chỉ sau 5 ngày.
2.5. Gãy xương mặt
1.5.1 Cô cheá chaán thöông
Gãy xương tầng mặt giữa
– Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra gãy xương tầng mặt giữa là tai nạn giao thông do xe gắn máy, xe ô tô.
– Khoảng 70% tai nạn lưu thông do xe gây ra một loại vết thương nào đó ở khối mặt, mặc dù nhiều khi chỉ giới hạn trong phạm vi mô mềm.
– Nguyên nhân thường gặp kế tiếp là ấu đã hoặc hành hung, mặt đươc coi như là mục tiêu thích hợp nhất.
– Các nguyên nhân tiếp theo là: té ngã, chơi thể thao, tai nạn lao động và vết thương do hỏa khí.
– Chấn thương gãy tầng mặt giữa chủ yếu do lực tác động trực tiếp theo hướng trước sau. Tùy thuộc vị trí tác động lực và cường độ lực sẽ có những hình thái gãy xương khác nhau. Khi lực tác động tại vị trí thấp, phần cung răng xương hàm trên chịu toàn bộ lực chấn thương và sẽ gây thấp theo đường Le Fort I. Trong trường hợp này, tại vị trí lực tác động có thể có gãy xương ổ răng hoặc gãy dọc kèm theo. Khi lực tác động ở vị trí cao toàn bộ khối xương hàm trên sẽ chịu tác động bởi lực chấn thương dẫn đến gãy xương qua các vùng yếu phân bố giữa các xà và trụ.
– Nếu diện tiếp xúc xương khu trú vùng trung tâm tầng giữa mặt, xương sẽ gãy theo đường Le Fort III hoặc phối hợp với các hình thái gãy khác nhau như gãy Le Fort I, gãy dọc xương hàm trên.
– Nếu diện tiếp xúc rộng cả một bên hoặc hai bên, có thể dẫn đến gãy kiểu Le Fort III hoặc các thể phối hợp tại vị trí tác động cao, tùy thuộc cường độ lực có thể gãy xương chính mũi và phức hợp mũi sàng ổ mắt với các mức độ khác nhau.
– Đôi khi lực tác động gián tiếp theo hướng ngang cũng có thể gây gãy tầng mặt giữa. Trường hợp này lực tác động ngang gây gãy phức hợp gò má, đồng thời gây gãy xương ổ răng hàm trên hoặc gãy xương hàm trên một bên kết hợp gãy dọc hoặc gãy Le Fort II.
Gãy xương hàm dưới
– Xương hàm dưới là một vị trí nhô ở mặt nên là mục tiêu thuận lợi cho cả tai nạn xe cộ, ấu đả và hành hung…
– Trong gãy xương hàm dưới xương gãy có thể do lực tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Tùy thuộc cường độ lực, hướng lực và cấu trúc giải phẫu xương hàm dưới có thể gãy tại một hay nhiều vị trí đồng thời. Do đặc điểm phức tạp về hình thể học, cơ chế gãy tại mỗi vị trí gãy đều có những đặc thù riêng. Cơ chế chấn thương sẽ được trình bày theo từng vị trí gãy.
– Gãy vùng cằm: Gãy vùng cằm có thể gãy giữa cằm hay cằm bên. Ở trẻ em do vùng nối giữa còn yếu nên đường gãy thường nằm ngay vị trí cằm giữa. Ngược lại, ở người lớn vùng cằm khá chắc nên đường gãy thường nằm ở vị trí cằm bên. Lực gây gãy cằm có thể trực tiếp theo hướng thẳng hay lực uốn cong từ hai bên. Trường hợp lực tác động trực tiếp từ phía trước ngay giữa cằm, hướng lực sẽ đi về phía lồi cầu hai bên có thể gây gãy lồi cầu hai bên. Trường hợp vị trí tác động lực là cằm bên, lực sẽ hướng về phía lồi cầu bên đối diện. Trường hợp lực tác động gián tiếp từ cành ngang, gãy cằm thường kết hợp với gián tiếp từ gãy cành ngang hoặc góc hàm cùng bên.
– Gãy vùng cành ngang: Gãy cành ngang chủ yếu do tác động trực tiếp vào cành ngang theo hướng ngang hoặc từ dưới bờ dưới xương hàm dưới. Trường hợp gãy do lực tác động gián tiếp, gãy cành ngang thường kết hợp gãy lồi cầu cùng bên.
– Gãy vùng góc hàm: Gãy góc hàm có thể do lực tác động trực tiếp tại góc hàm hay lực tác động gián tiếp từ vùng cằm, cành ngang.
+ Trường hợp gãy do lực tác động trực tiếp, góc hàm có thể kết hợp với hãy vùng cằm hoặc cành ngang đối bên.
+ Trường hợp gãy góc hàm do lực tác động gián tiếp từ vùng cằm, góc hàm thường gãy cả hai bên và có thể kết hợp với gãy xương hàm dưới vùng cằm.
+ Trường hợp gãy góc hàm do lực tác động gián tiếp từ vùng cành ngang, góc hàm thường gãy phối hợp với vùng cằm cùng bên.
Gãy vùng ngành lên: Gãy ngành lên xương hàm dưới thường ít xảy ra, do ngành lên được bảo vệ cả ngoài lẫn trong bởi cơ cắn và cơ chân bướm trong rất khỏe. Chỉ khi lực tác động trực tiếp từ dưới lên hoặc trực tiếp ngay ngành lên có thể gãy dọc do lực xé hoặc gãy ngang.
Gãy mỏm vẹt: Gãy mỏm vẹt hiếm xảy ra và chủ yếu do lực đè ép từ xương gò má khi gãy. Do đó gãy mỏm vẹt hầu như không liên quan đến các vị trí khác của xương hàm dưới.
Gãy lồi cầu: Trong gãy lồi cầu Lindahl (1977) chia ra 3 cơ chế chính gây gãy lồi cầu xương hàm dưới.
+ Động lực tạo bởi một vật thể chuyển động tác động vào thân xương hàm dưới tĩnh gây gãy lồi cầu đối bên
+ Động lực tạo bởi vùng cằm chuyển động tác động vào một vật thể tĩnh gây gãy lồi cầu hai bên.
+ Phối hợp cơ chế 1 và 2: động lực tạo bởi vùng cằm và thân xương hàm dưới hai bên chuyển động và một vật thể chuyển động khác tác động vào nhau. Đây là dạng nặng nhất, thường gây gãy lồi cầu hai bên phối hợp vùng cằm, cành ngang.
Di lệch trong gãy xương hàm dưới
Di lệch nguyên phát: Do lực chấn thương gây ra. Tùy cường độ lực và hướng lực, sự di lệch có thể nhiều hay ít và có những hình thái khác nhau.
Di lệch thứ phát: Hướng các cơ kéo tác động lên hai đầu đoạn gãy, nếu có sự mất cân bằng về lực co kéo trên hai đoạn gãy sẽ dẫn đến sự di lệch. Tuy nhiên đôi khi có những đường gãy mà lực co kéo của các cơ không gây di lệch mà còn kéo hai đầu đoạn gãy tiến lại gần nhau.
1.5.2 Chaån ñoaùn
Gãy tầng mặt giữa
Chẩn đoán gãy tầng mặt giữa cần phải tiến hành một cách có hệ thống, tỉ mỉ nhằm tránh bỏ sót những triệu chứng quan trọng. Những triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và kế hoạch điều trị gãy tầng mặt giữa cần được lưu ý bao gồm:
+ Tương quan khớp cắn
+ Các hình thái di lệch, đặc biệt là hình thái di lệch tịnh tiến
+ Dấu lung lay cung răng và dấu “Hàm giả toàn bộ”
Sau khi đánh giá các triệu chứng lâm sàng giúp chẩn đoán gãy xương, vấn đề quan trọng thứ hai là đánh giá các tổn thương sàng ổ mắt, thành trong ổ mắt và các triệu chứng mắt có liên quan: song thị, di lệch nhãn cầu… Chụp cắt lớp điện toán (CT scan) rất cần thiết trong việc xác định mức độ tổn thương sàng ổ mắt, thành trong ổ mắt cũng như tình trạng thoát vị tổ chức quanh nhãn cầu vào ổ gãy.
Gãy xương hàm dưới
– Chẩn đoán xác định tất cả các vị trí gãy xương bên cạnh đó còn phải đánh giá tất cả các triệu chứng lâm sàng và vai trò của chúng trong việc lập kế hoạch điều trị cũng như tiên lượng kết quả điều trị. Để đạt các yêu cầu trên, người thầy thuốc phải nắm vững cơ chế chấn thương, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và việc thăm khám lâm sàng phải được tiến hành một cách có hệ thống, tỉ mỉ và tránh bỏ sót.
– Việc chẩn đoán càng rõ ràng, chính xác sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác lập kế hoạch điều trị và việc điều trị đạt kết quả cao, hạn chế tối đa những biến chứng và di chứng sau này.
1.5.4 Điều trị
Nguyên tắc chung:
Gãy tầng mặt giữa
Chẩn đoán và kế hoạch điều trị cần được nghiên cứu cẩn thận để tránh bỏ sót chẩn đoán và điều trị không đạt kết quả mong đợi.
+ Kháng sinh dự phòng.
+ Đánh giá tình trạng chảy máu.
+ Trường hợp gãy tầng mặt giữa di lệch kiểu quay, có thể áp dụng điều trị bảo tồn bằng phương pháp nắn chỉnh cố định liên hàm.
+ Trường hợp gãy tầng mặt giữa kiểu tịnh tiến, nên phối hợp phương pháp nắn chỉnh cố định liên hàm và nắn chỉnh thông qua khí cụ ngoài mặt hoặc treo xương hàm trên.
+ Trường hợp nắn hở bộc lộ ổ gy để khâu hoặc bắt nẹp vis các đầu xương gy sẽ mang lại kết quả cao trong điều trị gy xương.
+ Thám sát tái tạo sàng ổ mắt.
+ Can thiệp thành trong ổ mắt.
Gãy xương hàm dưới
- Đánh giá tình trạng toàn thân cũng như các chấn thương toàn thân trước khi tiến hành điều trị gãy xương hàm dưới.
- Chẩn đoán và kế hoạch điều trị được nghiên cứu cẩn thận để tránh bỏ sót chẩn đoán và điều trị không đạt kết quả mong đợi.
- Tình trạng răng chấn thương hoặc nhiễm trùng phải được đánh giá và điều trị đồng thời.
- Tái lập khớp cắn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong điều trị gãy xương hàm dưới.
- Trong trường hợp gãy nhiều xương, gãy xương hàm dưới nên điều trị trước.
- Thời gian cố định hàm có thể thay đổi tùy thuộc những yếu tố vị trí gãy, mức độ gãy, kiểu gãy, hướng di lệch, mức độ di lệch, vị trí bám của cơ cũng như hướng cơ co kéo, thời gian gãy, kỹ thuật và phương pháp điều trị, kết quả của việc nắn chỉnh và bất động, tuổi tác, toàn trạng bệnh nhân, những bệnh lý toàn thân, sự tuân thủ và hợp tác của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
- Kháng sinh dự phòng
- Vấn đề dinh dưỡng cần được quan tâm
- Hầu hết các trường hợp gãy xương hàm dưới đều có thể điều trị bảo tồn.