Nhổ răng khôn có những lưu ý gì? và răng khôn có phải bắt buộc nhổ hay không, quy trình nhổ răng khôn có đau và chảy máu,… Bài viết này giúp bạn trang bị thêm kiến thức để tự tin hơn khi đi khám răng tại nha khoa, giúp bạn vượt qua được những vấn đề khó chịu của chiếc răng khôn mang lại
Tóm Tắt Nội Dung
- 1 Nhổ răng khôn là gì?
- 2 Răng khôn là răng nào? Cách xác định răng khôn.
- 3 Răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng, mọc ngầm
- 4 2. Nhổ răng khôn có đau không?
- 5 3. Các phương pháp nhổ răng khôn
- 6 4. Quy trình các bước nhổ răng khôn tại nha khoa
- 7 5. Những lưu ý khi nhổ răng khôn
- 8 6. Nên nhổ răng ở đâu khôn
- 9 7. Giá nhổ răng khôn ở nha khoa uy tín tại Tp HCM
Nhổ răng khôn là gì?
Nhổ răng khôn là thao tác loại bỏ răng khôn ra khỏi xương hàm, được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, dưới chỉ định đúng và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Răng khôn là răng nào? Cách xác định răng khôn.
Răng khôn hay còn được gọi bằng những cái tên khác là răng cùng, răng cối lớn thứ ba, răng số 8 hay răng cấm,… Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng ở mỗi phân hàm.
Răng khôn mọc khoảng từ 18 đến 25 tuổi. Thông thường một người có khoảng 4 chiếc răng khôn. Hai răng khôn hàm trên và 2 răng khôn hàm dưới. Thời gian mọc có thể khác nhau ở mỗi hàm, trung bình thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài một vài tuần, thậm chí kéo dài hơn một vài tháng.
Thậm chí có một số người thời gian mọc răng khôn có khi đến cả năm mới hoàn thành. Không phải cứ hết tuổi mọc trung bình là 25 tuổi là mình không có răng khôn. Mà có một số người mọc rất trễ có khi đến 30-35 tuổi mới mọc cũng là điều bình thường.
Lưu ý là không phải ai cũng có đủ 4 răng khôn, có một số người không có mầm răng khôn, điều này chỉ xác định khi chụp phim X quang kiểm tra mầm răng khôn có trong xương hàm hay không.
Chính vì thời gian mọc khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, vị trí ban đầu của mầm răng khôn, sự phát triển của xương hàm,… Khi răng khôn bắt đầu mọc có thể bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng như:
- Đau nhức hàm, đặc biệt là vị trí răng khôn bắt đầu mọc
- Sưng tấy, đôi khi phù nề nhẹ ở phần nướu và gây khó khăn khi ăn uống và vệ sinh trong miệng.
- Có thể gây sốt, nặng hơn là há miệng hạn chế (khít hàm)
Răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng, mọc ngầm
Ở tất cả các răng khác đa số đều mọc trước 12-13 tuổi. Nhưng mãi cho đến 18 tuổi răng khôn mới bắt đầu mọc. Tương đương với tuổi đã trưởng thành (tuổi khôn) do đó cái tên thường được người ta nhắc đến là răng khôn (răng số 8 – răng cối lớn thứ 3).
Ở tuổi trưởng thành cấu trúc xương hàm và mô nướu đã tương đối hoàn chỉnh và chắc chắn. Do đó khi mọc răng khôn thường tình trạng khó chịu tăng lên và kéo dài hơn so với mọc những răng khác. Một trong những vấn đề thường gặp nhất của răng khôn gây ra là mọc lệch, nghiêng và ngầm bên dưới.
Răng khôn hàm dưới là răng hay mọc nghiêng trước (mọc ngang) với tỉ lệ cao nhất so với các vị trí khác, răng khôn hàm trên thì mọc nghiêng ra ngoài má hay gặp nhất.
Răng khôn mọc lệch về phía trước (mọc nghiêng hay mọc ngang)
Răng khôn mọc nghiêng lệch về phía trước là tình trạng hay gặp nhất trong các dạng mọc lệch của răng khôn. Trục răng khôn nghiêng về phía trước (phía răng số 7 – răng cối lớn thứ 2, với một góc khoảng 45 – 60 độ.
Khi nhìn vào miệng bằng mắt sẽ thấy chiếc răng này vẫn mọc trồi lên trên nướu nhưng tì vào răng số 7 bên cạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây chèn ép và xô lệch răng số 7.
Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều đau đớn, nhiễm trùng nặng, sốt, ăn nhai khó. Vậy nhổ răng khôn có đau, có nguy hiểm không? Chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
2. Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn không hề đau đớn như bạn nghĩ, bởi trước khi nhổ bác sĩ sẽ gây tê và sau khi nhổ sẽ được bác sĩ kê toa thuốc trong đó có thuốc giảm đau. Bạn uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ không bị đau.
3. Các phương pháp nhổ răng khôn
Có nhiều phương pháp nhổ răng khôn, sử dụng nạy, kìm, tay khoan cắt nhỏ răng khôn hay nhổ răng khôn bằng máy siêu âm piezotome…
4. Quy trình các bước nhổ răng khôn tại nha khoa
Quy trình nhổ răng khôn tại nha khoa thông thường gồm các bước sau:
- Sát trùng trong miệng và ngoài mặt
- Gây tê tại chỗ
- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy răng khôn ra khỏi xương hàm
- Nạo sạch mô không cần thiết và bơm rửa sạch ổ răng
- Khâu đóng vết thương khi cần thiết
- Cắn gòn và hướng dẫn chăm sóc sau nhổ răng
5. Những lưu ý khi nhổ răng khôn
5.1. Lưu ý trước khi nhổ răng khôn
5.2. Lưu ý trong khi nhổ răng khôn
5.3. Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
6. Nên nhổ răng ở đâu khôn
7. Giá nhổ răng khôn ở nha khoa uy tín tại Tp HCM
Nếu có thắc mắc cần tư vấn hoặc đang cần trao đổi, bạn hay người thân đang khó khăn trong việc ăn nhai, muốn cải thiện thẩm mỹ do tình trạng mất răng lâu ngày gây ra, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc Miễn Phí
Bấm: Chat Facebook hoặc Chat Zalo với Bác sĩ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ Liên hệ Bs Cường