Nhổ răng

Nhổ răng là thủ thuật thường gặp trong nha khoa, tuy nhiên nhổ răng luôn được các bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng, và không nên nhổ răng khi thật sự không cần cần thiết. Bởi nhổ mất răng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, giảm sức nhai cũng như sức khỏe toàn thân theo thời gian lâu dài.

1. Nhổ răng là gì?

Nhổ răng là kỹ thuật trong nha khoa giúp lấy răng thật của bệnh nhân ra khỏi xương hàm (loại bỏ răng thật), được Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt thực hiện đúng kỹ thuật và đúng chỉ định.

nho-rang-khon-bscuong-nha-khoa-uy-tin-bac-si-cuong-gioi-tphcm
Nhổ răng tại nha khoa – chỉ định nhổ răng khi nào

Nhổ răng khi răng có các vấn đề về bệnh lý như sâu răng nặng, răng hư tổn và răng không còn đảm bảo được chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Nhổ răng là thủ thuật có bản chất là một cuộc tiểu phẫu (phẫu thuật nhỏ) nên quá trình nhổ răng, bệnh nhân nên được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và sức khỏe ổn định trước khi được bác sĩ nhổ răng.

Sau khi nhổ mất chiếc răng hư không còn chức năng, bệnh nhân tốt nhất nhất nên có kế hoạch trồng lại răng đã mất (làm phục hình răng). Để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, ngăn ngừa được các hậu quả nghiêm trọng của mất răng gây ra sau này.

Phương pháp trồng răng tốt nhất ở thời điểm hiện nay là cấy ghép răng implant để phục hồi lại răng mất.

Nhổ răng trong những trường hợp nào

Nhổ răng có thể là nhổ răng sữa cho trẻ em, nhổ răng vĩnh viễn cho người trưởng thành, nhổ răng đã bị sâu, mọc ngầm hay kẹt,… không còn thực hiện chức năng ăn nhai.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những tình trạng các răng trên cung hàm bị hư tổn, gãy vỡ, lung lay và suy yếu. Khi đó, có nên nhổ răng hay không sẽ phụ thuộc vào những tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng quát của mỗi bệnh nhân.

Về mặt chuyên môn, các bác sĩ nha khoa luôn ưu tiên việc điều trị khôi phục lại răng hư tổn thay cho việc loại bỏ những chiếc răng này. Việc tái tạo và phục hồi lại răng cho đến khi tất cả các phương pháp đều không có tác dụng hoặc không thể thể áp dụng được, khi đó bác sĩ mới ra chỉ định nhổ bỏ răng.

rang-sau-vo-lon-nho-rang-bscuong-nha-khoa-bac-si-cuong-tphcm
Răng sâu vỡ lớn, gãy chỉ còn lại phần chân răng gây viêm nhiễm, nên nhổ bỏ

Một số trường hợp dưới đây có chỉ định nhổ răng:

  • Trường hợp chỉ định nhổ răng hư tổn nặng
  • Nhổ răng khi răng đó không cần thiết nhưng lại có nguy cơ gây biến chứng
  • Trường hợp chỉ định nhổ răng theo yêu cầu của niềng răng – chỉnh nha và phục hình (trồng lại răng).
  • Trường hợp chỉ định nhổ răng trong những bệnh lý toàn thân.

Trường hợp chỉ định nhổ răng khi răng hư tổn, viêm nhiễm nặng:

Khi Bác sĩ chuyên khoa khám răng, đánh giá và nhận thấy có một trong những trường hợp được nêu dưới đây thì có chỉ định nhổ răng:

Nhổ răng khi sâu răng nặng, phá hủy mô răng nhiều:

Thân răng (phần nhìn thấy được trên miệng) và phần chân răng (phần răng nằng trong xương hàm) bị sâu răng, phá hủy nhiều mô và hầu như không thể tái tạo lại được để thực hiện chức năng.

 rang-sau-nho-rang-khon-bac-si-cuong-nha-khoa-bscuong-tpchm
Răng sâu, gãy hết phần thân răng, chỉ còn lại chân răng hư trong xương hàm – nên nhổ bỏ

Nhổ những răng đã điều trị thất bại nhiều lần trước đó: 

Các răng đã điều trị tủy nhiều lần trước đó nhưng vẫn gây đau nhức, viêm và lung lay. Răng được tái tạo trước đó nhưng nay bị vỡ, gãy, nứt hay tét răng,… Các răng chết tủy (tủy răng bị hư, tủy hoại tử) mà không thể điều trị nội nha, lấy sạch tủy được.

Chỉ định nhổ răng khi mắc các vấn đề viêm nhiễm nặng:

Răng phải nhổ khi không còn thực hiện chức năng ăn nhai gây biến chứng viêm nhiễm nặng cấp hay mãn tính:

  • Chân răng sót lại gây viêm xương hàm, viêm xoang hàm, viêm tổ chức mô liên kết, nhận biết bằng tình trạng chảy mủ, dịch từ nướu xung quanh vị ví răng tổn thương.
  • Răng lung lay, bị nha chu (là tình trạng tiêu xương hàm xung quanh răng và tụt nướu nặng nề)

Chỉ định nhổ răng khi răng mọc có vị trí không thích hợp gây biến chứng

Vị trí răng mọc không đúng cần nhổ răng có thể gây biến chứng, nên có chỉ định nhổ:

  • Răng mọc ngầm, răng mọc lệch một bên mà không thể điều trị niềng răng để kéo lại (hoặc bệnh nhân không có nhu cầu điều trị niềng răng – chỉnh nha): thường có chỉ định nhổ răng khôn (răng số 8), răng mọc kẹt.
  • Răng mọc nghiêng lệch, sai trục: thường là răng khôn hàm trên hay mọc lệch ra phía ngoài má có chỉ định nhổ, răng nanh hàm trên thường mọc lệch ngoài (răng khểnh) một số thậm chí mọc ngầm trong xương. Khi đó cần xem xét nhổ, vì răng nanh là răng rất quan trọng trong quá trình thực hiện trượt hàm, ổn định khớp cắn và có ảnh hưởng thẩm mỹ rất nhiều.
  • Răng mọc vào xoang hàm, răng mọc ở nền mũi,.. cần khám và có chỉ định nhổ khi phòng ngừa biến chứng hoặc nhổ bỏ để hạn chế biến chứng từ những răng này gây ra

Nhổ răng khi đó là những răng không cần thiết:

Một số người có răng dư, răng thừa không thực hiện chức năng mà trái lại còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc chèn ép các răng khác gây rối loạn khớp cắn, một số răng dư có thể kể đến như:

  • Răng dư kẽ giữa (răng kẹ)
  • Răng số 9
  • Răng thừa dị dạng,…

Nhổ răng trong một số trường hợp: gãy chân răng do chấn thương không có khả năng phục hồi, răng sữa tới tuổi thay răng để không cản trở răng vĩnh viễn mọc lên,…

Chỉ định nhổ răng theo yêu cầu của niềng răng – chỉnh nha và phục hình (trồng lại răng).

Một số chỉ định của phục hình răng cần nhổ răng để đảm bảo kết quả phục hình tốt nhất, nhổ bỏ những răng hoặc chân răng gây cản trở trước khi làm lại răng, răng lung lay được bác sĩ đánh giá làm răng sứ trên những răng này có tuổi thọ, thời gian tồn tại không bền nên cần nhổ.

Một số chỉ định nhổ răng trong trường hợp thiếu khoảng trống để kéo răng, di chuyển răng trong khi niềng răng – chỉnh nha: răng thường được chọn nhổ là răng cối nhỏ (răng số 4 hoặc răng số 5). Nhổ răng khôn (nhổ răng số 8) giúp tránh nguy cơ tái phát sau chỉnh nha,…

nho-rang-chinh-nha-nieng-rang-ho-bscuong-nha-khoa-bac-si-cuong-tphcm
Nhổ răng khi niềng răng – chỉnh nha, tạo khoảng trống kéo răng điều trị hô hàm răng

Trường hợp chỉ định nhổ răng trong bệnh lý toàn thân:

Các trường hợp nhổ răng có thể kể đến như:

  • Nhổ răng trước xạ trị (bệnh nhân điều trị ung thư)
  • Nhổ răng khi đó là nguyên nhân gây ra các bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe toàn thân: răng là ổ nhiêm khuẩn gây bệnh lý về viêm khớp, viêm nội tâm mạc (tim), viêm thận,…

Những trường hợp này cần có sự phối hợp của các bác sĩ chuyên ngành khách nhau: bác sĩ nội khoa, ngoại khoa, tim mạch, ung bướu, bác sĩ nha khoa,…

Nhổ răng khi bệnh nhân yêu cầu vì lý do cá nhân. Thường gặp nhất là một số bệnh nhân chọn phương án nhổ răng sâu, răng đang đau (mặc dù có thể tái tạo lại được), thay vì chọn biện pháp phục hồi lại (trám răng, chữa tủy răng,…) tốn kém vì lý do kinh tế.

Không nhổ răng trong trường hợp nào? Chống chỉ định của nhổ răng.

Không phải trường hợp nào cũng có chỉ định nhổ răng. Một số trường hợp không nên nhổ răng ở những nhân mắc một số bệnh lý toàn thân chưa kiểm soát được, việc nhổ răng có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Không nên nhổ răng khi mắc các bệnh lý toàn thân

Vì vậy, trước khi thực hiện nhổ răng, bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ biết về về tình trạng sức khỏe của mình để có những chỉ định phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Một số trường hợp sau nên được xem xét:

  • Mắc cách bệnh lý toàn thân: bệnh lý liên quan đến vấn đề đông cầm máu, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc các bệnh lý ung thư ác tính, … cần nói rõ với bác sĩ nhổ răng để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
  • Bệnh nhân bị mắc bệnh động kinh, rối loạn tâm thần, khó kiểm soát hành vi,.. có thể phải sử dụng thuốc an thần vài ngày trước khi tiến hành nhổ răng.
  • Phụ nữ mang thai có chống chỉ định tạm thời nhổ răng đặc biệt 3 tháng đầu và 3 tháng cuối chu kỳ mang thai (9 tháng). Vì khi nhổ răng đòi hỏi một số kỹ thuật như chụp X – quang, thuốc tê, kháng sinh, kháng viêm,… có khả năng ảnh hưởng một phần đến em bé.
  • Bệnh nhân nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt được xem xét và cân nhắc trước khi chỉ định nhổ răng, do thay đổi nội tiết (hóc-môn). Tuy nhiên, việc chống chỉ định nhổ răng ở những đối tượng này thường không mấy khắt khe.

Không nên nhổ răng khi có các tổn thương trong miệng:

Chống chỉ định nhổ răng trong trường hợp mắc bệnh lý viêm nhiễm cấp tính trong miệng, nên thực hiện trì hoãn nhổ răng khi không thực sự cần thiết, bởi nhổ răng trong những trường hợp này có khả năng làm trầm trọng hơn, nhiễm khuẩn lan rộng, thậm chí là nhiễm trùng máu.
  • Viêm khớp răng (viêm quanh răng) cấp tính: gây tê cũng ít đáp ứng, nên việc nhổ răng ngay cũng gặp khó khăn
  • Áp-xe cấp tính lan rộng, biểu hiện bằng sưng, đau nhức, có mủ,…: thường có chỉ định nhổ răng khi đỡ viêm, bác sĩ thường chích rạch khối mủ (khối áp-xe) trước, sau đó cho thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm trước một vài ngày, rồi mới tiến hành nhổ răng.
  • Viêm xoang, nhiễm trùng xoang hàm,… đang trong giai đoạn viêm cấp, cũng hạn chế việc nhổ các răng hàm trên.

Bệnh lý nghiêm trọng tuyệt đối không nên nhổ răng khi chưa có chỉ định rõ ràng từ nhiều chuyên khoa.

Một số bệnh lý cần phối hợp thực hiện giữa các bác sĩ chuyên khoa khác nhau mới có thể ra quyết định nhổ răng hay không, có thể kể đến các bệnh lý như:

  • Bệnh ung thư máu (đặc biệt là bệnh bạch cầu cấp), nhổ răng sẽ rất dễ chảy nhiều máu và nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ rất cao.
  • Bệnh nhân ung thư sau điều trị với tia xạ (xạ trị vùng đầu mặt cổ) chưa ổn định. Việc nhổ răng trên những đối tượng này rất dễ bị hoại tử xương hàm, khó lành thương sau nhổ răng vì thiếu nguồn máu cung cấp cho việc lành vết thương sau nhổ răng.
  • Bệnh máu khó đông bẩm sinh hoặc do sử dụng thuốc chống đông để điều trị bệnh lý khác (bệnh lý tim mạch), khi đó cần có sự thống nhất giữa các bác sĩ khoa tim mạch, huyết học và bác sĩ nha khoa để đưa ra quyết định nhổ răng hay không nhổ răng.
  • Các bệnh lý suy gan, suy thận nặng cũng cần được lưu ý kỹ lưỡng,…

Nhổ răng có đau không?

Nhổ răng 

3. Các phương pháp nhổ răng

4. Quy trình các bước nhổ răng tại nha khoa

5. Những lưu ý khi nhổ răng

Rủi ro có thể xảy ra khi nhổ răng
Nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn có thể sẽ gặp một số rủi ro sau nếu lựa chọn thực hiện tại nha khoa kém uy tín, chất lượng:
 
– Chảy máu kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu ngừng chảy.
 
– Vết thương chậm lành, thậm chí nhiều trường hợp còn xảy ra viêm nhiễm.
 
– Tổn thương đến các chân răng xung quanh, làm ảnh hưởng đến các phục hình trong miệng như mão răng, cầu răng sứ.
 
– Gây cảm giác tê trong miệng hoặc khu vực quanh môi liên tục.
 
Chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng
Chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng
Để tránh những rủi ro này, việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao cùng trang thiết bị hiện đại là vô cùng cần thiết.
Khi nào nên gọi cho chuyên gia
Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ như cắn bông gạc cầm máu; uống thuốc giảm đau, chống viêm; vệ sinh răng miệng đúng cách; nghỉ ngơi nhiều, tránh gắng sức,… để hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
 
Trường hợp nếu xảy ra những tình trạng dưới đây, bạn cần gọi đến bác sĩ hoặc quay lại nha khoa ban đầu để được kiểm tra, xử lý:
 
– Xuất hiện cảm giác đau, khó chịu rõ ràng và không có dấu hiệu thuyên giảm.
 
– Phản ứng sưng tấy nghiêm trọng, chảy máu kéo dài, kèm theo nhiệt độ cơ thể tăng cao.
 
– Vết thương sau 3 ngày với chiếc răng bình thường và 7 – 10 ngày đối với răng khôn vẫn còn đau nhức và không có dấu hiệu lành.
 
Nếu cơn đau tại vị trí nhổ răng kéo dài không khỏi, bạn nên quay lại nha khoa để được kiểm tra
Nếu cơn đau tại vị trí nhổ răng kéo dài không khỏi, bạn nên quay lại nha khoa để được kiểm tra
Phản ứng của mỗi người sau khi nhổ răng thường không giống nhau, điều này còn tùy thuộc vào thể trạng cũng như quá trình vệ sinh chăm sóc răng miệng hằng ngày. Trong trường hợp nếu thấy vết thương ở khu vực nhổ răng có dấu hiệu bất thường, bạn nên bình tĩnh quay lại nha khoa để được kiểm tra, tránh tình trạng hoảng hốt, mất kiểm soát

5.1. Lưu ý trước khi nhổ răng

** Lưu ý: Số răng nhổ ở mỗi lần tùy thuộc vào vị trí của các răng, tình trạng răng và sức khỏe của bệnh nhân, có thể nhổ 2 đến 3 răng trong cùng 1 lần. Không nên nhổ các răng ở hai bên hàm cùng lúc vì làm trở ngại việc ăn uống. Ngoài ra việc trồng răng giả là vô cùng cần thiết (chỉ trừ răng khôn).

Bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân nên trung thực khai báo rõ với bác sĩ trước khi nhổ răng
Bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân nên trung thực khai báo rõ với bác sĩ trước khi nhổ răng
Các bệnh lý tại chỗ: cụ thể là răng miệng bạn đang gặp vấn đề như nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan, hoặc đang trong thời gian xạ trị, bạn cần phải tạm ngừng việc nhổ răng để điều trị triệt để. Sau khi những tình trạng này đã khỏi hẳn, việc nhổ răng sẽ được chỉ định.

5.2. Lưu ý trong khi nhổ răng

5.3. Lưu ý sau khi nhổ răng

6. Nên nhổ răng ở đâu

7. Giá nhổ răng ở nha khoa uy tín tại Tp HCM

8. Nhổ răng khôn có đau không?

https://www.webmd.com/oral-health/guide/pulling-a-tooth-tooth-extraction

 

 

Nếu có thắc mắc cần tư vấn hoặc đang cần trao đổi, bạn hay người thân đang khó khăn trong việc ăn nhai, muốn cải thiện thẩm mỹ do tình trạng mất răng lâu ngày gây ra, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc Miễn Phí

bscuong-nha-khoa-bac-si-cuong-uy-tin-tot-nhat

Bấm: Chat Facebook hoặc Chat Zalo với Bác sĩ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ Liên hệ Bs Cường

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ ? Đừng quên đánh giá bài viết và chia sẻ lưu lại cho bạn bè, người thân nhé !

5/5 - (3 bình chọn)

ĐỪNG BỎ QUA: NHỔ RĂNG KHÔNG ĐAU TẠI NHA KHOA

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC: NHỔ RĂNG

Răng khôn Hỏi đáp nha khoa Kiến thức nha khoa Nhổ răng

Review nhổ răng khôn tại nha khoa bệnh viện Tiết Lộ Sự Thật

Nhổ răng khôn chắc hẳn ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong...

16 Các bình luận

Răng khôn Hỏi đáp nha khoa Kiến thức nha khoa Nhổ răng

Nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám nha khoa tư nhân nào?

Nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám nha khoa tư nhân luôn...

9 Các bình luận

Răng trẻ em Bệnh lý răng hàm mặt Hỏi đáp nha khoa Kiến thức nha khoa Nhổ răng Niềng răng - chỉnh nha

Răng mọc lẫy là gì? XẤU ✅ phải làm sao NHỔ, vào trong hàm dưới trên trẻ

Răng mọc lẫy là gì? mọc trên lợi gây xấu vùng răng cửa? Các khắc...

4 Các bình luận

Nhổ răng Kiến thức nha khoa Răng khôn Răng trẻ em

Kìm nhổ răng vĩnh viễn, răng 8 sữa trẻ em, hàm trên, dưới các loại

Kìm nhổ răng hay kiềm nhổ răng là dụng cụ rất thường được sử dụng...

Nhổ răng Hỏi đáp nha khoa Kiến thức nha khoa

Những ngày không nên nhổ răng, Sự thật khoa học và tâm linh

Bạn có tin vào những câu chuyện may rủi khi đi nhổ răng trong các...

Nhổ răng Hỏi đáp nha khoa Kiến thức nha khoa

Nhổ răng cấm có bị hóp má không ✅ Bác sĩ TIẾT LỘ 5 sự thật

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận