Răng khôn mọc ngầm hay thậm chí mọc ngược vào xương hàm là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Bài viết này tổng hợp toàn bộ kiến thức chi tiết cho bạn xung quanh vấn đề liên quan đến răng khôn mọc ngầm. Từ dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, những ảnh hưởng xấu cũng như biến chứng của nó.
Đồng thời cũng cung cấp cho bạn những thông tin đáng tin cậy, giúp bạn trả lời những thắc mắc răng khôn mọc ngầm có nên nhổ không, liệu đây có phải sự lựa chọn tốt nhất hay chưa? Răng khôn mọc ngầm không đau có nên nhổ không hay giữ lại? Nhổ răng khôn mọc ngầm có đau không? Phương pháp nào an toàn nhất?…
Nếu có bất kỳ thắc mắc cần hỗ trợ bởi bác sĩ hãy để lại phần bình luận phía dưới bài viết. Bác sĩ Cường – chuyên gia nha khoa về nhổ răng khôn sẽ trực tiếp trả lời hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp riêng của mình.
Tóm Tắt Nội Dung
- 1 Răng khôn mọc ngầm là như thế nào?
- 2 Dấu hiệu nhận biết răng khôn mọc ngầm
- 3 Răng khôn mọc ngầm có nguy hiểm không? Gây biến chứng gì?
- 4 Nguyên nhân răng khôn mọc ngầm trong xương
- 5 Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm hay không?
- 6 Phải làm gì khi có răng khôn mọc ngầm?
- 7 Lợi ích và hạn chế của việc nhổ hoặc giữ lại răng khôn
- 8 Các câu hỏi thường gặp về răng khôn mọc ngầm
- 8.1 Có thể phòng ngừa tình trạng răng khôn mọc ngầm hay không?
- 8.2 Tại sao một số người không cần nhổ răng khôn trong khi người khác phải nhổ?
- 8.3 Nhổ răng khôn mọc ngầm có đau không?
- 8.4 Quy trình nhổ răng khôn mọc ngầm ở nha khoa là gì?
- 8.5 Răng khôn mọc ngầm không đau có nên nhổ không?
- 8.6 Thời gian nhổ bao lâu?
- 8.7 Phương pháp nhổ răng khôn mọc ngầm tốt nhất hiện nay là gì?
- 8.8 Chi phí nhổ răng khôn mọc ngầm bao nhiêu?
- 8.9 Những lưu ý gì sau khi nhổ răng khôn mọc ngầm?
- 8.10 Địa chỉ nha khoa uy tín nhổ răng khôn mọc ngầm, Bác sĩ giỏi ở Tp HCM
Răng khôn mọc ngầm là như thế nào?
Răng khôn mọc ngầm là tình trạng răng khôn còn nằm ở trong xương hàm, bên dưới nướu, không mọc lên hoàn toàn như những răng khác được do không có đủ khoảng không gian để mọc. Một số răng khôn mọc ngược vào xương hàm có thể không có bất kỳ triệu chứng nào báo trước, hầu hết bệnh nhân thường được bác sĩ thông báo khi đi chụp x quang răng định kỳ.
Cần phân biệt giữa răng khôn mọc ngầm và răng khôn mọc lệch hay mọc kẹt. Răng khôn mọc lệch hay nghiêng ở hàm dưới thường phổ biến hơn tình trạng răng khôn mọc ngầm. Thông thường, răng khôn hàm dưới vẫn mọc lên miệng nhưng chỉ nhú lên một phần, đây không phải là răng khôn mọc ngầm.
Xem thêm: Răng khôn mọc ngang có nên nhổ? Khám phá 7 sự thật THÚ VỊ (bscuong.com)
Ngoài tình trạng răng khôn mọc ngầm ra hiếm gặp hơn là răng khôn mọc ngược, nghĩa là hướng mọc răng ngược lại các răng đã mọc khác trên cung hàm.
Răng khôn mọc ngầm trong xương nên chỉ có thể nhìn thấy trên phim x quang hoặc phim CT Scsan 3D, không thể thấy trên miệng khi nhìn trực tiếp.
Dấu hiệu nhận biết răng khôn mọc ngầm
Trên thực tế răng khôn mọc ngầm không có bất kỳ triệu chứng nào báo trước, bệnh nhân hoàn toàn bình thường, hiếm khi đau nhức hay khó chịu. Nhìn trên miệng cũng không hề phát hiện thấy răng khôn bì nó còn ngầm trong xương, được nướu che phủ.
Dưới đây có thể là một số dấu hiệu răng khôn mọc ngầm đáng nghi ngờ:
Bệnh nhân đã đến tuổi mọc răng khôn nhưng không thấy mọc trên miệng
Người bình thường có tổng cộng 4 chiếc răng khôn, với 2 cái hàm trên và 2 cái hàm dưới, tuổi mọc trung bình từ 17-25 tuổi. Nếu quá 25 tuổi mà không thấy răng khôn mọc lên trên miệng thì có khả năng nó còn ngầm bên trong xương hàm.
Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố dự đoán, vì rất nhiều người không có đủ 4 răng khôn, thậm chí có người không hề có bất kỳ chiếc răng khôn nào. Mặt khác nhiều người mọc răng khôn khá muộn, có khi 30 tuổi mọc răng khôn cũng là chuyện hết sức bình thường.
Răng khôn mọc ngầm hầu như không có bất kỳ dấu hiệu nào nhận biết thông qua thăm khám trong miệng, chuẩn đoán xác định có răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hay thậm chí mọc ngược được dựa trên phim x quang toàn hàm hoặc chụp CT Scan 3D.
Nướu phía sau góc hàm sưng đỏ, sờ chạm vào cảm giác cứng, gồ ghề
Một số răng khôn mọc ngầm dưới nướu (răng khôn mọc dưới lợi) có thể cảm nhận được thông qua thăm khám thông thường. Nướu vùng răng khôn phía sau cùng của cung răng hơi sưng phồng lên, có thể đau khi sờ nắn. Khi ép ngón tay vào cảm giác được một phần của răng khôn chuẩn bị mọc lên.
Tuy nhiên rất khó để bệnh nhân tự thăm khám, bởi rất khó để cảm nhận bởi nướu vùng này cũng khá dầy, bệnh nhân lại ít kinh nghiệm.
Dấu hiệu này chứng tỏ răng khôn đang mọc hơn là chuẩn đoán răng khôn mọc ngầm. Bệnh nhân có thể kèm theo sốt, đau hay rách nướu sau đó vài ngày đến vài tuần. Răng khôn có thể sẽ trồi lên trong miệng.
Tùy theo hướng mọc mà răng khôn có thể mọc lên hoàn toàn hay chỉ mọc lên được 1 phần do mắc kẹt lại không mọc lên được nữa. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở răng khôn hàm dưới.
Đau hoặc kèm chảy máu nướu
Đau thường hiếm khi xảy ra, chỉ khi răng khôn mọc ngầm chuản bị mọc lên làm nướu răng bị rách ra, tách ra cho răng khôn trồi lên. Khi đó nướu răng rất dễ chảy máu, đau có thể đau khi ăn nhai chạm phải hoặc khi đánh răng vào vùng răng khôn đang mọc này.
Nhồi nhét thức ăn gây hôi miệng
Răng khôn mọc kẹt ở hàm dưới rất dễ đọng thức ăn ở kẽ răng khôn với răng kế cận (răng số 7). Việc làm sạch thức ăn rất khó, dó đó bệnh nhân có thể bị hôi miệng. Nếu không xử trí sớm có thể làm sâu răng số 7 phía trước. Dẫn đến viêm tủy răng, hư hại răng 7 là răng ăn nhai chính khiến việc điều trị sau này tốn kém và mất nhiều thời gian hơn.
Do vậy việc thăm khám và chuẩn đoán răng khôn mọc ngầm hay mọc kẹt, mọc nghiêng lệch rất quan trọng để tìm ra hướng xử trí nhanh nhất, tránh được những biến chứng nguy hiểm sau này.
Các răng khôn mọc nghiêng lệch, mọc kẹt thông thường được các bác sĩ khuyến khích nhổ bỏ bởi vì nó không đóng góp gì vào chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho khuôn mặt, việc giữ lại không nhổ bỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho bệnh nhân hơn.
Răng khôn mọc ngầm có nguy hiểm không? Gây biến chứng gì?
Tỉ lệ răng khôn mọc ngầm khá cao, khoảng 72% người trong độ tuổi 20 đến 30 tuổi có ít nhất một răng khôn mọc ngầm. Nó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức, sưng nướu, viêm nhiễm, sâu răng, đẩy lệch răng phía trước (răng cối lớn thứ 2 – răng số 7) và tiêu xương hàm ở vùng răng khôn.
Dưới đây là một số ảnh hưởng cũng như biến chứng của răng khôn mọc ngầm gây ra:
Nguy cơ ảnh hưởng đến răng bên cạnh: răng số 7
Răng số 7 là răng phía trước răng khôn, đây là răng ăn nhai chính. Nên được bảo tồn vì mất răng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, đồng thời việc trồng lại răng này khá tốn kém.
Răng khôn mọc ngầm khi trồi một phần lên miệng có nguy cơ:
- Làm viêm nhiễm nướu xung quanh răng khôn
- TÍch tụ mảng bám, vụn thức ăn dễ đọng hay kẹt lại gây hôi miệng
- Sâu răng khôn và răng số 7 dẫn đến viêm tủy, chết tủy răng
- Đẩy lệch lạch khớp nhai.
Đọc thêm: Lấy tủy răng khôn khi nào diệt tủy răng số 8 chú ý NGUY HIỂM (bscuong.com)
Xô lệch các răng khác gây tăng chen chúc và lệch lạc răng khấp khểnh
Do khoảng mọc răng khôn không đủ nên có xu hướng đẩy lệch những răng khác ra trước, làm chen chúc răng ngày càng trầm trọng hơn.
Răng mọc bị xoay, chen chúc nhiều gây mất thẩm mỹ, đồng thời khớp nhai cũng bị rối loạn. Bên cạnh đó răng rất dễ bị vôi răng, tụt nướu, mắc thức ăn…
Sâu răng
Răng mọc không đều, mọc kẹt rất dễ vướng thức ăn và khó làm sạch, lâu ngày dẫn đến cấu trúc mô răng bị phá hủy, sâu răng lan rộng.
Sâu răng đặc biệt rất hay gặp ở giữa răng khôn và răng số 7 – răng cối lớn thứ 2. Sâu răng nặng dẫn đến đau nhức khó chịu do viêm tủy răng, răng sâu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ mất răng.
Xem thêm: Răng khôn bị sâu có nên nhổ không? 5 CẢNH BÁO phải đọc (bscuong.com)
Biến chứng viêm nướu răng khôn (viêm lợi)
Viêm nướu răng khôn là biến chứng thường gặp, khi bắt đầu răng khôn mọc ngầm chuẩn bị nhú lên miệng, phần nướu bên trên thường sưng đỏ, rất dễ chảy máu và đau nhức.
Một số tình trạng nặng có thể xuất hiện mủ, dịch vàng chảy ra từ khe nướu và răng khôn, đây là biểu hiện của nhiễm trùng, có thể lan rộng ra những vùng xung quanh. Bệnh nhân nên được khám và điều trị sớm tránh viêm nhiễm lan rộng.
Đọc chi tiết hơn về: Răng khôn bị lợi trùm và Mọc răng khôn bị sưng lợi
U nang răng khôn mọc ngầm có thể gây tiêu xương hàm nặng nề
Xung quanh răng khôn mọc ngầm dễ xuất hiện nang thân răng. Biến chứng U nang răng khôn này dẫn đến tiêu xương hàm một vùng rộng, có nguy cơ gãy và sưng phồng xương hàm.
Bệnh nhân hoàn toàn thường không cảm thấy bất kỳ khó chịu hay đau nhức nào cho đến khi tiêu xương hàm trầm trọng, u đã phát triển lớn gây sưng, lệch một bên hàm.
Biến chứng chèn ép thần kinh gây rối loạn về cảm giác
Nguy hiểm hơn là biến chứng chèn ép vào thân kinh hàm dưới của răng khôn mọc ngầm có thể gây tê môi, rối loạn về cảm giác.
Tình trạng này nên được khám và nhổ bỏ răng khôn sớm để tránh khỏi nguy cơ này.
Nguyên nhân răng khôn mọc ngầm trong xương
Răng khôn mọc ngầm có thể nằm hoàn toàn bên dưới nướu, trong xương hàm. Một số có thể trồi lên một phần trong miệng có thể nhìn thấy một ít.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra răng 8 mọc ngầm, dưới đây là một số lý do phổ biến:
- Thiếu không gian cho răng khôn: xương hàm phát triển ra trước ngày càng kém do thói quen ăn nhai thức ăn mềm hiện nay, nên răng khôn không có đủ khoảng để mọc lên hoàn toàn, nó thường mọc kẹt lại bên dưới.
- Hướng mọc răng khôn bị lệch: răng số 8 mọc ngầm do bị nghiêng, hướng mọc có thể bị cản trở, thậm chí nhiều răng khôn mọc ngược vào xương hàm.
- Do cứng khớp: răng khôn bị dính lại với xương hàm không thể mọc trồi lên được
- Do di truyền: một số người mọc răng khôn khá muộn, nên có khi 25 tuổi răng khôn vẫn còn ngầm trong xương.
Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm hay không?
Trên thực tế nếu răng khôn của bạn bị mọc ngầm nhưng không gây ra bất kỳ vấn đề gì thì ảnh hưởng đến sức khỏe có thể bạn không cần phải nhổ bỏ chúng. Theo dõi răng khôn mỗi 6 tháng tại cơ sở bệnh viện hay nha khoa uy tín để biết được hướng tiến triển của răng khôn đứng im hay mọc trồi dần lên.
Tuy nhiên, nếu răng khôn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, việc loại bỏ chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề biến chứng sau này.
Nên nhổ
Nên nhổ răng khôn mọc ngầm khi:
- Gây đau nhức
- Sâu răng
- Sưng viêm, nhiễm trùng
- Chèn ép răng khác
- Tê môi hay rối loạn cảm giác do răng khôn chèn ép
- Nang thân răng phát triển lớn dần gây tiêu xương hàm
- Nên nhổ bỏ khi không có thời gian tái khám nha khoa định kỳ để theo dõi hướng phát triển của nó
- Nhổ răng khôn mọc ngầm khi có chỉ định của bác sĩ chỉnh nha (niềng răng) hoặc cản trở vị trí trồng răng implant
Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc ngầm sâu trong xương hàm thường được theo dõi định kỳ hơn là phẫu thuật nhổ răng khôn ra ngoài. Tuy nhiên những răng khôn mọc ngầm ngang, lệch và nghiêng vào răng phía trước hay hướng răng khôn đâm vào má có trồi một phần lên miệng thường sẽ có chỉ định nhổ để phòng tránh những biến chứng sau này.
Xem thêm: Nhổ răng khôn chưa mọc có được không? 5 LƯU Ý quan trọng (bscuong.com)
Không nên nhổ
Những bệnh nhân có sức khỏe kém, có bệnh lý tim mạch, huyết áp cao hay rối loạn đông cầm máu, bệnh lý tiểu đường chưa được kiểm soát thì không nên nhổ.
Trì hoãn nhổ răng khôn cũng có thể trong trường hợp phụ nữ mang thai hay vừa trải qua một cuộc phẫu thuật trước đó, cần có thời gian để cơ thể hồi phục trước khi tiến hành mổ răng khôn mọc ngầm ra ngoài.
Xem thêm: Có thai nhổ răng được không ?✅ ẢNH HƯỞNG đến thai nhi? Bầu răng khôn (bscuong.com) và Có kinh nguyệt nhổ răng được không?✅ Răng khôn ngày đèn đỏ đang hành (bscuong.com)
Bởi đây là một thủ thuật tương đối khó, răng khôn vừa nằm sâu trong góc hàm lại vừa ngầm bên dưới xương. Bên cạnh đó răng khôn còn liên quan đến nhiều cấu trúc quan trọng của cơ thể như: xoang hàm ở hàm trên và thần kinh mạch máu lớn ở hàm dưới.
Do vậy, việc nhổ răng khôn mọc ngầm được cân nhắc hết sức cẩn thận, bệnh nhân phải được thăm khám kỹ lưỡng, chụp x quang hay chụp CT Scan 3D cũng như xét nghiệm có liên quan trước khi tiến hành nhổ để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Có phải ai cũng mọc răng khôn? [5 SỰ THẬT] bất ngờ tâm linh (bscuong.com)
Phải làm gì khi có răng khôn mọc ngầm?
Nếu bạn phát hiện mình có răng khôn mọc ngầm trong xương, cách tốt nhất là thăm khám tại bệnh viện hay nha khoa uy tín có bác sĩ giỏi để kiểm tra định kỳ, đánh giá hướng mọc hoặc phát hiện sớm các bất thường của răng khôn gây ra để điều trị nhổ bỏ kịp thời.
Việc thăm khám có thể đòi hỏi chụp x quang hoặc chụp CT Scan thì mới có thể đánh giá được vị trí cũng như hướng mọc. Nếu răng khôn đứng im tại chỗ sau nhiều năm, cũng không có biểu hiện tạo nang hay tiêu xương thì có thể cứ để im theo dõi tiếp.
Nếu răng khôn có xu hướng trồi lên, với hướng mọc nghiêng, đâm vào răng khác hay ra ngoài má thì nên nhổ bỏ. Thời điểm nhổ phụ thuộc vào từng trường hợp và bác sĩ là người ra chỉ định cho mỗi ca cụ thể.
Để được tư vấn cụ thể, bạn có thể liên hệ bác sĩ Cường để được giải đáp thắc mắc, hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết. Bác sĩ Cường với nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu phẫu thuật nhổ răng khôn tất cả các ca từ dễ đến khó. Sự tận tâm với nghề giúp Bác được nhiều bệnh nhân tin tưởng.
Bs Cường luôn điều trị với phương trâm đặt chữ “tâm” lên hàng đầu, lựa chọn phương pháp nhổ răng hiện đại nhất, vừa nhanh chóng, giảm đau lại tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Bác sĩ Cường đã thực hiện thành công rất nhiều ca nhổ răng khôn từ cực kỳ phức tạp đến đơn giản, Bác luôn nhận được đánh giá cao và sự hài lòng của bệnh nhân sau điều trị. Bác cũng không ngừng cập nhật kiến thức và áp dụng những kỹ thuật nhổ răng tốt nhất để đảm bảo bệnh nhân không đau, rút ngắn thời gian hồi phục và giảm sưng tối đa sau nhổ.
Lợi ích và hạn chế của việc nhổ hoặc giữ lại răng khôn
Những lợi ích của việc nhổ răng khôn
Nhổ bỏ răng khôn giúp bệnh nhân bớt lo lắng hơn trong tương lai,
Răng khôn mọc ngầm có thể gây ra nhiều vấn đề và không thoải mái cho nhiều người. Nhổ răng khôn có thể mang lại những lợi ích sau:
- Phòng ngừa các biến chứng.
- Giải quyết tình trạng khó chịu do răng khôn gây ra ở thời điểm hiện tại nếu có.
- Chủ động sắp xếp được thời gian nhổ và thời gian nghỉ ngơi sau nhổ phù hợp.
Những lợi ích của việc giữ lại răng khôn
Mặc dù việc nhổ răng khôn có thể giải quyết nhiều vấn đề, nhưng giữ lại răng khôn mọc ngầm cũng mang lại một số lợi ích:
- Tiết kiệm chi phí
- Tránh phải nhổ răng, mất máu, thời gian hồi phục và rủi ro của cuộc phẫu thuật
Nhổ răng khôn là một quá trình phẫu thuật nhỏ, và như bất kỳ quá trình phẫu thuật nào khác, nó có một số rủi ro tiềm ẩn và có thể gây ra biến chứng. Trong một số trường hợp, những rủi ro này có thể được tránh bằng cách giữ lại răng khôn, giúp giảm thiểu các vấn đề phát sinh trong quá trình phẫu thuật.
Giữ lại răng khôn không có nghĩa là khuyến khích bệnh nhân đừng quan tâm tới nó. Việc theo dõi và đánh giá lại răng khôn mọc ngầm định kỳ mỗi 6 tháng là điều cần thiết. Bởi khi có biến chứng nguy hiểm từ nó thường bắt đầu không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào cho bệnh nhân. Nhưng khi gây sưng hay đau thì tình biến chứng có thể đã khá nặng.
Những hạn chế và rủi ro có thể xảy ra
Trong tất cả các trường hợp nhổ răng khôn, thì răng khôn mọc ngầm được xem là ca nhổ răng phức tạp nhất. Do vị trí khá sâu trong xương, không thể nhìn thấy trực tiếp được.
Việc nhổ răng khôn mọc ngầm đòi hỏi phải rạch nướu, bộc lộ răng khôn thông qua mài, cắt xương bề mặt, chia răng khôn ra nhiều phần rồi lấy ra ngoài. Sau đó khâu đóng vết thương lại.
Vì thế, trước khi quyết định nhổ răng khôn mọc ngầm bệnh nhân nên được thăm khám kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể.
Các câu hỏi thường gặp về răng khôn mọc ngầm
Có thể phòng ngừa tình trạng răng khôn mọc ngầm hay không?
Dường như không thể phòng ngừa được tình trạng răng khôn mọc ngầm, việc thăm khám sức khỏe răng miệng là cần thiết và theo dõi mọc răng khôn ở độ tuổi 17 đến 25 tuổi để đánh giá vị trí, hướng mọc răng khôn nhằm tìm ra hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời nhất.
Chụp x quang toàn hàm khi thăm khám ngay cả khi không có bất kỳ biểu hiện gì khó chịu có thể giúp bạn phát hiện sớm các trường hợp biến chứng tiêu xương hàm do mầm răng khôn để kịp thời nhổ bỏ chúng.
Tại sao một số người không cần nhổ răng khôn trong khi người khác phải nhổ?
Có một số người may mắn không cần nhổ răng khôn, trong khi người khác lại phải tiến hành quá trình nhổ. Nguyên nhân chính là sự đa dạng về cấu trúc và kích thước của hàm răng của mỗi người. Những người có đủ không gian phía trong góc hàm để răng khôn mọc lên bình thường và không gây ảnh hưởng đến hàm răng khác thường không cần nhổ răng khôn.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, răng khôn mọc ngầm có thể gây ra các vấn đề khó chịu như viêm nhiễm, tiêu xương, chèn ép hay đẩy lệch các răng khác, hoặc gây đau đớn. Trong những trường hợp như vậy, việc nhổ răng khôn trở thành một lựa chọn hợp lý để tránh những biến chứng tiềm tàng.
Để xác định liệu bạn có cần phải nhổ răng khôn mọc ngầm hay không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp. Sau khi thăm khám và kiểm tra răng không trên phim x quang cụ thể mới đưa ra được quyết định phù hợp nhất.
Nhổ răng khôn mọc ngầm có đau không?
Nhổ răng khôn mọc ngầm không hề đau đớn và khó chịu như nhiều người tưởng tượng. Ban đầu bác sĩ sẽ gây tê hoặc tiền mê khi cần thiết cho bệnh nhân. Khi không cảm thấy đau thì bác sĩ mới tiến hành bộc lộ răng và gắp răng không ra ngoài.
Sau khi nhổ răng khôn mọc ngầm bệnh nhân luôn được bác sĩ dặn dò và kê toa thuốc. Trong đó có thuốc giảm đau, nếu tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ thì hòa toàn không cảm thấy đau nhức.
Tuy nhiên, một số trường hợp quá nhạy cảm hay cuộc phẫu thuật mổ răng khôn ra ngoài khá lâu khiến lượng thuốc tê nhanh chóng hết tác dụng, có thể sẽ gây đau cho bệnh nhân. Một số hiếm hơn là tình trạng viêm nhiễm ở răng khôn khiến cho việc gây tê không hiệu quả, khiến bệnh nhân bị đau trong lúc nhổ.
Bệnh nhân nên yên tâm về những vấn đề này, một bác sĩ có kinh nghiệm sẽ luôn hỏi thăm và tương tác với bệnh nhân trước, trong và sau khi nhổ. Khi bệnh nhân cảm thấy bất kỳ triệu chứng đau nhức hay khó chịu, hãy báo hiệu ngay cho bác sĩ để có phương án giải quyết tốt nhất.
Quy trình nhổ răng khôn mọc ngầm ở nha khoa là gì?
Thông thường mỗi phòng khám nha khoa có những bác sĩ thực hiện những kỹ thuật nhổ khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là quy trình các bước nhổ răng khôn mọc ngầm phổ biến được các nha sĩ áp dụng:
- Bước 1: Sát trùng vị trí răng khôn, trong miệng và xung quanh miệng
- Bước 2: Gây tê hoặc tiền mê (được thực hiện trong bệnh viện)
- Bước 3: Rạch nướu và mài xương để bộc lộ răng khôn mọc ngầm
- Bước 4: Chia tách răng khôn ra nhiều phần để lấy răng ra ngoài thuận lợi
- Bước 5: Gắp hết những mảnh răng ra ngoài
- Bước 6: Nạo sạch nang răng khôn hoặc mô viêm nếu có
- Bước 7: Bơm rửa sạch ổ nhổ răng và khâu đóng nướu lại
- Bước 8: Dặn dò, kê toa thuốc và hướng dẫn uống thuốc
Cuối cùng là tái khám và cắt chỉ sau nhổ răng khôn mọc ngầm sau 7 đến 10 ngày.
Răng khôn mọc ngầm không đau có nên nhổ không?
Răng khôn mọc ngầm không đau có thể trì hoãn nhổ nhưng phải luôn theo dõi định kỳ, khi phát hiện ra bất kỳ triệu chứng khó chịu hay biểu hiện hình thành nang răng khôn trong xương thì bắt buộc phải nhổ càng sớm càng tốt.
Các bác sĩ thường khuyến khích nhổ bỏ các răng khôn bởi nó ít tham gia vào quá trình ăn nhai và thẩm mỹ cho khuôn mặt. Việc giữ lại răng khôn mọc lệch ngầm tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng sau này.
Chỉ nên xem xét giữ lại hay hoãn nhổ khi răng khôn nằm quá sâu hay gần các cấu trúc nguy hiểm như thần kinh hay xoang hàm mà chưa gây ra biến chứng gì.
Thời gian nhổ bao lâu?
Nhìn chung thời gian nhổ răng khôn mọc ngầm kéo dài hơn so với những răng khác vì vị trí nhổ răng khôn khá khó khăn, nằm sâu bên trong góc hàm và bên dưới xương. Bác sĩ cần có thời gian bộc lộ răng khôn rồi mới nhổ răng ra ngoài.
Tùy theo mỗi trường hợp đơn giản hay phức tạp mà trung bình thời gian nhổ răng 8 mọc ngầm kéo dài từ 25 phút đến 40 phút. Nó phụ thuộc chính vào mức độ khó của răng và kỹ thuật của bác sĩ.
Phương pháp nhổ răng khôn mọc ngầm tốt nhất hiện nay là gì?
Nhổ răng khôn mọc ngầm bằng công nghệ sử dụng máy Piezotome là phương pháp an toàn và hiện đại nhất hiện nay. Máy Piezotome rung siêu âm giúp dễ dàng bộc lộ răng khôn và chia cắt răng khôn ra nhiều mảnh nhỏ mà không gây sang chấn nhiều đến mô khác.
Thời gian lành thương sau nhổ nhanh hơn và nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ít gặp phải tình trạng đau nhức và sưng nề sau nhổ hơn so với phương pháp nhổ răng truyền thống.
Tuy nhiên, chi phí nhổ răng khôn mọc ngầm bằng máy Piezotome thường đắt hơn so với phương pháp khác.
Chi phí nhổ răng khôn mọc ngầm bao nhiêu?
Đối với nhổ răng khôn mọc ngầm, đây là răng được đánh giá là khó nhổ nhất trong tất cả những răng khác, do vậy giá nhổ răng khôn được rất nhiều người quan tâm.
Ở bệnh viện cũng như phòng khám nha khoa chi phí nhổ răng khôn mọc ngầm thường rất khác nhau tùy theo tuyến, tùy theo cấp bậc bệnh viện cũng như tùy theo phòng khám nha khoa ở đâu.
Giá nhổ răng khôn hàm trên mọc ngầm thường sẽ ít hơn hàm dưới. Tại TP HCM giá nhổ răng khôn ngầm dưới nướu trung bình từ 1 triệu 500 nghìn đến 4 triệu cho một răng.
Nếu thực hiện ở bệnh viện, chi phí trên có thể chưa bao gồm các chi phí phát sinh khác như tiền xét nghiệm máu, chụp x quang, chi phí đăng ký khám bệnh và tiền thuốc sau nhổ răng. Tuy nhiên nhổ răng ở bệnh viện có thể được thanh toán bảo hiểm y tế.
Nhổ răng khôn mọc ngầm giá rẻ nên được cân nhắc vì đây là là một thủ thuật khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Răng khôn mọc ngầm trong xương thường liên quan đến nhiều cầu trúc nguy hiểm.
Để tránh rủi ro và tai biến nhổ răng bệnh nhân nên được thăm khám, chuẩn đoán và thực hiện hết sức cẩn thận bởi bác sĩ giỏi.
Những lưu ý gì sau khi nhổ răng khôn mọc ngầm?
Một số lưu ý sau khi bệnh nhân nhổ răng khôn mọc ngầm là:
- Tuân thủ đúng những nguyên tắc mà bác sĩ dặn dò bạn sau khi nhổ
- Không xúc miệng bằng nước muối sau nhổ 24h, để đảm bảo đông cầm máu tốt
- Uống thuốc đủ liều theo toa và tái khám đúng hẹn
- Báo ngay cho bác sĩ hay bộ phận chăm sóc khách hàng biết khi có bất thường sau nhổ như: chảy máu kéo dài và nhiều, sưng đau nhức…
- Nên nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh sau nhổ ít nhất 1 ngày.
Địa chỉ nha khoa uy tín nhổ răng khôn mọc ngầm, Bác sĩ giỏi ở Tp HCM
Nhổ răng khôn mọc ngầm bên dưới xương, do vị trí sâu bên trong, răng khôn nằm sát với nhiều mạch máu, thần kinh, xoang hàm… nên dễ gặp nhiều biến chứng trong và sau khi nhổ. Do đó, khi quyết định khám và nhổ răng cần tìm hiểu kỹ lưỡng.
Nhiều người thắc mắc nên nhổ răng khôn ở đâu tốt, câu trả lời có thể rất nhiều phòng khám nha khoa và bệnh viện được tìm thấy trên internet, nhưng điều quan trọng chúng ta nên lưu ý rằng Bác sĩ nhổ răng khôn cho bạn mới là điều quan trọng nhất.
Xem chi tiết: nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám tư
Việc lựa chọn được bác sĩ nào giỏi về nhổ răng khôn mọc ngầm nên được ưu tiên. Nha khoa tốt chưa chắc bác sĩ làm cho bạn đã là người nhổ giỏi nhất tại phòng khám đó và chi phí một số nha khoa không phải rẻ.
Vì mục đích không quảng cáo hay tiếp thị cho bất kỳ phòng khám hay bệnh viện nào nên bài viết không chia sẻ nơi nhổ răng khôn uy tín. Tuy nhiên tại TP HCM bạn có thể cân nhắc một số địa chỉ sau:
- Nha khoa Hoàng Yến Quận 1 uy tín về nhổ răng khôn được nhiều khách hàng đánh giá đáng tin cậy.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TP HCM
Xem thêm: Review nhổ răng khôn chi tiết
Bạn có thể để lại bình luận phía dưới để trao đổi, đặt câu hỏi và Bác sĩ Cường sẽ trực tiếp giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến chiếc răng khôn mọc ngầm của bạn.
Bác sĩ Cường là một chuyên gia uy tín với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhổ răng khôn và tiểu phẫu răng khôn mọc ngầm. Với tâm huyết và trình độ chuyên môn của mình, Bác luôn đặt sự an toàn và sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu.
Bác sĩ Cường được đào tạo chuyên sâu về các kỹ thuật nhổ răng tiên tiến, giảm thiểu rủi ro, kỹ thuật nhổ răng tốt giúp giảm đau và sưng nề sau nhổ. Đặc biệt với phương trâm lựa chọn phương án điều trị tốt nhất với chi phí tiết kiệm nhất cho từng bệnh nhân, nên Bác được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn điều trị.
Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến răng khôn mọc ngầm hoặc muốn được tư vấn thêm về việc nhổ răng khôn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ Cường. Bạn sẽ được hỗ trợ và giải đáp chi tiết những điều còn đang băn khoăn. Trước, trong và sau khi nhổ răng Bác luôn đặt sự quan tâm và theo dõi sau nhổ tận tình để đảm bảo an toàn nhất cho mỗi bệnh nhân.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cường chuyên khoa Răng Hàm Mặt
Nguồn tham khảo:
- Impacted Wisdom Teeth: Symptoms, Signs, Removal & Recovery (clevelandclinic.org)
- Impacted wisdom teeth – Symptoms and causes – Mayo Clinic
- Impacted Wisdom Tooth: Treatment, Recovery, and More (healthline.com)
- Impacted wisdom teeth – PMC (nih.gov)