Nước bọt có mùi hôi là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người, một số nguyên nhân có thể kể đến như bệnh lý tại vùng miệng, có nhiều vôi răng, sâu răng, viêm nướu, vệ sinh răng miệng chưa tốt, do răng giả hoặc một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, hô hấp… điều này ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống.
Để điều trị dứt điểm tình trạng nước bọt có mùi hôi là tìm đúng nguyên nhân gây ra và gặp bác sĩ chuyên khoa để chữa dứt điểm, một số phương pháp có thể kể đến như cạo vôi răng, súc miệng nước muối sinh lý thường xuyên, thay răng giả, hàm giả mới hoặc chữa khỏi các bệnh lý viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản…
![Nước bọt có mùi hôi - Nguyên nhân tại sao và cách điều trị bệnh 1 hoi-mieng-nuoc-bot-co-mui-hoi-khi-nuot-tai-sao-chua-tri-bs-cuong-nha-khoa](https://bscuong.com/wp-content/uploads/2023/01/hoi-mieng-nuoc-bot-co-mui-hoi-khi-nuot-tai-sao-chua-tri-bs-cuong-nha-khoa.jpg)
Tóm Tắt Nội Dung
Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi
Thực tế rất có thể bạn không nhận ra các vấn đề liên quan đến mùi cơ thể, cụ thể hơn là nước bọt của bản thân có mùi hôi bởi các vấn đề răng miệng có liên quan. Dưới đây là một số cách nhận biết nước bọt có mùi hôi thường được mọi người áp dụng, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:
- Xin ý kiến, hỏi trực tiếp người thân thường xuyên giao tiếp với mình là cách nhận biết khá chính xác về tình trạng nước bọt của mình có bị hôi hay không.
- Sử dụng que tăm bông một đầu phết vào bề mặt lưỡi phía trong miệng, một đầu phết vào vùng dưới lưỡi phía trước. Đánh giá và so sánh vị trí cũng như mức độ hôi của đầu que tăm bông, nếu vùng dưới phía trước lưỡi vẫn có mùi hôi nhiều, chứng tỏ bạn thực sự có vấn đề hôi miệng.
- Cách khác bạn có thể thử với chỉ nha khoa hoặc tăm để kiểm tra tình trạng kẽ răng có mùi hôi hay không ngay sau khi sử dụng chúng bạn hãy lấy ra ngửi trực tiếp.
- Đơn giản và nhanh chóng hơn là bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách liếm lên mu bàn tay, sau vài phút để nước bọt bay hơi một phần. Bạn ngửi và đánh giá thử xem mức độ hôi của nước bọt.
- Cách chính xác nhất là bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để chuẩn đoán chính xác xem bạn có thực sự bị hôi miệng hay không, và nguyên nhân nào gây ra tình trạng đó. Bác sĩ nha khoa được khuyến nghị khám đầu tiên, vì thăm khám kiểm tra trực tiếp ngay trong miệng của bạn.
![Nước bọt có mùi hôi - Nguyên nhân tại sao và cách điều trị bệnh 2 kiem-tra-hoi-mieng-chuan-doan-va-dieu-tri-nuoc-bot-co-mui-hoi-bscuong](https://bscuong.com/wp-content/uploads/2023/01/kiem-tra-hoi-mieng-chuan-doan-va-dieu-tri-nuoc-bot-co-mui-hoi-bscuong.jpg)
Nước bọt có mùi hôi là bệnh gì ? Tuyến nước bọt có mùi hôi
Nước bọt hay nước miếng là dịch tiết ra từ tuyến nước bọt trong miệng có nhiều chức năng khác nhau. Trường hợp nước bọt ngay khi vừa tiết ra từ tuyến nước bọt thường sẽ không có mùi hôi, nhưng nếu có thì đây có thể là do bệnh lý nhiễm trùng tại tuyến nước bọt.
Còn lại đa số nước bọt không có mùi hôi ngay khi vừa tiết ra mà nguyên nhân nước bọt có mùi hôi thối là do khi đổ vào trong miệng hòa lẫn với những thành phần có mùi trong khoang miệng gây ra tình trạng hôi miệng.
Nước bọt ngay khi tiết ra từ tuyến nước bọt thông thường không có mùi và rất sạch sẽ, rất ít khi có mùi hôi. Hầu hết nguyên nhân nước bọt có mùi hôi là do hòa lẫn với các thành phần gây mùi, vi khuẩn có trong khoang miệng như: vụn thức ăn kẹt trong miệng, vôi răng, dịch tiết từ răng nhiễm trùng, ổ sâu răng, vi khuẩn…
![Nước bọt có mùi hôi - Nguyên nhân tại sao và cách điều trị bệnh 3 cach-tri-hoi-mieng-nguyen-nhan-va-chuan-doan-bac-si-cuong](https://bscuong.com/wp-content/uploads/2023/01/cach-tri-hoi-mieng-nguyen-nhan-va-chuan-doan-bac-si-cuong.jpg)
Nguyên nhân tại sao nước bọt lại có mùi hôi
Khi đã đánh giá được nước bọt mình có mùi hôi, chúng ta thường băn khoăn tại sao nước bọt lại có mùi hôi? Nguyên nhân nước bọt có mùi hôi có thể khác nhau tùy mỗi người, cũng có thể chỉ do một nguyên nhân, nhưng đa số là do nhiều yếu tố cùng gây ra khiến nước bọt có mùi.
Nguyên nhân có thể do viêm nhiễm tuyến nước bọt, vôi răng, đọng hay kẹt thức ăn, bệnh lý viêm nướu viêm nha chu, sâu răng, tủy răng nhiễm trùng, tủy răng chết (hoại tử tủy răng). Cũng có thể nguyên nhân tại đường tiêu hóa, bệnh lý viêm amidan mãn tính (sỏi amidan, amidan hốc mủ)…
![Nước bọt có mùi hôi - Nguyên nhân tại sao và cách điều trị bệnh 4 cach-chua-hoi-mieng-nguyen-nhan-do-luoi-nuoc-bot-co-mui-hoi-bac-si-cuong-nha-khoa](https://bscuong.com/wp-content/uploads/2023/01/cach-chua-hoi-mieng-nguyen-nhan-do-luoi-nuoc-bot-co-mui-hoi-bac-si-cuong-nha-khoa.jpg)
Vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ, chưa đầy đủ
Chải răng không đúng cách, ít hay không thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa, không vệ sinh lưỡi… là những thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng sai cách dẫn đến nước bọt có mùi hôi.
Bởi khi vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, những mảnh vụn nhỏ của thức ăn chưa được lấy sạch sẽ, chúng vẫn mắc kẹt lại ở khoảng kẽ các răng, bề mặt răng, bề mặt lưỡi. Khi đó vi khuẩn trong miệng phân hủy các mảnh thức ăn này sau vài giờ, hòa lẫn với nước bọt gây hôi.
Nhiều người cũng thường hay thắc mắc vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà vẫn hôi miệng, thực tế sạch sẽ theo cách nghĩ của mỗi người, nhưng thực tế đa số mọi người đều có thói quen vệ sinh răng miệng chưa thực sự đúng và khoa học.
Vệ sinh răng miệng đầy đủ vẫn bị hôi miệng: Xem thêm cách vệ sinh răng miệng đúng cách
![Nước bọt có mùi hôi - Nguyên nhân tại sao và cách điều trị bệnh 5 ve-sinh-rang-mieng-chai-rang-danh-rang-dung-cach-giam-hoi-mieng-viem-nuou-bac-si-cuong](https://bscuong.com/wp-content/uploads/2023/01/ve-sinh-rang-mieng-chai-rang-danh-rang-dung-cach-giam-hoi-mieng-viem-nuou-bac-si-cuong.jpg)
Thức ăn có chứa thành phần gây mùi
Rất nhiều thức ăn gây mùi khiến nước bọt có mùi hôi như: tỏi, hành, mắm tôm, thịt, trứng giàu protein rất dễ gây mùi khi mắc kẹt lại trong kẽ răng hay bề mặt lưỡi cũng là nguyên nhân làm gây nên tình trạng nước bọt có mùi hôi khó chịu.
Do răng sứ, hàm răng giả tháo lắp
Phục hồi răng bằng phương pháp trồng răng sứ cố định (bọc răng sứ) hoặc làm hàm giả tháo lắp giúp bạn ăn nhai thức ăn tốt hơn. Nhưng nếu làm răng sứ không đúng cách cũng như sử dụng hàm giả tháo lắp quá lâu cũng với vệ sinh chưa đúng thức ăn rất dễ đọng lại, mảng bám, vôi răng nhiều đều gây ra bị hôi.
Làm răng sứ bị hôi miệng cũng là tình trạng gặp của nhiều người bởi phương pháp trồng răng chưa thực sự tốt, hở nướu chân răng, thức ăn đọng lại dưới cầu răng sứ…
Lời khuyên là bạn nên tái khám kiểm tra tình trạng răng sứ, hàm giả thường xuyên định kỳ mỗi 6 tháng ở trung tâm nha khoa uy tín.
Do viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi
Bị nhiệt miệng hay loét áp tơ trong miệng, tái phát thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra nước bọt có mùi hôi tạm thời ở giai đoạn cấp tính. Phần lớn do khi bị viêm, loét trong miệng (nướu, môi, lưỡi) sẽ làm bạn khó khăn khi vệ sinh răng miệng, bạn đánh răng bị đau nên khó khăn trong việc làm sạch khoang miệng.
Bên cạnh đó vi khuẩn đọng lại trong miệng phát triển nhanh chóng dẫn đến tình trạng có mùi hôi trong miệng.
Nước bọt có mùi hôi sinh lý
Đây là lý do rất thường hay gặp nhất ở nhiều người, hôi miệng sinh lý không phải một bệnh lý, thường rơi vào các tình huống sau:
- Miệng có mùi hôi khi vừa thức dậy buổi sáng
- Sau khi ăn trên 4-6 tiếng
- Tuổi già, tuyến nước bọt bị lão hóa, hoạt động chức năng kém dẫn đến quá trình sản xuất nước bọt giảm, miệng khô hơn làm vi khuẩn phát triển nhiều trong miệng
- Ít uống nước hay thường xuyên sử dụng thuốc tây nhiều….
Bệnh lý ở đường tiêu hóa – trào ngược dạ dày
Hệ thống đường tiêu hóa cũng ảnh hưởng một phần đến tình trạng sức khỏe răng miệng. Nhiều người có thói quen ăn quá no sau đó nằm ngủ hay nghỉ ngơi, lâu ngày có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản Gastroesophageal Reflux Disease (GERD).
Điều này dẫn tới dịch dạ dày hay ợ hơi thoát qua trong khoang miệng hòa lẫn vào nước bọt gây ra hiện tượng nước bọt có mùi. Bên cạnh đó dịch dạ dày có chứa axit dẫn đến bạn có thể bị mòn răng.
Do bệnh của đường hô hấp
Các bệnh lý ở đường hô hấp có thể gây ra nước bọt có mùi hôi như: viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm amidan mạn tính (viêm họng hạt, amidan hốc mủ, Tonsillistis), viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp… cũng đều có thể gây ra mùi hôi khó chịu cho hơi thở và nước bọt.
Nước bọt vẫn có mùi hôi mặc dù vệ sinh răng miệng tốt, nguyên nhân có thể là do mắc các bệnh lý khác.
Một số bệnh lý mãn tính khác
Một số bệnh lý có thể gây ra nước bọt có mùi là tiểu đường, khô miệng, ung thư vùng đầu mặt cổ (điều trị bằng hóa trị liêu hay xạ trị khiến tuyến nước bọt hoạt động kém), bất thường lưỡi (bề mặt lưỡi nhám dễ đọng lại thức ăn), sâu răng, viêm tủy hay tủy răng chết, vôi răng mảng bám nhiều, bị nấm trong miệng…
![Nước bọt có mùi hôi - Nguyên nhân tại sao và cách điều trị bệnh 6 bscuong-nha-khoa-bac-si-cuong-uy-tin-tot-nhat](https://bscuong.com/wp-content/uploads/2022/05/bscuong-nha-khoa-bac-si-cuong-uy-tin.gif)
Chat Facebook – Chat Zalo
Hoặc Liên hệ Bs Cường
Cách điều trị nước bọt có mùi hôi
Chúng tôi khuyến khích bạn nên đi khám để tìm ra đúng nguyên nhân gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi của mình. Từ đó mới có phương pháp chữa trị đúng và triệt để. Dưới đây là một số cách thông dụng, áp dụng trong trường hợp nhẹ và trung bình, một số cách có thể chỉ làm giảm bớt mùi hôi tạm thời bởi nguyên nhân chưa được giải quyết thì hiện tượng nước bọt có mùi vẫn có thể còn tồn tại.
Tăng cường vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần một ngày và đúng cách giúp bạn loại bỏ phần lớn nguyên nhân tại chỗ gây mùi hôi. Sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ vụn thức ăn thừa vùng kẽ.
Đừng quên vệ sinh lưỡi (chải nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi) trong lúc đánh răng để làm sạch lưỡi. Phần lớn vi khuẩn trong miệng tồn đọng trên bề mặt lưỡi rất nhiều, bạn nên có thói quen chải lưỡi thường xuyên.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm bớt vi khuẩn có hại trong miệng, làm sạch nướu và răng.
![Nước bọt có mùi hôi - Nguyên nhân tại sao và cách điều trị bệnh 7 chai-luoi-ve-sinh-luoi-giup-giam-hoi-mieng-nuoc-bot-co-mui-hoi-bac-si-cuong](https://bscuong.com/wp-content/uploads/2023/01/chai-luoi-ve-sinh-luoi-giup-giam-hoi-mieng-nuoc-bot-co-mui-hoi-bac-si-cuong.jpg)
Sử dụng kẹo cao su không đường:
Kẹo GUM không đường có thể hỗ trợ giúp bạn giảm tình trạng nước bọt có mùi hôi sinh lý hiệu quả. Khi nhai kẹo cao su không đường giúp tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn, tăng tiết và giảm số lượng lớn vi khuẩn có trong miệng gây hôi. Vụn thức ăn thừa cũng được làm sạch nên đây cũng là một cách chữa hôi hiệu quả, bạn có thể nhai kẹo sau khi ăn.
Tuy vậy, nên lưu ý rằng nhai kẹo cao su chỉ giúp bạn loại bỏ mùi hôi tạm thời, rất tốt trong trường hợp hôi miệng sinh lý, còn các tình trạng bệnh lý thì bạn nên điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.
Thay đổi thói quen đánh răng, đổi bàn chải hay kem đánh răng cũ
Thay đổi phương pháp đánh răng, chải dọc hoặc xoay tròn giúp bạn làm sạch sẽ răng tốt hơn, bàn chải đánh răng quá cũ cũng giảm khả năng làm sạch bề mặt răng, đôi khi lại chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Do đó bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng thường xuyên hơn mỗi 3 tháng để đảm bảo sức khỏe.
Kem đánh răng không chất lượng hoặc quá tập trung vào làm trắng răng đôi khi lại thiếu thành phần kháng khuẩn, củng cố men răng, chất kháng khử mùi… bạn có thể thử đổi loại kem đánh răng khác để đánh giá lại xem có cải thiện hơn không nhé.
Nước cốt chanh pha loãng có thể giảm tình trạng nước bọt có mùi hôi
Một số biện pháp dân gian khá hiệu quả trong đó có sử dụng nước chanh pha loãng để súc miệng, điều này giúp cải thiện hơi thở có mùi và làm sạch bề mặt răng hiệu quả. Bởi axit có sẵn trong nước chanh có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch men răng.
Bạn cũng có thể pha thêm chút muối vào nước chanh để tăng hiệu quả khi sử dụng để súc miệng. Tuy nhiên cũng chính bởi thành phần axit có trong đó, nên bạn cân nhắc tránh lạm dụng nhiều gây nguy cơ mòn men răng.
Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi thói quen ăn uống cũng giúp cải thiện nước bọt có mùi hôi. Thực phẩm được khuyến khích sử dụng là các loại rau củ như: táo, dưa, quả lê, rau mùi, dâu tây… có khả năng giảm mùi và làm sạch răng khá hiệu quả.
Thay vì ăn quá nhiều thức ăn nhiều đạm (protein) thịt, trứng bạn có thể đổi qua các loại thức ăn từ thực vật sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Một chế độ ăn cân đối nguồn dinh dưỡng sẽ giúp bạn có sức khỏe thể chất tốt hơn.
Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ giúp giảm bớt mùi hôi trong miệng, điều này còn giúp bạn tươi trẻ hơn. Hạn chế uống các loại nước có gas hay đồ ngọt, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng và sức khỏe toàn thân của bạn.
Đi khám răng miệng tổng quát định kỳ
Kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng định kỳ luôn được các chuyên gia khuyến khích bởi nó giúp bạn biết được tình trạng răng miệng, được khám và tư vấn để phòng ngừa cũng như tìm ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm tình trạng nước bọt có mùi hôi, cũng như các vấn đề liên quan đến bệnh lý tại chỗ trong miệng như:
- Lấy vôi răng mảng bám định kỳ mỗi 6 tháng
- Sâu răng, viêm tủy răng
- Viêm nướu răng, bệnh lý nha chu quanh răng
- Viêm loét miệng, viêm họng, mòn răng…
Khám tổng quát định kỳ sức khỏe mỗi 6 tháng để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
![Nước bọt có mùi hôi - Nguyên nhân tại sao và cách điều trị bệnh 8 bac-si-cuong-gioi-tham-kham-rang-chu-dao-ky-luong-nha-khoa-uy-tin-nho-rang-nieng-rang](https://bscuong.com/wp-content/uploads/2022/12/bac-si-cuong-gioi-tham-kham-rang-chu-dao-ky-luong-nha-khoa-uy-tin-nho-rang-nieng-rang.jpg)
Khi nuốt nước bọt có mùi hôi nên phải làm sao ?
Tình trạng nước bọt có mùi hôi gây khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống, khiến bạn ngại giao tiếp, mất tự tin, và đây cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý. Một phần phản ánh tình trạng sức khỏe có vấn đề. Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân cũng như phương pháp chữa trị mà bạn có thể tham khảo.
Tuy nhiên, chúng tôi luôn khuyến khích mọi người nên đi khám và chẩn đoán nguyên nhân rõ ràng khiến nước bọt có mùi hôi để có cách điều trị dứt điểm, đặc biệt nếu như tình trạng hôi không thuyên giảm hay ngày càng trầm trọng hơn.
Bác sĩ Cường – Tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh lý Răng Miệng
Từ khóa liên quan: khi nuốt nước bọt thấy có mùi hôi, tại sao nước bọt lại có mùi hôi, cách chữa nước bọt có mùi hôi, cổ họng có mùi hôi, nước bọt trẻ có mùi hôi, tuyến nước bọt có mùi hôi, khạt ra nước bọt có mùi hôi.
Em đánh răng rất kỹ nhưng em vẫn cảm thấy mình bị hôi miệng? Em rất ngại mong Bác tư vấn cho em.
Nếu bạn đánh răng rất kỹ và vẫn cảm thấy hôi miệng, có thể có một số nguyên nhân khác gây ra vấn đề này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Nếu bạn đánh răng đúng cách, sử dụng kem đánh răng phù hợp, uống đủ nước, và không có vấn đề về sức khỏe. Hãy đến bệnh viện hoặc nha khoa để khám và điều trị sớm em nhé!