Niềng răng – Giải pháp hiệu quả cho khuôn mặt đẹp hoàn hảo

Niềng răng hay chỉnh nha đã và đang là sự lựa chọn đầu tiên cho những người gặp phải một trong những vấn đề mất thẩm mỹ tầng mặt dưới (1/3 phía dưới của khuôn mặt).

Một số sai lệch có thể kể đến như: răng bị hô, hàm vẩu, chìa ra trước, hàm móm, răng mọc chen chúc, hở kẽ, răng khểnh,… Gây bất hài hòa về mặt thẩm mỹ và chức ăn ăn nhai, phát âm, thể hiện cảm xúc có phần bị ảnh hưởng.

Tóm Tắt Nội Dung

Niềng răng – chỉnh nha – chỉnh răng, những khái niệm cơ bản

Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha, nắn chỉnh răng,… giúp khắc phục phần nào những sai lệch nêu trên. Tuy nhiên, điều trị niềng răng (hay chỉnh nha) là một quá trình kéo dài và tốn kém không ít chi phí. Nên đòi hỏi người thực hiện phải kiên trì và người bác sĩ thực hiện có chuyên môn vững vàng.

Bài viết này hi vọng cung cấp cho bạn kiến thức về niềng răng cơ bản cũng như hé lộ một số bí mật giúp bạn ra quyết định trước khi tiến hành điều trị niềng răng tại nha khoa. Cụ thể là:

  • Niềng răng có thể điều trị, khắc phục những khuyết điểm gì, lợi ích khi niềng răng/ chỉnh nha là gì?
  • Các phương pháp niềng răng, nên chọn phương pháp nào phù hợp với bạn.
  • Cách lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín…
co-nen-nieng-rang-khong-uu-va-nhuoc-diem-nieng-rang-mac-cai-bac-si-cuong-nha-khoa
Niềng răng làm thay đổi khuôn mặt cho nụ cười đẹp hơn

Niềng răng là gì? Ai thì cần niềng răng? Có nên niềng răng hay không?

Niềng răng là gì?

Niềng răng hay còn được gọi là chỉnh nha, là phương pháp nắn, kéo chỉnh răng, di chuyển răng về vị trí tối ưu, theo mong muốn của bác sĩ chỉnh nha, nhằm tạo lại vẻ mặt thẩm mỹ và hàm răng thực hiện tốt chức năng hơn.

Niềng răng được thực hiện khá nhiều trong những năm gần đây, do ưu điểm là bảo tồn mô răng, giúp răng sắp xếp đều hơn trên cung hàm, cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt, nụ cười. Đặc biệt với rất nhiều loại hình, phương pháp chỉnh nha ra đời giúp rút ngắn quá trình điều trị và giảm chi phí niềng răng đáng kể.

Ai thì cần niềng răng?

Một số người mắc phải một trong những tình trạng dưới đây được khuyến khích nên niềng răng. Niềng răng nên được khám và tư vấn thực hiện càng sớm càng tốt:

  • Răng hô, hô hàm, răng bị chìa ra trước
  • Răng móm, hàm răng móm, hàm dưới chề ra trước, hàm trên lùi thụt ra phía sau
  • Răng khấp khểnh, răng xoay, răng mọc lệch lạc
  • Răng thưa, răng hở kẽ
  • Răng không ăn khớp, mọc răng lệch khớp cắn, rối loạn đau khớp thái dương hàm do lệch hàm…

Có nên niềng răng hay không?

Niềng răng có thể khắc phục những tình trạng lệch lạch về răng và một số bất thường về mặt như đã nêu trên. Như vậy, nếu mắc phải các vấn đề gây mất thẩm mỹ, rối loạn về chức năng ăn nhai, phát âm,… thì nên niềng răng.

Lý do nên niềng răng là:

  • Khắc phục tình trạng lệch lạc khớp cắn, cải thiện chức năng của hàm răng.
  • Làm đều răng, cải thiện thẩm mỹ

Ngày nay niềng răng trở nên đơn giản hơn, chi phí ngày càng giảm, nhiều bác sĩ giỏi về niềng răng ở nhiều nơi nên việc khám răng trước khi niềng răng rất thuận tiện.

Niềng răng và những lợi ích của quá trình niềng răng

Niềng răng không chỉ giúp tầng mặt dưới (1/3 dưới của khuôn mặt) trở nên cân đối, hài hòa về thẩm mỹ hơn mà còn cải thiện được nụ cười, điều trị cười hở nướu, cười không lộ răng,… Một mặt giúp răng ăn khớp với nhau tốt hơn làm cho quá trình ăn nhai hiệu quả hơn.

Niềng răng giúp cải thiện khớp cắn:

Sai lệch về vị trí, hướng trục răng có thể làm cho khớp cắn (tương quan ăn khớp của hàm trên và hàm dưới) không khít, chạm đều với nhau. Tình trạng lệch khớp cắn theo thời gian lâu dài làm cho lực phân bổ lên các răng không đều nhau khi ăn nhai.

Điều đó khiến răng phát triển lệch lạc và có thể tác động không ít đến cấu trúc toàn bộ khuôn mặt, nụ cười. Niềng răng hay chỉnh nha là phương pháp tốt nhất để cải thiện những vấn đề lệch lạc khớp cắn này.

Niềng răng giúp cải thiện về phát âm, cải thiện giọng nói

Cải thiện phát âm khi niềng răng: Một số vấn đề của phát âm là nói không rõ, nói ngọng. Nguyên nhân một phần nhỏ có thể là do những lệch lạc, sai lệch bẩm sinh về cấu trúc của xương hàm, vị trí răng, kích thước răng,…

Đặc biệt liên quan đến phát âm, cũng như giọng nói là vai trò của vùng răng cửa:

  • Răng cửa bị thưa, răng cửa bị hở kẽ sẽ việc phát âm không được rõ, càng ngày càng thưa do xương hàm càng phát triển sẽ dẫn đến phát âm ngày một tồi tệ hơn.
  • Răng cửa bị chìa ra trước hoặc cụp vào quá mức khiến tăng hay giảm khoảng không trong khoang miệng, vướng lưỡi khi nói cũng sẽ làm thay đổi một phần độ chính xác của từng chữ. Và thông thường người nói sẽ không phát hiện ra.

Đặc biệt hơn là tình trạng lệch lạc răng xảy ra khi còn trẻ, nếu không được phát hiện sớm thì càng lớn tình trạng này càng tiến triển xấu đi và khó khăn trong quá trình điều trị.

Niềng răng giúp phòng tránh được một số bệnh lý vùng răng miệng

Niềng răng giúp sắp đều lại các răng trên cung hàm, giúp phân bổ lực nhai một cách hợp lý, giảm thiểu chấn thương khớp cắn, quá tải lực ở một số răng.

Răng ở đúng vị trí, giúp vệ sinh răng miệng tốt hơn, tránh nhồi nhét thức ăn, hạn chế phần nào sâu răng, viêm nướu, cắn môi, cắn lưỡi,…

Niềng răng giúp đóng kín khe hở kẽ giữa các răng

Khe hở giữa các răng có thể được đóng khít lại khi niềng răng. Khe hở giữa các răng có thể hình thành do:

  • Bẩm sinh: răng nhỏ, xương hàm, cung hàm rộng, bất hài hòa với kích thước răng
  • Khoảng hở do nhổ răng trước đó
  • Khoảng hở giữa hai răng do thắng môi bám thấp
  • Do răng ngầm, răng dư kẽ giữa hai răng cửa, trục răng mọc không đúng vị trí do lệch khớp cắn
  • Hở khoảng do sử dụng tăm xỉa răng không đúng cách,…

Niềng răng có thể đóng kín khe hở giữa các răng, tuy nhiên cũng có thể đóng khoảng hở bằng cách làm răng sứ (phục hình răng giả), trồng thêm răng ở vị trí răng hở. Việc chọn lựa phương pháp niềng răng hay trồng răng giả còn phụ thuộc vào tình trạng răng và nhu cầu, điều kiện của từng người.

Các phương pháp niềng răng:

Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng, cụ thể bao gồm:

  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng trong suốt (hay còn gọi là niềng răng khay trong suốt, niềng răng vô hình)
nieng-rang-mac-cai-va-nieng-rang-khay-trong-suot-bac-si-cuong-nha-khoa
Các phương pháp niềng răng: niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt bằng khay

Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp niềng răng sử dụng mắc cài gắn lên bề mặt răng. Phương pháp niềng răng mắc cài hiện nay được sử dụng phổ biến nhất.

Niềng răng mắc cài sử dụng các hệ thống mắc cài khác nhau, kèm theo đó là dây cung cho mỗi hàm, dây thun, lò xo,… và nhiều dụng cụ hỗ trợ niềng răng khác được gắn vào răng.

Mắc cài là công cụ chính, mắc cài được gắn lên bề mặt răng bằng vật lệu dán nha khoa, đóng vai trò là điểm bám tựa cho quá trình điều chỉnh răng diễn ra theo ý muốn.

nieng-rang-mac-cai-kim-loai-thuong-buoc-thun-bac-si-cuong
Niềng răng mắc cài kim loại mặt ngoài

Phân loại niềng răng mắc cài theo vị trí dán mắc cài:

Theo vị trí dán mắc cài, người ta phân loại niềng răng thành 2 loại

  • Nếu dán mắc cài vào mặt ngoài của răng: gọi là “niềng răng mắc cài mặt ngoài” thường gọi tắt là niềng răng mắc cài
  • Nếu dán mắc cài vào mặt trong của răng: gọi là “niềng răng mặt trong” hay “niềng răng mặt lưỡi“, “niềng răng thẩm mỹ mặt trong“
nieng-rang-mat-luoi-tham-my-cao-bac-si-cuong-nha-khoa
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi – niềng mặt trong răng thẩm mỹ

Phân loại niềng răng mắc cài theo vật liệu làm mắc cài:

Theo vật liệu làm mắc cài phân thành các loại niềng răng sau:

  • Niềng răng mắc cài kim loại: chia thành mắc cài kim loại thường và mắc cái kim loại tự khóa (tự buộc, mắc cài nắp,…)
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng mắc cài pha lê
  • Niềng răng mắc cài phối hợp…

Niềng răng mắc cài kim loại:

Niềng răng mắc cài kim loại là sử dụng hệ thống mắc cài bằng thép không gỉ để chế tác ra mắc cài. Mắc cài kim loại có nhiều kích thước và tính chất khác nhau tùy theo mỗi hảng.

Ưu điểm của mắc cài kim loại:

Mắc cài kim loại có những ưu điểm nổi bật như sau

  • Mắc cài kim loại có độ chắc chắn tương đối tốt, hạn chế gãy, vỡ,…
  • Mắc cài kim loại có hiệu quả niềng răng (chỉnh nha) khá cao
  • Mắc cài kim loại chi phí rẻ (rẻ nhất trong các loại phương pháp niềng răng) rẻ hơn so với mắc cài khác (mắc cài sứ, mắc cài pha lê,…)
  • Mắc cài kim loại dễ dàng thay thế khi rơi, mất một vài vị trí trong khi niềng răng

Khuyết điểm của mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại có một số khuyết điểm như:

  • Tính thẩm mỹ không cao: do màu xám của kim loại gắn ở mặt ngoài răng gây mất thẩm mỹ, tuy nhiên khi thực hiện niềng răng mắc cài mặt trong lưỡi thì vẫn đảm bảo được thẩm mỹ trong khi niềng.
  • Đối với mắc cài nắp (một số chuyên gia còn gọi là mắc cài tự buộc, mắc cài tự khóa) đôi khi hơi gồ cao, có cạnh hơi nhọn, có khả năng gây chày xước mô mềm (niêm mạc) môi, mà, lưỡi

Niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài pha lê

Mắc cài sứ, mắc cài pha lê là hệ thống mắc cài được chế tác bằng vật liệu sứ chuyên dụng, được gia công khá tỉ mỉ. Đây là loại niềng tương đối thẩm mỹ cũng khá được ưa chuộng. Do thay thế được màu sắc xam của kim loại mà hệ thống mắc cài sứ và pha lê thẩm mỹ hơn. Khi nhìn từ xa có thể sẽ rất khó để phân biệt được bạn có đang niềng răng hay không.

Ưu điểm của mắc cài sứ và mắc cài pha lê

Mắc cà sứ và pha lê có ưu điểm là tương đối dễ chịu cho đa số mọi người khi mang hơn mắc cài kim loại, do các góc cạnh được bo tròn, bề mặt mắc cài sứ và pha lê được làm bóng

Khuyết điểm của mắc cài sứ và mắc cài pha lê

Có thể kể đến một số khuyết điểm khi sử dụng mắc cài sứ và pha lê

  • Dễ vớ, mẻ, thay thế khó khăn
  • Mắc tiền hơn hệ thống mắc cài kim loại
  • Có thể ố màu, đóng mảng bám khi không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
  • Di chuyển răng có phần hơi chậm hơn một chút so với mắc cài kim loại

Niềng răng trong suốt – niềng răng vô hình – niềng răng bằng khay

Niềng răng trong suốt hay niềng răng không mắc cài là phương pháp niềng răng tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Trong những năm gần đây niềng răng trong suốt được phát triển rất mạnh mẽ.

Đặc tính nổi trội nhất của phương pháp niềng răng trong suốt là tính thẩm mỹ trong quá trình niềng. Hầu như vô hình do không sử dụng hệ thống mắc cài dán lên bề mặt răng.

Thay vì sử dụng mắc cài để làm răng di chuyển, thì phương pháp này sử dụng hệ thống các khay trong suốt được lên kế hoạch và thiết kế theo khuôn mẫu răng của từng cá nhân mỗi người.

Với khay niềng răng trong suốt, hầu như người khác rất khó có thể phát hiện ra rằng bạn đang niềng răng. Mỗi ngày, thời gian đeo khay tối thiểu khoảng 20 đến 22 tiếng (mang càng nhiều thì hiệu quả càng cao).

Khay niềng răng chỉ tháo ra khi vệ sinh răng miệng và khi ăn nhai (một số chỉ định theo kế hoạch của bác sĩ niềng răng chuyên môn, bạn có thể mang khay khi nhai).

Va dĩ nhiên là giá niềng răng trong suốt (chi phí) tương đối cao, có thể gấp 2 hay 3 lần niềng răng bằng mắc cài thông thường. Thường phương pháp niềng răng trong suốt phù hợp với những người có điều kiện kinh, nhu cầu làm việc, diễn viên, ca sĩ, MC…

Một vài phương pháp niềng răng không mắc cài (niềng răng khay, niềng răng trong suốt) phổ biến nhất hiện nay, có thể kể đến như:

  • Niềng răng Invisalign (gọi tắt là niềng Invisalign)
  • Niềng răng Clear Align

Lựa chọn phương pháp niềng răng nào cũng là câu hỏi đang phân vân của những ai mong muốn và đang chuẩn bị niềng răng. Bạn nên có kế hoạch đến bác sĩ chuyên khoa niềng răng để được khám, đánh giá và tìm hiểu thật kỹ càng.

Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các vấn đề liên quan để đưa ra sự lựa chọn phương pháp niềng răng tốt nhất, tối ưu nhất vừa tiết kiệm chi phí niềng răng và thời gian niềng răng nhanh nhất cho bạn.

Khi nào niềng răng là tốt nhất? Bao nhiêu tuổi thì nên niềng răng?

Khi nào niềng răng là tốt nhất? có lẽ đây là câu hỏi băn khoăn của không ít người. Thực tế cho thấy, niềng răng càng sớm sẽ giúp giảm thời gian niềng răng, khắc phục một số sai lệch sớm giúp tăng hiệu quả niềng răng thẩm mỹ.

Hạn chế lệch lạc và sai lệch về xương hàm sớm giúp tạo thẩm mỹ tối đa. Tuy nhiên, vậy thời điểm niềng răng tốt nhất là khi nào? Bao nhiêu tuổi thì nền niềng răng?

Theo các chuyên gia hàng đầu về niềng răng – chỉnh nha, việc niềng răng quá sớm khi và các RĂNG SỮA còn chưa mọc hoàn tất thì sẽ cân nhắc và thường không được khuyến khích. Nguyên nhân bởi can thiệp nên răng sữa thường ít có tác động lên RĂNG VĨNH VIỄN trừ một số trường hợp đặc biệt.

Thời điểm thích hợp để niềng răng còn phụ thuộc vào từng người, xét nhiều yếu tố: tuổi, di truyền xương hàm, kích thước, vị trí răng,…

Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng theo nhiều chuyên gia, nhìn chung là khoảng từ 10 – 16 tuổi. Một số bé có thể sơm hay trễ hơn một ít, bởi lúc này các răng vĩnh viễn đã mọc tương đối, khung xương hàm trên và hàm dưới cũng khá phát triển ổn định và có thể chịu được lực kéo.

Nếu có thời gian bạn bên cho trẻ đến khám và tư vấn điều trị niềng răng sớm ở nha khoa, bệnh viện uy tín khi bé trong độ tuổi 10 – 16 tuổi.

Quy trình niềng răng hô, móm – quá trình niềng răng hô, móm

Quy trình niềng răng hô, móm hay còn gọi là quá trình niềng răng hô, niềng răng móm được thể hiện cụ thể ở các bước sau:

Quy trình niềng răng mắc cài sẽ diễn ra theo các bước như sau:

  1. Bước 1: Thăm khám hình dạng ngoài khuôn mặt, trong miệng và tư vấn đánh giá
  2. Bước 2: Chụp ảnh, lấy dấu răng nghiên cứu, chụp X quang xương để đưa ra kế hoạch niềng răng
  3. Bước 3: Thực hiện gắn khâu, gắn mắc cài lên bề mặt răng và đi dây cung
  4. Bước 4: Tái khám chỉnh nha định kỳ dưới sự kiểm soát di chuyển răng của bác sĩ chuyên niềng răng
  5. Bước 5: Đánh giá, hoàn tất, tháo mắc cài và lập kế hoạch duy trì sau niềng răng (đeo hàm duy trì sau niềng hoặc dán duy trì mặt trong răng)

B1: Thăm khám trước niềng răng, tư vấn niềng răng

Việc thăm khám đánh giá các vấn đề trước khi niềng răng là rất quan trọng. Phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng hiện tại đồng thời trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng góp phần không kém. Nhằm đưa ra một kế hoạch điều trị niềng răng phụ hợp nhất.

Ở bước này, để biết được mình có thể niềng răng được hay không và hiệu quả sau khi niềng răng đạt mức độ thành công bao nhiêu phần trăm. Bạn bắt thuộc phải được khám trực tiếp bởi bác sĩ niềng răng có tay nghề chuyên môn tốt.

Điều trị các bệnh lý có liên quan vùng răng miệng trước khi tiến hành niềng răng/ chỉnh nha (thường gọi là điều trị tổng quát trước chỉnh nha -niềng răng), có thể kể đến:

  • Sâu răng
  • Viêm nướu (viêm lợi), chảy máu chân răng, viêm nha chu,…
  • Viêm tủy răng, răng chết tủy, nhiễm trùng chóp răng,…
  • Lấy vôi răng, đánh bóng răng
  • Nhổ bỏ chân răng không còn khả năng tái tạo hoặc những răng mọc lệch lạc không cần thiết giữ lại trong kế hoạch niềng răng (thường là nhổ răng khôn).

Bước 2: Lập kế hoạch niềng răng

Sau bước thăm khám kỹ lưỡng là bước thu thập các thông tin niềng răng cơ bản để bác sĩ lập kế hoạch niềng răng chi tiết. Bạn sẽ được trả lời các câu hỏi liên quan đến niềng răng như:

  • Niềng răng có nhổ răng hay không? (nếu chen chúc nhiều và nhô hàm thì thường có chỉ định nhổ răng số 4 – nhổ răng cối nhỏ khi niềng răng)
  • Thật sự rằng bạn “có nên niềng răng hay không?”
  • Niềng răng bao lâu, chi phí niềng răng
  • Niềng răng có đau không? (thường là khó có thể khó chịu trong thời gian đầu niềng răng)
  • Quy trình các bước niềng răng
  • Niềng răng có bắt vít (mini vis chỉnh nha) hay không?
  • Hàm duy trì niềng răng cố định hay tháo lắp sau khi niềng?
  • Niềng răng song có đẹp hay không, niềng răng có hết lệch mặt, hết thưa kẽ, hết hô hàm,… hay không?
  • Các lưu ý khi niềng răng,…

Bước này rất quan trọng trong quy trình niềng răng, mỗi tình trạng lệch lạc có một kế hoạch điều trị rất khác nhau. Bác sĩ có chuyên môn tốt rất luôn là lựa chọn để bạn tin tưởng niềng răng. Bởi quá trình niềng răng rất phức tạp, cần lên kế hoạch thiết kế hệ thống mắc cài, tính toán lực kéo để di chuyển răng, tiên lượng răng sắp ở vị trí nào để có được kết quả thẩm mỹ và chức năng tối ưu,…

Bước 3: Gắn khâu, gắn mắc cài lên răng và đi dây cung

Sau khi thống nhất với kế hoạch niềng răng (chỉnh nha). Bác sĩ sẽ tiến hành đặt thun tách kẽ, gắn khâu (một khí cụ cố định vòng quanh răng cối thứ nhất – răng số 6) và gắn mắc cài lên răng. Có thể là mắc cài kim loại, mắc cài sứ hoặc mắc cài pha lê.

Vị trí gắn mắc cài có thể mặt ngoài răng – gọi là niềng răng mặt ngoài. Hoặc gắn mắc cài ở mặt trong các răng gọi là niềng răng mặt trong hay niềng răng mặt lưỡi giúp che đi mắc cài, tăng độ thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng răng.

Gắn mắc cài sau đó là đi dây cung đàn hồi giúp răng di chuyển nhẹ nhàng và sắp đều răng.

Bước 4: Tái khảm niềng răng định kỳ (tái khám chỉnh nha) kiểm tra di chuyển răng

Thông thường sau khoảng 2 – 4 tuần một lần tái khám niềng răng, bạn sẽ có lịch hẹn niềng răng – chỉnh nha với bác sĩ. Nhằn đánh giá, kiểm soát tình trạng di chuyển răng theo mỗi giai đoạn.

Trong mỗi lần hẹn, Bác sĩ chuyên khoa thường sẽ thực hiện công việc thay dây cung, thay thun, điều chỉnh lực di chuyển răng, cắm vít niềng răng,… Mục đích để kéo, xoay răng, sắp đều răng đang ở vị trí lệch lạc dần dần trở về vị trí đúng, đều, thẳng hàng đạt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tối ưu.

Lưu ý: Bạn nên tuyệt đối tuân thủ thời gian tái khám định kỳ để được Bác sĩ theo dõi, đánh giá trong quá trình niềng răng và đặc biết kiểm soát tốt nhất sự di chuyển của răng, tránh tác dụng di chuyển răng quá mức, kéo dài thời gian niềng răng.

Bước 5: Tháo niềng (tháo mắc cài) và đeo hàm duy trì

Gần kết thúc niềng răng, khi các vấn đề lệch lạc, hô hàm, răng móm, xoay trục răng, răng thưa, hở kẽ,… được cải thiện. Vị trí răng được sắp xếp đúng, đạt được độ thẩm mỹ mong muốn, hết lệch mặt, cười đẹp hơn,…răng tương đối ổn định.

Khi đó bác sĩ sẽ có quyết định tháo mắc cài kết thúc quá trình niềng răng. Tuy nhiên, để duy trì kết quả sau niềng răng tốt bạn nên thường xuyên đeo hàm dùy trì (có một số khí cụ duy trì cố định khi niềng răng thay thế phục thuộc vào chỉ định của bác sĩ nha khoa) để đảm bảo răng không di chuyển tái phát.

Tuân thủ sau niềng răng là sử dụng hàm duy trì là rất cần thiết, tránh tình trạng lệch lạc tái phát sau một quá trình niềng răng lâu dài

Quy trình niền răng trong suốt khác với niềng răng mắc cài

Đối với quy trình niềng răng trong suốt (sử dụng khay trong suốt để điều chỉnh vị trí răng) bạn cũng trảnh qua 5 bước như niềng răng mắc cài tuy nhiên có một số ít những bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Thăm khám ngoài mặt và trong miệng đánh giá tổng quát.
  • Bước 2: Thu thập dữ liệu chỉnh nha (niềng răng) gồm chụp ảnh, lấy dấu răng, chụp X quang, Scan trong miệng lấy hình ảnh 3D của răng và khớp cắn.
  • Bước 3: Gắn Attachment và giao khay.
  • Bước 4: Tái khám niềng răng trong suốt định kỳ hàng tháng.
  • Bước 5: Hoàn tất, tháo Attachment và tiến hành duy trì sau niềng răng trong suốt.

Xem thêm: Niềng răng trong suốt, niềng răng Invisalign, Attachment

Giá niềng răng – chi phí niềng răng bao nhiêu? Bao gồm các khoản nào?

Giá niềng răng hay chi phí niềng răng luôn luôn là thắc mắc chung của rất nhiều người. Do đây là một quá trình can thiệp thẩm mỹ khuôn mặt, thời gian niềng răng kéo dài, vậy nên mức giá niềng răng trung bình tại mỗi phòng khám nha khoa, bệnh viện chuyên khoa không hề rẻ.

Tuy nhiên với sự phát triển ngày càng phổ biến niềng răng – chỉnh nha, nên chi phí tương đối ổn định và chấp nhận được. Kèm theo các hình thức khuyến mãi khi niềng răng, ưu đãi, niềng răng trả góp,… giúp cho bạn thuận tiện hơn.

Mức giá niềng răng phụ thuộc vào nhất nhiều yếu tố: Chính yếu nhất chi phí niềng răng phụ thuộc vào tình trạng sai lệch khớp cắn, hàm hô nặng hay hô nhẹ, hàm móm nặng hay món vừa,… Ngoài ra chi phí niềng răng còn phụ thuộc một số yếu tố khác, kể đến như:

  • Giá tại bệnh viện, nha khoa lớn, uy tín, lâu năm hay không
  • Trình độ bác sĩ khác nhau dẫn đến quy trình chỉnh răng khác nhau nên chi phí niềng răng sẽ khác nhau
  • Niềng răng một hàm hay niềng răng cả hai hàm
  • Thời gian điều trị, tuân thủ điều trị
  • Chất liệu và khí cụ niềng răng

Cụ thể hơn, thông thường mỗi bệnh viện hoặc trung tâm nha khoa niềng răng thường có chi phí niềng răng chênh lệch khoảng từ 4 đến 10 triệu đồng.

Dưới đây là mức giá niềng răng trung bình cả hai hàm được Bác sĩ Cường tổng hợp tại Tp Hồ Chí Minh:

Tên các loại niềng răng trên thị trườngGiá niềng răng (VNĐ)
Niềng răng mắc cài KIM LOẠI cấp độ 120.000.000
Niềng răng mắc cài KIM LOẠI cấp độ 230.000.000
Niềng răng mắc cài KIM LOẠI cấp độ 340.000.000
Niềng răng mắc cài SỨ cấp độ 135.000.000
Niềng răng mắc cài SỨ cấp độ 240.000.000
Niềng răng mắc cài SỨ cấp độ 345.000.000
Niềng răng mắc cài tự buộc, mắc cài tự khóa, mắc cài nắp30.000.000 – 45.000.000
Niềng răng mặt trong – niềng răng mặt lưỡi55.000.000 – 60.000.000
Niềng răng trong suốt (niềng răng Invisalign)50.000.000 – 120.000.000
Khí cụ nong hàm, nới rộng cung hàm/ (Mini Vis) Vít kéo răng1.500.000 – 2.500.000
Hàm duy trì – khay duy trì sau niềng răng1.000.000 – 2.000.000
Giá niềng răng trung bình cả hai hàm tại TP HCM được BsCuong tổng hợp

Như đã thấy, nhìn chung mức giá niềng răng được xem là tương đối cao, nên rất nhiều người còn cần nhắc và đắn đo có nên niềng răng hay không. Tuy nhiên, như đã nói trước hiện nay hầu hết các phòng khám nha khoa uy tín chuyên niềng răng – chỉnh nha đều có chính sách trả góp theo tháng, trả góp niềng răng theo quý, theo đợt.

Mục đích để phần nào giảm gánh nặng về tài chính, chi phí trả theo đợt như vậy cũng dễ dàng cho một số sinh viên, bạn có thu nhập trung bình cũng như tạo dựng niềm tin cho bạn cam kết thực hiện đến cuối liệu trình niềng răng.

Xem thêm: giá niềng răng

Bên cạnh giá niềng răng, một số vấn đề có thể bạn phải điều trị trước hoặc trong khi niềng răng như:

  • Chi phí cạo vôi răng, trám răng (hàn răng), chữa tủy răng
  • Chi phí điều trị bệnh lý nha chu, nhổ răng
  • Chi phí cho cắm vít chỉnh nha (minivis)
  • Chi phí hàm duy trì,…
  • Một chi phí phải kể đến nữa là một số dụng cụ, khí cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng khi niềng răng như:
    • Bàn chải răng chuyên cho niềng răng, bàn chải kẽ răng
    • Máy tăm nước
    • Chỉ nha khoa,…

Lời khuyên cho bạn: Là nên hỏi kỹ rõ ràng các chi phí phát sinh trước khi tiến hành niềng răng tại nha khoa để có quyết định đúng đắn

Bs Cường – Nha khoa niềng răng – chỉnh nha chuyên sâu

Một lưu ý nữa cho bạn trước khi quyết định niềng răng là trải nghiệm và tâm lý thoải mái khi đến một trung tâm nha khoa chuyên niềng răng.

Một số câu hỏi thường gặp khi niềng răng tại nha khoa

Niềng răng có đau không?

Câu trả lời niềng răng có đau hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên sự thật là chắc chắn quá trình niềng răng sẽ gây khó chịu, ê răng và đôi khi là cảm giác đau.

Bạn cũng đừng quá lo lắng, cảm giác khó chịu, hay thậm chí đau khi niềng răng là tình trạng bình thường, cảm giác này thường xuất hiện khi bạn bắt đầu niềng răng, và nó sẽ giảm theo thời gian. Bạn cũng được bác sĩ kê toa thuốc giảm đau nếu làm bạn quá khó chịu.

Nguyên nhân là khi niềng răng, răng sẽ di chuyển, quá trình di chuyển đó kích thích thần kinh tại chỗ gây tiêu xương ở vị trí mới và bồi đắp xương ở vị trí răng cũ trước khi di chuyển.

Một cách khác để giải thích niềng răng tại sao bị đau là khi răng đang ở vị trí ban đầu vốn có của nó, khi niềng răng cần sắp xếp, dịch chuyển răng sang một vị trí mới, quá trình này không thể không gây tác động lên chân răng. Mà chân răng lại là nơi gắn liền với rất nhiều hệ thống dây thần kinh cảm nhận, rất nhạy cảm nên niềng răng bị đau nhức một ít là điều không tránh khỏi.

Đau răng khi niềng răng có nguy hiểm? khi nào thì hết đau răng khi niềng răng?

Thời gian đầu khi bắt đầu niềng răng (lúc mới gắn mắc cài) có thể sẽ là lúc bạn cảm thấy khó chịu nhất, tuy nhiên thông thường sau khoảng 1 đến 2 tuần, khi bạn quen dần thì cảm giác vướng cộm, khó chịu, ê răng, đau răng,… sẽ dần biết mất.

Trường hợp đau răng dữ dội, khiến bạn ngủ không được, đau răng theo mạch đập,… là những trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy răng.

Bạn nên báo với bác sĩ biết càng sớm càng tốt tình trạng khó chịu của mình để bác sĩ kịp thời điều chỉnh. Tránh biến chứng chết tủy răng, di chuyển răng mất kiểm soát khi niềng.

Giai đoạn đau răng nhất khi niềng răng:

Một số giai đoạn có thể được xem là khó chịu nhất đối với đa số nhiều người, bạn nên đọc qua để chuẩn bị tâm lý trước nhé:

  • Giai đoạn đặt chun tách kẽ thực hiện ngay sau thăm khám và tư vấn niềng răng
  • Giai đoạn 3-5 ngày đầu sau khi gắn mắc cài
  • Đau khi nhổ răng để tạo khoảng trống trong trường hợp niềng răng có nhổ răng, tuy nhiên sẽ có thuốc tê và thuốc giảm đau trước, trong và sau khi nhổ răng, nên bạn cứ yên tâm.
  • Đau sau mỗi lần điều chỉnh lực kéo răng.

Liên hệ Bs Cường để được hỗ trợ tư vấn trước, trong và sau khi niềng răng giảm bớt chi phí và khó chịu khi niềng răng tại nha khoa uy tín.

Liên hệ Bs Cường hỗ trợ và tư vấn niềng răng – hoàn toàn miễn phí

Niềng răng có phải nhổ răng hay không?

Với những trường hợp lệch lạch răng, chen chúc nhiều đặc biệt vùng răng trước, hô hàm ra trước,… đa số cần thiết nhổ răng để tạo khoảng nhằm sắp đều các răng còn lại, kéo răng hô, răng nhô từ trước ra sau.

Niềng răng thường nhổ răng nào? Tùy mỗi trường hợp mà bác sĩ có chỉ định nhổ răng nào, nhưng thường răng cối nhỏ hay có chỉ định nhổ (nhổ răng số 5, nhổ răng số 4 khi niềng răng).

Niềng răng có phải nhổ răng khôn hay không?

Niềng răng có phải nhổ răng khôn hay không? Nên biết rằng niềng răng sẽ không bắt buộc 100% phải nhổ răng khôn. Tuy nhiên, thường nhổ răng khôn nếu răng khôn mọc bị lệch, kẹt, nghiêng nhiều và dự đoán không cần thiết cho chức năng ăn nhai sau này, thì đa số bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn.

Nhổ răng khôn cũng góp phần hạn chế tái phát sau chỉnh nha, dễ dàng vệ sinh răng miệng, phòng ngừa biến chứng của răng khôn sau này,…

Niềng răng bao lâu thì xong?

Niềng răng 2 hàm trung bình cơ bản sẽ kéo dài khoảng 18 – 30 tháng. Thời gian niềng răng bao lâu phụ thuộc vào các đặc điểm sau đây, sắp xếp theo thứ tự giảm dần tác động đến thời gian niềng:

  • Phần lớn là tùy thuộc vào độ tuổi niềng răng – chỉnh nha: càng lớn tuổi, thời gian niềng răng càng kéo dài
  • Tính chất lệch lạc, mất cân đối, hô nặng hay nhẹ, móm ít hay vừa và cấu trúc xương hàm
  • Kế hoạch niềng răng – chỉnh nha tối ưu được xây dựng từ bác sĩ có chuyên môn tốt
  • Sự tuân thủ kế hoạch điều trị mỗi người
  • Khí cụ và phương pháp thực hiện niềng răng,…

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người trên 35 tuổi có thời gian điều trị trung bình hơn những người dưới 25 tuổi là khoảng 6-9 tháng.

Độ tuổi ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian niềng răng lâu hay nhanh
Tuy nhiên để cụ thể hơn về thời gian niềng răng bạn sẽ được trao đổi với bác sĩ ngay sau buổi khám đầu tiên, vì vậy đừng ngần ngại đến phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám và lắng nghe những tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

Niềng răng 1 hàm có được hay không?

Niềng răng 1 hàm hay 2 hàm phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của bạn. Trong một số trường hợp sai lệch chỉ ở một hàm trên hoặc một hàm dưới. Bác sĩ có thể sẽ chỉ tiến hành niềng răng 1 hàm để giảm chi phí niềng răng và đồng thời giảm thời gian niềng răng cho bạn luôn.

Tuy nhiên, nên biết rằng trong đa số những trường hợp niềng răng, quá trình di chuyển răng trên 1 hàm cũng sẽ làm cho khớp cắn (tương quan tiếp xúc hai hàm) theo đó cũng thay đổi.

Nếu chỉ thực hiện chỉnh nha – niềng răng 1 hàm có thể sẽ làm hai hàm không ăn khớp tốt, thực hiện chức năng ăn nhai có thể gây mòn răng, mẻ răng hoặc thậm chí chấn thương khớp cắn, rối loại khớp thái dương hàm,…

Niềng răng ở đâu tốt nhất? nha khoa niềng răng uy tín?

Để chọn lựa được nơi niềng răng tốt nhất, uy tín nhất cần có một số tiêu chí sau:

  • Đội ngủ bác sĩ chuyên môn niềng răng giỏi, có nhiều kinh nghiệm
  • Địa chỉ phòng khám nha khoa, bệnh viện uy tín, đầy đủ trang thiết bị, đa dạng các loại hình niềng răng

Một tiêu chí khi chọn bệnh viện, nha khoa uy tín để niềng răng là không quá xa vị trí của mình, để mình có thể nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, tái khám cũng thuận tiện hơn.

Không phải nha khoa nào chi càng phí đắt thì cũng nhận được sự chăm sóc theo dõi niềng răng càng tốt, và ngược lại, không phải nha khoa nào giá rẻ mà chất lượng điều trị lại kém. Bởi nó phụ thuộc vào kinh nghiệm và kế hoạch điều trị cũng như tình trạng niềng răng khó hay dễ của bạn.

Dưới đây là một số địa điểm niềng răng bạn nên xem xét đến khám:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương là bệnh viện đầu ngành về điều trị cách bệnh lý chuyên khoa răng hàm mặt. Nên bạn có thể rất nên đến khám và tư vấn tại đây, hiện nay đang có 2 cơ sở tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Nơi đây cũng tập trung những bác sĩ đầu ngành, chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng. Địa chỉ đặc biệt được nhiều người đánh giá uy tín.

Niềng răng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội: Số 40 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 0438.269.722 hoặc 0439.285.172

Niềng răng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp. HCM: Số 201A Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3855 6732

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM và Đại học Y Hà Nội

Đây hai bệnh viện là bệnh viện khá nổi tiếng trong điều chị các chuyên khoa trong đó có khoa răng hàm mặt. Là nơi vừa thực hiện công tác thăm khám bệnh, chữa bệnh, lại vừa thực hiện quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế.

Không khó hiểu khi nói đây là nơi quy tụ nhiều đội ngũ bác sĩ giỏi, hàng đầu trong hầu hết các chuyên khoa, cụ thể hơn là chuyên khoa niềng răng – chỉnh nha.

  • Địa chỉ BV ĐH Y Hà Nội: số 1 P. Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 1900 6422
  • BV ĐH Y Dược TP HCM: số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, HCM. ĐT: 028 3855 4269

Tuy nhiên đây là những cở sở y tế lớn, thủ tục khám cũng đòi hỏi đăng ký qua nhiều bước, rất nhiều bệnh nhân nên cũng không tránh khỏi tình trạng chờ đợi. Những đặc điểm này cũng khiến nhiều người ngại đến khám nên thường đến các trung tâm nha khoa chuyên niềng răng để điều trị.

Bs Cường không để xuất công khai hay quảng cáo bệnh viện, trung tâm nha khoa tư nhân nào. Bạn đọc có thể liên hệ Bác sĩ Cường để được hỗ trợ chọn lựa được trung tâm niềng răng uy tín nhé.

Các Kĩ Thuật Niềng Răng

Phương pháp niềng răng được xem là tốt nhất hiện nay.

 
Bởi thế mà, để có thể giúp được các bạn có được những nhận định biện pháp niềng răng loại nào có kết quả tốt nhất hiện nay, chúng tôi xin đưa ra cho bạn một số tiêu chí như sau để các bạn có thể xem xét một cách cụ thể và chi tiết nhất:
 
 
◇ Niềng răng bằng phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc thường có thời gian niềng răng nhanh nhất so với các phương pháp khác và không cần phải đến tái khám nha khoa nhiều lần  .
 
 
◇ Thì mắc cài niềng răng kim loại hoặc mắc cài neiengf răng tự buộc sẽ đem lại hiệu quả cao hơn do lực tác động vào răng mạnh và đều hơn .
 
 
◇ Chi phí điều trị niềng răng bằng mắc cài kim loại thường sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với những phương pháp niềng răng mắc cài còn lại
 
 
◇ Nếu nhắc đến tính thẩm mỹ cao của hàm răng niềng răng không mắc cài có tình thẩm mỹ cao nhất nhưng chi phí cũng cao nhất
 
 
◇ Niềng răng mắc cài tự buộc là phương pháp niềng răng mắc cài không bị tuột dây cung do với các phương pháp niềng răng mắc cài khác.
 
 

phương pháp niềng răng tốt nhất

 
 
Giải pháp niềng răng luôn phải phù hợp với kinh tế
Vì vậy,  để có thể khi tiến hành chỉnh nha người điều trị có những quyết định phù hợp nhất với bản thân. Có những trường hợp do nhu cầu công việc nên lựa chọn niềng răng không mắc cài, có những trường hợp do nhu cầu về tài chính nên lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại, có những trường hợp do điều kiện di chuyển không cho phép và thời gian có hạn nên lựa chọn niềng răng mắc cài tự buộc. Cho dù bạn lựa chọn phương pháp niềng răng nào, chúc bạn có một hàm răng đẹp nhất.
 
 
Phương pháp niềng răng cho bạn một nụ cười hoàn hảo
 
 
 

 

Vì sao lại cần phải dùng phương pháp niềng răng

 
Do yếu tố về di truyền
Các thói quen xấu ngay từ khi còn nhỏ của trẻ
Răng bị các chấn thương do tai nạn gây ra, bị té ngã hoặc răng sữa mất sớm
Độ tuổi niềng răng nhanh hiệu quả nhất
Tác dụng của phương pháp niềng răng là gì?
Nên niềng răng trong thời gian bao lâu?
Phương pháp niềng răng có hiệu quả như thế nào ? Niềng răng có tác dụng gì ? Là những câu hỏi thường gặp ở những người đang có nhu cầu nắn chỉnh lại răng để có một hàm răng đều đặn và đẹp hơn . Hãy cùng Niềng Răng Giá Rẻ Hạnh Nguyên hiểu rõ hơn qua các bài viết dưới đây. Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh các răng có tình trạng bị xô lệch, răng bị móm, răng bị khấp khểnh, răng hô, răng vẩu,…Đa số các tình trạng răng mọc xô lệch xảy ra do một tron những nguyên nhân sau đây.
 
 
Vì sao lại cần phải dùng phương pháp niềng răng
Do yếu tố về di truyền
Bố hoặc mẹ , hoặc cả bố và mẹ , những người trong gia đình, có xương hàm tuy nhỏ nhưng kích cỡ của răng mọc lại quá to hoặc trường hợp ngược lại , răng nhỏ nhưng xương hàm lại to và các răng mọc không ngay ngắn trên cung hàm. Các yếu tố này đã di truyền sang thế hệ con cái và con cũng có hàm răng xô lệch, không đều tương tự
 
 
Các thói quen xấu ngay từ khi còn nhỏ của trẻ
Các thói quen này không phải bậc phụ huynh nào cũng để ý như khi trẻ mút ngón tay , trẻ đẩy lưỡi và thở bằng miệng khi ngủ có thể gây ra xô lệch ở răng , làm cho hô răng và bị mất cân đối giữa răng và hàm.
 
 
Phương pháp niềng răng cho nụ cười
 
 
Răng bị các chấn thương do tai nạn gây ra, bị té ngã hoặc răng sữa mất sớm
Những chấn thương xảy ra gây vỡ xương hàm , gây vỡ răng và từ đó làm răng xô lệch . Các bậc phụ huynh cần phải lưu ý rằng giữ gìn răng sữa cho con nhỏ (không để con bị sún răng , bị sâu răng và bị mất răng sữa sớm . . .) . Nếu không để ý và thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng cho con cũng gây nên một số bệnh lý răng miệng rất nguy hại như : con bị sâu răng sớm , con bị mất răng và các răng bị xô lệch .
 
 
Độ tuổi niềng răng nhanh hiệu quả nhất
Độ tuổi nào là lý tưởng nhất để niềng răng được các chuyên gia khuyên là từ 10 đến 16 tuổi , đây là giai đoạn mà các con bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn , nắn chỉnh răng sẽ nhanh và không tốn nhiều thời gian và hiệu quả mau chóng . Từ độ tuổi 20 – 25 trở đi xương hàm và mô nướu , lợi đã ổn định và trở nên vững chắc , bạn vẫn có thể tiến hành phương pháp niềng răng được , nhưng thời gian điều trị niềng răng sẽ kéo dài và chi phí niềng răng sẽ cao hơn .
 
 
khí cụ khi niềng răng
 
 
Tác dụng của phương pháp niềng răng là gì?
Niềng răng được hiệp hội nha khoa quốc tế và thế giới đánh giá là phương pháp lâu đời có hiệu quả cao trong thẩm mỹ nha khoa , niềng có rất nhiều công dụng, bao gồm:
 
 
◇ Niềng răng có tác dụng làm răng đều đặn hơn so với bạn đầu, thẳng và có độ khum vòm phù hợp với độ cung của hàm
 
 
◇ Niềng răng làm cho tương quan giữa các răng trên cùng 1 hàm răng và giữa 2 hàm với nhau trở nên hài hòa và cân xứng nhau
 
 
◇ Sự tiếp xúc giũa các  răng hàm trên với các răng hàm dưới đạt tỷ lệ chuẩn sau khi niềng răng, giúp khớp cắn hài hòa, không bị lệch và hỗ trợ việc ăn nhai tốt hơn
 
 
◇ Khi khớp cắn giữa hai hàm hài hòa sẽ tạo ra các lực đều và đủ , không bị sai khác nên không làm ảnh hưởng xấu đến các khớp thái dương hàm
 
 
Phương pháp niềng răng đem lại nụ cười
 
 
Nên niềng răng trong thời gian bao lâu?
Thông thường thời gian niềng răng trung bình của một người sẽ mất khoảng từ khoảng 1,5 năm đên 2 năm. Tuy nhiên , tuỳ theo từng trạng và đặc điểm của răng sai lệch như thế nào , thực tế ghi nhận có những tường hợp chỉ niềng răng trong vòng 6 tháng.
 
 
Do đó, để có thể xác định chính xác thời gian điều trị niềng răng là bao lâu bạn cần được thăm khám cụ thể tình trạng răngvà được bác sĩ tư vấn cụ thể . Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin về quy trình và phương pháp điều trị niềng răng cho nụ cười của mình, hãy liên hệ trực tiếp với Niềng Răng Giá Rẻ Hạnh Nguyên nhé !
 
 
Trường hợp nào chúng ta phải đi niềng răng
Leave a Comment / Các kĩ thuật niềng răng / By Bác sĩ Huy – Răng Hàm Mặt HCM
Nội Dung
 
 
Trường hợp răng bạn bị hô, vẩu
Trường hợp răng của bạn bị móm
Răng bạn bị mọc khấp khểnh hoặc mọc lệch
Trường hợp khớp cắn hở
Trường hợp các răng bị thưa
Bị thiếu răng bẩm sinh
Nếu răng của bạn bị một trong các trường hợp sau đây, bạn bắt buộc phải áp dụng kĩ thuật niềng răng để điều trị.  Khi bạn bạn vẫn lăn tăn rằng, liệu hàm răng của mình nhìn như thế này có phải nên đi niềng răng hay không? Theo kinh nghiệm nhiều năm trong nha khoa, chúng tôi xin liệt kê các trường hợp sau đây bắt buộc phải đi niềng răng mà không sử dụng các phương pháp khác thì mới có hàm răng khoẻ đẹp.
 
 
Trường hợp răng bạn bị hô, vẩu
Những người bị răng hô, vẩu luôn thiếu tự tin nhất khi giao tiếp. Răng hô (vẩu) khi cười sẽ có phần răng cửa ở phía trên luôn chìa ra ngoài so với phần răng cửa của hàm dưới,  khi bạn ngậm miệng lại thì môi ở trên không thể bao phủ hết hàm răng và răng của bạn ở hàm trên cũng như hàm dưới sẽ không cắn khít vào với nhau. Đây là trường hợp cần phải đi niềng răng nhất.
 
 
Trường hợp răng bạn bị hô, vẩu
 
 
Trường hợp răng của bạn bị móm
Răng bị móm là trường hợp khớp cắn của hàm răng bị lùi sâu vào phía bên trong.  Biểu hiện rõ ràng nhất của răng bị móm là các xương hàm phía dưới có khi bị đưa ra phía trước so với răng hàm phía trên khi bạn ngậm miệng lại.   Răng bị món sẽ gây ra mòn răng,  viêm tuỷ răng, nha
 
 
 
 
 
 
Răng bạn bị mọc khấp khểnh hoặc mọc lệch
Răng khểnh là khi nhìn thấy bằng mắt thường răng bạn mọc lệch ra khỏi hàm răng có thể bị mọc trồi lên phía trước hoặc bị cắn thụt vào. Đôi khi, các răng mọc chen chúc nhau,  bề mặt trong không quay ra bên ngoài mà lại quay theo nhiều hướng khác, cái thụt cài thò,  các răng không có chiều dài bằng nhau.  Về lâu dài,  các răng này sẽ luôn bị các mảng bám và vi khuẩn dễ hình thành và tấn công nhất do khi vệ sinh các răng này khó có thể làm cho bàn chải tiến vào trong để
 
 
Răng bạn bị mọc khấp khểnh hoặc mọc lệch
 
 
Trường hợp khớp cắn hở
Trường hợp khớp cắn hở là hàm trên và hàm dưới khi ngậm miệng không chạm nhau ở vị trí trung tâm và bị hở, người bị trường hợp này thường rất hay khó khăn khi nhai xé thức ăn, dễ bị.
 
 
 
 
 
 
Trường hợp các răng bị thưa
Răng bị thưa khi nhìn ào bằng mắt thường sẽ có những khe hở giữa các răng mà chủ yếu phần là răng cửa. Trong trường hợp răng thưa sẽ khiến cho thức ăn dễ dắt vào kẽ răng hơn bình thường
 
 
 
 
 
 
Bị thiếu răng bẩm sinh
Thiếu răng bẩm sinh ( thông thường là răng số 2) là trong thời gian mọc răng sữa, răng sữa đã bị rụng và không có mầm răng trong xương hàm nên sẽ không có răng vĩnh viễn được mọc lên thay thế vào khoảng trống.  Trong các trường hợp răng bị thiếu do bẩm sinh, sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn giữa các răng ở trên hàm.
 
 
bị thiếu răng bẩm sinh
 
 
Chính vì vậy,  khi răng của bạn rơi vào các trường hợp như trên,  bạn nên đi tìm gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và niềng răng. Có một sự thật đã được chứng minh răng, một hàm răng đều, khít nhau và không bị thưa là một hàm răng khoẻ. Khi đó, các bệnh lý về răng sẽ không xuất hiện nếu như bạn có một hàm răng chắc khoẻ nhất.
 
 
Trên đây là bài viết niengranggiare.com muốn gửi đến bạn để bạn tìm hiểu về các vấn đề chỉnh nha niềng răng mà bạn đang quan tâm
 
 
 
 
Niềng răng khiến cho khuôn mặt bị lệch? Nguyên ngân do đâu ?
Leave a Comment / Các kĩ thuật niềng răng / By Bác sĩ Huy – Răng Hàm Mặt HCM
Nội Dung
 
 
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng khiến mặt bị lệch
Bạn nên chọn những trung tâm nha khoa chất lượng và uy tín.
Làm thế nào để niềng răng an toàn nhất hiệu quả nhất không bị lệch mặt 
Niềng răng đã không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta khi nhắc đến nha khoa thẩm mỹ. Nhưng bên cạnh đó cũng có được không ít gì những trường hợp niềng răng lại gặp phải nhiều biến chứng khi niềng răng bị lệch mặt gây nên nhiều nỗi lo lắng đến cho khách hàng. Vậy nguyên nhân khiến bị lệch mặt khi niềng răng là do đâu ?
 
 
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng khiến mặt bị lệch
Nguyên nhân khiến cho khi niềng răng bị lệch khuôn mặt , đó có thể là do trước khi bạn niềng răng khuôn mặt của bạn đã bị lệch do cấu trúc xương,  khuôn mặt sẽ bị mất cân đối bẩm sinh do cấu trúc khung xương hàm ban đầu .  Nhưng bác sĩ có trình độ tay nghề chưa cao thay vì tiến hành phẫu thuật hàm lại tiến hành niềng răng ,  sẽ dẫn đến tình trạng mặt bị lệch ngày càng nghiêm trọng hơn . Phần mặt dưới không cân đối so với phần mặt ở trên và kém hiệu quả hơn.
 
 
niềng răng khiến mặt bị lệch
 
 
Bạn nên chọn những trung tâm nha khoa chất lượng và uy tín.
Trên thực tế ,  niềng răng là giải pháp nha khoa thẩm mỹ an toàn nhất ,  giúp có thể điều chỉnh lại những sai lệch nặng về khớp cắn ,  răng bị hô móm ,  răng khấp khểnh của người bênh . Mang lại sự hài hòa tổng quát giữa hai hàm răng trên và hàm răng dưới ,  sự hài hoà cho khuôn mặt và đảm bảo chức năng ăn nhai của răng tốt hơn .
 
 
Khi bạn niềng răng tại cơ sở nha khoa kém chất lượng và không uy tín:  Niềng răng sẽ yêu cầu tay nghề của các bác sĩ phải có được chuyên môn thật vững vàng ,  niềng răng thật giàu kinh nghiệm .  Nhưng nếu bạn không tham khảo kỹ và lựa chọn phải cơ sở nha khoa kém chất lượng và  bác sĩ nha khoa thiếu kinh nghiệm trong niềng răng sẽ cho ra những chẩn đoán và phác đồ điều trị không chính xác, có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả niềng răng sai lệch nghiêm trọng mà người niềng răng phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trong.
 
 
niềng răng an toàn nhất hiệu quả nhất không bị lệch mặt 
 
 
Làm thế nào để niềng răng an toàn nhất hiệu quả nhất không bị lệch mặt 
Niềng răng khiến cho khuôn mặt bị lệch là một trong những biến chứng mà không ai trong chúng ta mong muốn .  Để niềng răng được an toàn và đạt được nhiều  kết quả cao trong khi tiến hành không phải là điều thực sự quá khó khăn .  Bạn chỉ cần lựa chọn đúng một địa chỉ nha khoa thật uy tín và chú ý đến cả cách chăm sóc răng niềng và phải chăm sóc răng theo đúng như hướng dẫn của nha sĩ ,  đánh răng đúng cách và kèm theo tái khám niềng răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nha khoa. Chúc bạn có một hàm răng đẹp như ý muốn
 
 
Niềng răng là một quyết định khó khăn, nhưng để lựa chọn một trung tâm nha khoa phù hợp cũng khó khăn không kém . Bên cạnh đó việc điều trị niềng răng cũng tốn rất nhiều chi phí, vì vậy bạn nên chọn lựa những trung tâm uy tín chất lượng có kĩ thuật điều trị niềng răng tốt để có thể đảm bảo được quá trình niềng răng diễn ra xuông sẻ.
Niềng răng hiện nay là một trong những hình thức phổ biển để điều trị các tình trạng răng hô, răng thưa, răng móm và răng mọc lệch lạc. Các kĩ thuật niềng răng thường được mọi người quan tâm vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm răng của họ. Song vì không phải là người chuyên ngành nên đa số khách hàng chỉ quan tâm bề nổi chứ không hiểu hết chi tiết của những kĩ thuật niềng răng.
 
 
Niềng Răng Giá Rẻ lập ra topic này nhằm cung cấp đến quý khách hàng những thông tin chi tiết nhất về vấn đề chuyên sâu trong kĩ thuật chỉnh nha – niềng răng mà Nha Khoa hiện nay đang áp dụng để niềng răng cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn mang đến cho quý khách thông tin bổ ích nhất về niềng răng để bạn có cái nhìn tổng quan nhất; nhằm trang bị đủ kiến thức để tham gia điều trị niềng răng.
 
 
Nếu bạn còn những thắc gì về niềng răng thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn điều trị hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.
 
 
Phương pháp niềng răng không mắc cài giải pháp tiên tiến hiện đại
Leave a Comment / Niềng răng không mắc cài Invisalign / By Bác sĩ Huy – Răng Hàm Mặt HCM
Nội Dung
 
 
Niềng răng không mắc cài Invisalign
Niềng răng không mắc cài Clear Aligner
Niềng răng không mắc cài Ecligner
Tùy vào tình trạng, điều kiện kinh tế lựa chọn loại mắc cài phù hợp
Phương pháp niềng răng không mắc cài hiện nay là kỹ thuật niềng răng tiên tiến nhất và đang rất được ưa chuộng nhất trên thị trường. Phương pháp này được đánh giá cao khi có các ưu điểm vượt trội về phương diện thẩm mỹ và sự thuận tiện ở phương pháp này. Cũng chính bởi vậy mà mức chị phí phải bỏ ra để tiến hành điều trị cũng không phải là con số thông thường.
 
 
Hiện nay, niềng răng không mắc cài đang được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất đó là niềng răng không mắc cài Invisalign. Bên cạnh đó các dòng niềng răng không mắc cài Clear Aligner và niềng răng không mắc cài Ecligner cũng được ưa chuộng không kém vì có ưu điểm riêng biệt.
Các dòng niềng răng này đều có chung đặc điểm là điều trị niềng răng bằng cách đeo các khay hoặc máng niềng răng trong suốt trong thời gian niềng răng. Tuy nhiên, ở mỗi dòng, kỹ thuật và công nghệ được sử dụng trong thiết kế và chế tạo luôn tồn tại những sư khác biệt.
 
 
Niềng răng không mắc cài Invisalign
Cả 3 phương pháp Invisalign, Clear Aligner và Ecligner đều là các phương pháp niềng răng không mắc cài có khí cụ niềng răng là các khay niềng trong suốt được két hợp với các điểm tạo lực được gắn trên răng để giup răng dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Mỗi bộ gồm 2 khay, các khay này được gắn vào hàm trên và hàm dưới, những điểm tạo lực sẽ được gắn trong khay để đưa răng về vị trí như mong muốn.
 
 
Toàn bộ các bước trong quá trình thăm khám, thiết kế và chế tạo khay niềng Invisalign đều được thiết kế trên các phần mềm 3D và thiết bị chế tạo với công nghệ chuyên dụng đặc biệt của Trung tâm nha khoa Invisalign tại Mỹ của người bệnh nên Invisalign có giá thành cao nhất so với hai dòng còn lại. Niềng răng Invisalign có mức giá dao động từ 80 – 100 triệu đồng khi tiến hành chữa trị
 
 
niềng răng không mắc cài Invisalign
 
 
Niềng răng không mắc cài Clear Aligner
Khay niềng răng không mắc cài Clear Aligner được chế tạo bằng cách lấy dấu hàm theo khuôn đúc được lấy ra từ mẫu hàm thạch cao. Cách tạo ra khay này khác lại với Invisalign và eCligner. Những thông số kỹ thuật được lấy từ bệnh nhân để tiến hành chế tạo các khay niềng được bác sĩ lấy từ các phần mềm thiết kế chuyên dụng và được tiến hành thiết kế trực tiếp trên hê thống máy vi tính nên giá thành của khay Clear Aligner rẻ hơn rất nhiều, dao động từ 30 đên 70 triệu tuỳ mức độ nặng nhẹ từng của bệnh nhân.
 
 
niềng răng clear aligner
 
 
Niềng răng không mắc cài Ecligner
Dòng niềng răng không mắc cài Ecligner cũng là một dạng khay niềng răng bằng nhựa trong suốt giống như hai dòng khay ở trên tuy nhiên, kỹ thuật được sử dụng trong niềng răng Ecligner khác hoàn toàn so với dòng Invisalign.
 
 
Hiện nay, chi phí dành cho dòng niềng răng không mắc cài Ecligner dao động trong khoảng từ 50 – 80 triệu đồng tùy vào mức độ điều trị từng bệnh nhân. Chúng ta đều biết rằng phương pháp niềng răng không mắc cài sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn khi bệnh nhân đeo niềng, những khách hàng được tiến hành điều trị theo phương pháp niềng răng không mắc cài này rất ít khi phải tiến hành nhổ răng để niềng răng.
 
 
niềng răng không mắc cài Ecligner
 
 
Tùy vào tình trạng, điều kiện kinh tế lựa chọn loại mắc cài phù hợp
Tùy theo tình trạng răng bị xô lệch nặng nhẹ của mỗi người, Bác sĩ sẽ cho bênh nhân biết nên điều trị trong thời gian bao lâu. Khi thực hiện niềng răng theo phương pháp này, sự thuận tiện khi có thể tháo ra lắp vào và tính thẩm mỹ trong suốt cao là những lợi ích tối đa mà người đeo niềng răng được hưởng, bên cạnh sự hiệu quả tuyệt với của phương pháp này khi niềng răng nhưng mức giá để điều trị phương pháp này cũng không hề nhỏ, cho nên bạn hãy quyết định thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp điều trị niềng răng nhé. Niềng Răng Giá Rẻ Hạnh Nguyên chúc bạn có được một hàm răng đẹp rặng ngời như mà bạn hằng mong muốn.
3 cấp độ điều trị niềng răng tháo lắp Clear Aligner có tốt không ?
Leave a Comment / Niềng răng không mắc cài Clear Aligner / By Bác sĩ Huy – Răng Hàm Mặt HCM
Nội Dung
 
 
Niềng răng tháo lắp Clear Aligner 3 cấp độ là gì ?
Quy trình niềng răng tháo lắp Clear Aligner được thực hiện như thế nào?
Những lưu ý quan trọng khi niềng răng Clear Aligner
Niềng răng tháo lắp Clear Aligner là một trong những dòng sản phẩm của phương pháp niềng răng không mắc cài với bộ các khay niềng răng trong nhằm cải thiện các khuyết điểm về răng như răng bị hô móm , răng mọc xô lệch so với hàm , răng khểnh và răng thưa . Nhờ có công nghệ thiết kế và liệu trình điều trị gồm 3 cấp độ niềng răng Clear Aligner. Qua bài viết dưới đây , bạn đọc hãy cùng Nha Khoa Hạnh Nguyên tìm hiểu về sự khác biệt giữa từng cấp độ điều trị nhé !
 
 
Niềng răng tháo lắp Clear Aligner 3 cấp độ là gì ?
Như đã nói ở trên, niềng răng Clear Aligner là khay niềng răng dạng trong suốt và có thiết kế tương thích với hàm răng của từng bệnh nhân. Liệu trình điều trị của phương pháp này bao gồm 3 cấp độ, với mỗi cấp độ sẽ tương ứng với từng tình trạng răng bị lệch khác nhau ở người bệnh cụ thể là khay Clear Aligner cấp độ 1, răng của người bệnh có độ lệch và khớp cắn bị sai lệch nhẹ ( khểnh, vẩu, hô, móm,..) nên răng dễ nắn chỉnh về đúng vị trí, thời gian thực hiện và chi phí thấp hơn so với niềng răng ở cấp độ 2 và 3.
 
 
 
 
Sự phân định niềng răng tháo lắp ở cấp độ nào phải được thông qua từ kết quả khám tổng quát và chụp CT cấu trúc xương hàm, nguyên nhân hô móm, khớp cắn, mức độ răng khấp khểnh, lộn xộn, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả và chỉ định cụ thể tình trạng của bạn thuộc niềng răng tháo lắp mức 1, mức 2 hoặc 3.
 
 
3 cấp độ niềng răng Clear Aligner
 
 
Quy trình niềng răng tháo lắp Clear Aligner được thực hiện như thế nào?
Đầu tiên, các bác sĩ tại Nha Khoa Hạnh Nguyên sẽ tiến hành khám tổng quát tình trạng răng của từng khách hàng và tiến hành điều trị các bệnh lý về răng miệng (nếu có) ở bệnh nhân. Sau giai đoạn này, bác sĩ sẽ chụp X Quang cấu trúc tổng thể của hàm răng và phân tích mức độ xô lệch. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bạn thuộc cấp độ niềng răng nào.
 
 
Đối với niềng răng tháo lắp Clear Aligner, ở từng mức độ số lượng khay Clear Aligner sẽ được thiết kế với những điểm tạo lực phù hợp với khả năng di chuyển răng của từng bệnh nhân. Mỗi mức độ đều có 2 khay niềng, một khay hàm trên và một khay hàm dưới. Bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm để tiền hành thiết kế và chế tạo khay niềng răng phù hợp với cấu trúc hàm răng của từng khách hàng.
 
 
Niềng răng Clear Aligner được chế tạo bởi công nghệ 3D trên máy vi tính, mọi chi tiết về từng vị trí răng bị xô lệch đều được thu thập với các thông số cụ thể, rõ ràng và được gửi đến Trung tâm chế tạo Clear Aligner ở Mỹ để tiến hành chế tạo. Cũng từ những thông số đó, bác sĩ của Nha Khoa Hạnh Nguyên sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng cấp độ niềng răng với số lượng khay và thời gian tiêu chuẩn cho một liệu trình niềng răng.
 
 
 
 
 
 
Những lưu ý quan trọng khi niềng răng Clear Aligner
Các bệnh nhân sau khi tiến hành đeo khay Clear Aligner trung bình từ 2 – 3 tháng sẽ tới tái khám một lần để kiểm tra mức độ di chuyển của răng. Đây cũng là một ưu điểm vượt trội của mọi phương pháp niềng răng tháo lắp so với các phương pháp niềng răng khác, giúp tiết kiệm thời gian của bệnh nhân rất nhiều. Mức giá để điều trị niềng răng theo phương pháp này dao động từ 30 -60 triệu VND
 
 
Trong thời gian điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho người bênh cách đeo và tháo khay niềng phù hợp. Với ưu điểm tháo lắp dễ dàng, khay niềng răng tháo lắp Clear Aligner sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái trong thời gia nắn chỉnh răng.
 
 
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị niềng răng tháo lắp Clear Aligner. Nếu bạn mong muốn nhanh chóng có thể sở hữu hàm răng đều đẹp, tự tin khi giao tiếp thì hãy đến ngày Niềng Răng Giá Rẻ Hạnh Nguyên để thực hiện niềng răng bằng phương pháp niềng răng tháo lắp Clear Aligner an toàn và thẩm mỹ bạn nhé.
 
 
 
 
 
 
 
 
Các loại hàm duy trì niềng răng và cách bảo vệ răng
Leave a Comment / Các kĩ thuật niềng răng / By Bác sĩ Huy – Răng Hàm Mặt HCM
Nội Dung
 
 
Hàm duy trì chỉnh nha cố định
Hàm duy trì kết quả sau khi tháo niềng răng
Hàm duy trì chỉnh nha tháo lắp bằng kim loại
Tạm biệt các loại mắc cài niềng răng sau những ngày gian khó và giờ đây chúng ta sẽ gắn bó với một loại khí cụ niềng răng mới để giữ cho răng ổn định yên tại các vị trí mới, đó là hàm duy trì. Các loại hàm duy trì niềng răng với cách sử dụng khác nhau. Hãy cùng nha Khoa Hạnh Nguyên tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé !
 
 
Hàm duy trì chỉnh nha cố định
Hàm duy trì chỉnh nha cố đinh được làm bằng một sợi dây chất liệu kim loại thân thiện với môi trường trong miệng được bác sĩ gắn một cách cố định ở mặt sau răng bằng chất liệu composite.  Loại hàm cố định này không phân biệt hình dạng hay kích cỡ và người bệnh không thể tự tháo hàm mà phải thông qua bac sĩ chỉnh nha . Khi đeo loại hàm này , bạn cần phải chủ ý vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ .
 
 
hàm duy trì niềng răng
 
 
Hàm duy trì kết quả sau khi tháo niềng răng
Hàm duy trì niềng răng tháo lắp hay còn gọi là hàm duy trì trong suốt có nhiều ưu điểm hơn so với hàm duy trì chỉnh nha cố định khi có thể tháo lắp một cách dễ dàng đê ăn nhai , giao tiếp và làm sạch hàm. Hàm tháo lắp có hình dạng trong suốt và thông thường sẽ làm người bệnh nhầm lẫn với phương phá niểng răng không mắc cài Invisalign . Hàm này cũng có các khuôn răng được bác sĩ lấy mẫu hàm trước đó và bạn sẽ đeo hàm này trong suốt thời gian sau khi tháo niềng răng. Thời gian trung bình khi đeo hàm này thông thường là 20 tiếng trừ lúc ăn nhai và vệ sinh răng miệng
 
 
Hàm duy trì chỉnh nha tháo lắp bằng kim loại
hàm duy trì niềng răng
 
 
Loại hàm duy trì tháo lắp cũng được làm từ chất liệu kim loại như hàm cố định nhưng có ưu điểm là có thể tháo lắp được . Thông thường hàm duy trì tháo lắp kim loại chỉ cần đeo vào buổi tối. Ưu điểm của hàm này là khả năng duy trì răng đúng vị trí rất cao so với các loại hàm khác . Hàm duy trì tháo lắp kim loại thực sự rất có hữu ích cho những trường hợp nhổ răng khi chỉnh nha. Nha Khoa tân tiến đã cho ra đời nhiều loại hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại bào gồm hàm hawley, hàm headgear, hàm facemask, đây là các loại hàm duy trì bằng kim loại tốt nhất hiện nay.
 
 
hàm duy trì niềng răng
 
 
Mỗi loại hàm duy trì kết quả sau niềng răng có một ưu, nhược điểm khác nhau nên tuỳ vào tình trạng răng miệng của từng người bệnh cũng như nhu cầu về tính thẩm mỹ và sinh hoạt cuộc sống hàng ngày mà bác sỹ chỉnh nha.
 
 
Bài viết liên quan: