Tủy răng là gì? màu gì? răng chết tủy (hoại tử tủy) có ảnh hưởng gì?

Tủy răng là gì? Có màu sắc như thế nào? cấu tạo của buồng tủy và tủy chân răng, quá trình hình thành cũng như tác dụng vai trò chức năng của tủy răng. Tủy hoại tử hay chết tủy có ảnh hưởng gì… Bài viết này được đội ngũ Bác Sĩ Cường tổng hợp bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.

Tủy răng là gì?

Tủy răng là một cấu trúc mô liên kết lỏng lẻo nằm bên trong giữa các răng (lõi của răng), có cấu tạo phức tạp nhưng chủ yếu gồm thần kinh cảm giác và mạch máu (động mạch và tĩnh mạch) nuôi dưỡng cho răng. Hình dạng tủy của mỗi răng rất khác nhau, thay đổi theo từng cá nhân, độ tuổi.

tủy răng là gì hệ thống ống tủy răng phức tạp nha khoa bác sĩ cường
Hệ thống tủy răng nằm giữa trung tâm của răng, chứa thần kinh và mạch máu phức tạp

Về thành phần chứa chủ yếu là khoảng 75% nước, 25% là các chất hữu cơ. Tủy răng được bao bọc bởi mô răng rất cừng chắc bên ngoài là ngà răng và men răng (hoặc cement chân răng). Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn ở bên ngoài răng vào bên trong tủy răng.

Khi sâu răng làm mất một phần mô cứng (men, ngà răng) dẫn đến lộ một phần tủy răng ra mội trường bên ngoài, khiến vi khuẩn xâm nhập vào làm viêm tủy răng gây ê buốt, đau nhức.

Cấu tạo của tủy răng?

Cấu trúc tủy răng được chia ra 2 phần là:

  • Buồng tủy: hay còn gọi là tủy buồng, phần tủy thân răng.
  • Tủy chân răng: còn gọi là ống tủy răng.

Phần tủy được ví như quả tim của mỗi răng, thông với cơ thể từ những lỗ nhỏ ở phần chân răng. Mục đích để dẫn truyền thần kinh, nuôi dưỡng, cảm nhận sự nóng lạnh, cứng hay mềm của thức ăn. Hình dạng buồng tủy và tủy chân răng nhỏ dần theo thời gian, người càng lớn tuổi thì tủy càng hẹp dần.

Hệ thống ống tủy ở chân răng là các sợi mô liên kết rất mảnh và nhỏ, phân chia nhánh từ buồng tủy phía trên (phần thân răng) xuống đến phần tủy chóp chân răng.

giai-phau-rang-cau-tao-rang-men-rang-tuy-rang-nga-rang-bac-si-cuong
Giải phẫu cấu tạo của răng: Men răng, ngà răng, tủy răng

Buồng tủy răng

Phần tủy thân răng hay còn gọi là tủy buồng, phần tủy lớn ở đầu mỗi răng, bao bọ bên ngoài cùng là phần men răng trắng, cứng chắc. Kế tiếp là phần ngà răng vàng hơn.

Tủy buồng hay buồng tủy của răng nhiều chân (răng cối) có trần tủy và sàn tủy.

  • Trần tủy buồng: đây là phần trên cùng của hệ thống tủy răng, hình dạng sừng tủy tương ứng với các múi, hỗ rãnh ở mặt nhai các răng
  • Sàn tủy buồng: là ranh giới phân chia giữa tủy chân răng và tủy buồng tủy thân răng. Sàn tủy là nơi có những vùng, điểm rất mỏng giữa các chân răng (răng cối nhiều chân). Vì cấu trúc mỏng nên có thể dễ bị thủng gây đau răng sau khi điều trị lấy tủy khi thao tác không cẩn thận.

Các răng cối lớn (răng hàm phía trong) có sàn buồng tuỷ điển hình, còn răng cối nhỏ (răng hàm nhỏ) thường có sàn buồng tuỷ không rõ rệt. Các răng cửa (có một chân răng) thì không có sàn buồng tuỷ.

Tủy chân răng, cấu trúc giải phẫu

Phần ống tủy chân răng hay gọi tắt là ống tủy, nhỏ dần từ tủy thân (tủy buồng) xuống tới chóp chân răng. Bao bọc bên ngoài cùng là xê-măng chân răng (cement chân răng) mỏng, tiếp theo là lớp ngà răng dày đặc.

Phần tủy chân này có cấu trúc rất khách nhau ở mỗi người, đặc biệt ở những răng cối lớn phía trong. Khi điều trị lấy tủy răng các bác sĩ phải lấy sạch hết phần tủy chân này mới mang lại kết quả tốt, và dĩ nhiên điều này rất khó khăn ở những răng có cấu trúc tủy chân răng phức tạp.

Trung bình một răng có thể có từ 1 đến 4 ống tủy chính:

  • Răng cửa thường có một ống tủy chân
  • Răng cối nhỏ (hàm nhỏ) thường 1 đến 2 ống tủy
  • Răng cối lớn (răng hàm lớn) bao gồm cả răng khôn thường có 3 hay 4 ống

Một số trường hợp ngoại lệ thì khác nhau ở mỗi răng và mỗi người. Có khi lên tới 5 hay 8 ống tủy ở những răng cối lớn. Trên 1 ống tủy ở những vùng răng cửa…

Cau-truc-cua-rang-cac-thanh-phan-men-rang-nga-rang-nha-khoa-bac-si-cuong
Hình ảnh minh họa buồng tủy, ống tủy răng, men răng và ngà răng cối, răng cửa

Ống tủy bên, ống tủy phụ là gì?

Ống tủy bên, ống tủy phụ là phần ống tủy còn lại, khác với ống tủy chính của chân răng. Mỗi chân răng thường có một ống tủy gọi là ống tủy chính. Ngoài ống tủy chính lớn nhất này còn có thể có nhiều ống tủy phụ, những nhánh tủy phụ này có thể mở vào vùng chóp răng bởi các lỗ phụ ở chân răng.

Lỗ chóp răng là những lỗ thông từ tủy chân răng ra ngoài răng ở trong xương hàm. Khảo sát mô học trên kính hiển vi điện tử có thể thấy chí một ống tủy chân răng có rất nhiều lỗ nhỏ thoát ra khỏi chóp răng.

Tủy răng có màu gì?

Tủy răng chứa chủ yếu là thần kinh và cách mạch máu, nên khi tủy răng bình thường (tủy sống) có màu hồng nhạt của hồng cầu có trong máu tạo nên.

Một số trường hợp không còn dòng máu lưu thông trong tủy thì màu thực tế khi lấy ra khỏi răng là màu trắng trong, hơi đục. Sờ mềm và rất dai, một số quan niệm cũ người ta lầm tưởng phần tủy răng được lấy ra khỏi chiếc răng sâu đó chính là con sâu răng.

Khi viêm tủy dẫn đến hoại tử tủy (tủy chết) thì tủy răng có màu sắc thay đổi theo từng giai đoạn: từ hồng nhạt rồi trắng đục, vàng nâu, cuối cùng là đen và tạo ổ viêm nhiễm gây mủ và hôi.

soi-tuy-rang-giong-con-sau-rang-bac-si-cuong-lay-tuy-rang
Sợi tủy răng được Bác sĩ lấy ra khỏi răng – giống hình ảnh con sâu

Quá trình hình thành tủy răng

Phần này mang tính chất hơi chuyên sâu về kiến thức chuyên môn sâu, bạn đọc có thể bỏ qua sự hình thành của tủy răng.

Về nguồn gốc mô học, tủy răng được hình thành từ ngoại trung mô. Phát triển từ nhú răng thành tủy răng qua nhiều giai đoạn:

  1. Bắt đầu từ khoảng tuần lễ thứ 6 của chu kỳ thai, sự hình thành răng có những dấu hiệu bắt đầu hình thành, được phát hiện trên mô học (xem trên kính hiển vi điện tử). Người ta thấy rằng “lá răng” phát triển dầy lên, dài ra, tạo nhánh xâm lấn vào các vùng lân cận mà ở đây là “vùng tế bào ngoại trung mô”.
  2. Sự hình thành nụ răng, chỏm răng: Khi tế bào ngoại trung mô này biệt hóa dày đặc dưới phần nhánh của lá răng tạo thành nụ răng, chỏm răng. Tiếp tục phát triển và nhân lên của các tế bào làm nhú răng hình thành ngày càng rõ ràng.
  3. Giai đoạn phân chia và biệt hóa các tế bào ngoại trung mô hình thành hệ thống mạch máu và thần kinh ngưng tụ lại tạo thành tủy răng sau này dưới một cấu trúc gọi là “cơ quan men” (phát triển thành men răng)
qua-trinh-hinh-thanh-men-rang-nga-rang-tuy-rang-nha-khoa-bac-si-cuong
Quá trình hình thành tủy răng, men răng, ngà răng. Nguồn Researchgate.net

Tủy răng có tác dụng gì, vai trò chức năng của tủy răng

Vai trò của tủy răng là gì, dưới đây là một số tác dụng của tủy răng:

Nuôi dưỡng và tái tạo ngà răng

Chức năng hình thành và tái tạo ngà răng, nhằm phản ứng với các tổn thương răng bảo vệ mô răng luôn khỏe mạnh và chắc chắn.

Ngà răng là mô cứng nằm phía ngoài bao bọc toàn bộ tủy răng bên trong. Phần tủy có vai trò nuôi dưỡng các nguyên bào tạo ngà (tế bào tạo ra mô ngà răng). Với tác dụng hữu ích này, tủy của răng sẽ duy trì các răng phát triển từ khi mọc đến khi mất đi.

Chính vì như vậy, một khi tủy bị tổn thương (vi khuẩn xâm nhập vào) dẫn đến hoại tử tủy (tủy chết), răng thường có xu hướng bị suy yếu dần đi, màu sắc mô men và ngà răng bị xạm xuống (nâu hoặc đen sau một thời gian), cấu trúc mô răng bị giòn và dễ vỡ với tác động ăn nhai, thức ăn cứng.

Mô tủy chứa nhiều mạch máu mục đích để thực hiện quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, cung cấp oxi nhằm nuôi dưỡng răng. Đồng thời sửa chữa những tổn thương mô ngà, chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài răng, giúp răng khỏe mạnh.

 viem-tuy-hoai-tu-tuy-dan-den-doi-mau-rang-nha-khoa-bscuong
Sâu răng nặng dẫn đến chết tủy gây đổi màu răng (xám, nâu)

Chức năng thần kinh: dẫn truyền cảm giác của tủy răng

Tủy răng có tác dụng dẫn truyền cảm giác khi tiếp xúc với thức ăn, chấn thương, các bệnh lý đau răng,… Cảm nhận những kích thích và dẫn truyền cảm giác đó lên hệ thần kinh trung ương. Các cảm giác của tủy răng có thể cảm nhận bao gồm:

  • Cảm giác ê buốt
  • Đau, nhức
  • Nhận cảm nóng, lạnh
  • Phản ứng với va đập, chấn thương
  • Lực kéo, lực nhai
  • Cảm nhận phần nào về mức độ cứng hay mềm của thức ăn

Thành phần tủy răng có chứa các hệ thống sợi thần kinh nhận cảm, và dẫn truyền cảm giác về não. Cũng nhờ đó mà bạn có thể cảm nhận được các cảm giác trong quá trình ăn nhai, tiếp xúc với các loại thức ăn, đồ uống có nhiệt độ nóng hay lạnh.

Nhờ chứa nhiều sợi dây thần kinh cảm nhận, nên khi răng bị va đập mạnh do chấn thương gây gãy vỡ răng (mô men hay ngà) sẽ tạo ra cảm giác ê buốt, khó chịu thậm chí là đau nhức.

tuy-rang-giong-con-sau-rang
Sợi tủy răng có hình ảnh giống con sâu – lầm tưởng là có con sâu răng

Chức năng bảo vệ răng

Vai trò bảo vệ răng được thể hiện qua 2 quá trình:

  • Tái tạo hình thành ngà răng
  • Đáp ứng phản ứng miễn dịch cơ thể góp phần duy trì sự sống của răng

Chức năng miễn dịch khá hiệu quả

Một điều thú vị là tủy của răng cũng là một cơ quan có chức năng miễn dịch khá tốt cho cơ thể. Các tế bào miễn dịch như: mono bào, limpho bào, bạch cầu đơn nhân và đa nhân có vai trò loại bỏ các tác nhân gây viêm (đặc biệt làvi khuẩn).

Bào vệ cơ thể, ngăn chặn sự lây lan nhiễm trùng từ bên ngoài răng vào tủy răng (khi răng bị sâu, vi khuẩn tấn công xâm nhập vào bên trong răng).

Ngoài ra, mô tủy còn góp phần vào tái cấu trúc mô ngà, lành thương ngà răng thứ phát để thay thế cho các lớp ngà bị sâu, bị tổn thương do vi khuẩn gây ra.

Chức năng dinh dưỡng

Tủy răng chứa hệ thống mạch máu phong phú, nuôi dưỡng các thành phần của phức hợp ngà tủy: các tế bào tạo ngà, nguyên bào ngà.

Hoại tử tủy răng, răng chết tủy là gì?

Tủy hoại tử

Diệt tủy răng là gì? Có ảnh hưởng gì không?

Khi nào cần diệt tủy răng

Các bước diệt tủy răng

Triệt tủy răng có ảnh hưởng nguy hiểm gì không?

4/5 - (3 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
error: Alert: Cảm ơn bạn đã ghé thăm - Bác Sĩ Cường !!