Bạn đang lo lắng về sưng nướu răng khôn? Đây là vấn đề thường gặp khi răng khôn bắt đầu mọc và có thể gây ra nhiều khó chịu. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng nữa vì chúng tôi đã tổng hợp những thông tin quan trọng từ các chuyên gia nha khoa để giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị sưng nướu răng khôn hiệu quả. Với những kiến thức hữu ích này, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về vấn đề của mình và có thể áp dụng những cách chữa trị đơn giản tại nhà.
Hãy cùng tìm hiểu và để lại mọi thắc mắc bên dưới phần bình luận, bác sĩ sẽ trực tiếp phản hồi cho bạn về các vấn đề liên quan đến sưng nướu răng khôn nhé!
Tóm Tắt Nội Dung
Giới thiệu
Tổng quan về răng khôn
Răng khôn, hay còn gọi là chiếc răng hàm số 8, là một trong những chiếc răng cuối cùng mọc ra trong khoảng thời gian trưởng thành. Được biết đến là chiếc răng đem lại nhiều vấn đề phiền toái nhất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nói chúng và sức khỏe răng miệng nói riêng.
Khi răng khôn mọc thông thường không có đủ khoảng không gian để mọc lên một cách bình thường, bên cạnh đó vị trí răng khôn nằm ở phía trong cùng của hàm răng, và thường bị mọc kẹt hoặc gây sưng nướu, sâu răng, đọng mắc thức ăn, viêm quanh răng khôn…
Sưng nướu răng khôn là như thế nào? Triệu chứng là gì?
Sưng nướu răng khôn là tình trạng sưng, đau và viêm của nướu quanh răng khôn khi chúng bắt đầu mọc, hoặc đã mọc được một thời gian. Đây là một trong những vấn đề thường gặp liên quan đến răng khôn và thường xảy ra ở người có độ tuổi từ 18 đến 27 tuổi.
Các triệu chứng thường gặp khi sưng nướu răng khôn bao gồm đau, sưng nướu, khó khăn khi ăn uống, hôi miệng, sốt nhẹ và các triệu chứng khác.
Tuy nhiên, sưng nướu răng khôn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe răng miệng và định kỳ kiểm tra răng đều là rất quan trọng để phòng ngừa tình trạng này.
Xem thêm: Răng khôn là gì?
Viêm nướu răng khôn là gì?
Viêm nướu răng khôn là tình trạng nướu trên bề mặt răng khôn hoặc xung quanh răng khôn bị sưng, đỏ, dễ chảy máu khi tác động vào, khó chịu tăng lên khi ăn nhai.
Phần nướu sưng lên che phủ chùm lên một phần bề mặt răng khôn bị viêm người ta thường gọi là viêm lợi trùm răng khôn. Vấn đề ngày càng nặng hơn nếu không được làm sạch, vụn thức ăn đọng, kẹt lại trên bề mặt răng chỗ nướu viêm quanh răng khôn sẽ làm cho tình trạng viêm ngày càng trầm trọng hơn.
Theo như nhận thấy thì viêm nướu răng khôn rất thường xảy ra, và đặc biệt là xung quanh răng khôn hàm dưới, hàm trên tỉ lệ gặp phải ít hơn.
Nếu như được chăm sóc đúng cách, vệ sinh răng miệng tốt và trục răng khôn mọc thẳng đúng vị trí thì có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên viêm lợi trùm trên bề mặt răng khôn rất hay tái phát thành những đợt viêm cấp tính, bạn nên đi khám và điều trị sớm nếu tình trạng viêm thường xuyên diễn ra.
Nguyên nhân gây sưng nướu răng khôn
Sưng nướu răng khôn là hiện tượng rất phổ biến khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây sưng nướu răng khôn có thể bao gồm:
- Khi răng khôn mọc: Một trong những nguyên nhân chính gây sưng nướu răng khôn là quá trình mọc răng khôn. Khi răng khôn cố gắng mọc xuyên nướu, nó có thể gây ra sưng, đau.
- Viêm nướu: Viêm nướu là một tình trạng rất phổ biến khiến cho nướu bị sưng kèm theo đau và dễ chảy máu nướu.
- Mắc kẹt thức ăn: Thức ăn có thể bị mắc kẹt giữa răng khôn và nướu, dẫn đến viêm nướu và sưng ngày càng trầm trọng nếu thức ăn không được lấy sạch thường xuyên.
- Nhiễm trùng, áp xe nướu: Tình trạng viêm nướu không được điều trị đúng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng lan rộng, có thể có mủ, dịch viêm… khiến nướu sưng và nhức dữ dội, rất khó chịu.
- Cắn phải nướu: răng khôn bắt đầu mọc nhú lên, khiến khớp nhai hàm đối diện cắn phải gây tổn thương nướu.
Sưng nướu răng khôn thường tiến triển nặng hơn ở một số cá nhân:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách, vì đau nên ngại chải răng vào làm sạch nướu bị viêm.
- Bệnh lý toàn thân: suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, bệnh tiểu đường…
- Phụ nữ mang thai: rối loạn nội tiết tố cũng là yếu tố kích thích nướu bị viêm và sưng nặng nề hơn.
- Bệnh lý nha chu: viêm nha chu quanh răng và áp xe nha chu mãn tính thường có những đợt viêm cấp khiến nướu răng sưng nhiều hơn.
Để giảm thiểu nguy cơ sưng nướu răng khôn, bạn nên thường xuyên vệ sinh răng miệng, đặc biệt là vùng xung quanh răng khôn. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sưng nướu răng khôn, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Các phương pháp chữa trị sưng nướu răng khôn
Điều trị sưng nướu răng khôn tại nha khoa, bệnh viện:
Khi đến khám bệnh, bác sĩ cần chuẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây ra nướu răng khôn bị sưng để có cách giải quyết khác nhau, dưới đây là một số phương án thông thường được thực hiện:
Vệ sinh làm sạch vùng lợi bị viêm:
Nướu sưng nhẹ và nguyên nhân do mảng bám, vụn thức ăn thì bác sĩ thường chỉ cần làm sạch bề mặt răng và bơm rửa sát khuẩn kết hợp với phương pháp chăm sóc răng miệng tại nhà tốt là tình trạng viêm sẽ cải thiện.
Nếu nướu sưng do mọc răng khôn, nướu chưa nứt ra thì có thể theo dõi, khó chịu sẽ được kê toa giảm đau, trường hợp nướu đã nứt ra rồi, tại đây rất dễ đọng thức ăn. Nên bác sĩ thường có chỉ định chụp x – quang kiểm tra tình trạng mọc, vị trí mọc, hướng mọc có nghiêng lệch hay mọc thẳng mà có phương án thích hợp.
Sử dụng thuốc giảm đau và điều chỉnh khớp nhai trong trường hợp răng hàm trên cắn phải vùng nướu chỗ răng khôn.
Cắt nướu viêm gây ra sưng
Trường hợp răng khôn mọc thẳng và có tham gia vào chức năng ăn nhai, bệnh nhân không muốn nhổ răng có thể xem xét phương án cắt lợi trùm tránh viêm và sưng nướu tái phát.
Kỹ thuật laser điều trị viêm lợi răng khôn hiệu quả
Đây là kỹ thuật tương đối mới và khá hiệu quả, bác sĩ sử dụng laser chiếu hay cắt nướu viêm vùng răng khôn giúp giảm đau, giảm sưng và nhanh lành thương sau điều trị.
Nhổ bỏ răng khôn
Nguyên nhân sưng và viêm nướu vùng răng khôn chủ yếu do chiếc răng số 8 này gây ra, do vậy nhổ răng khôn vừa giúp loại bỏ tình trạng cắn phải nướu, phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng của răng khôn đến răng lân cận sau này.
Đồng thời đây có thể được xem như phương án điều trị dứt điểm triệt để và hạn chế tái phát nhất đối với tình trạng nướu răng khôn bị sưng.
Sau khi điều trị thông thường bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và toa thuốc kèm theo, thuốc giảm đau và kháng viêm nhằm giảm bớt khó chịu, sưng của nướu. Kháng sinh có thể được kê khi có tình trạng nhiễm trùng.
Nhổ răng khôn thường được áp dụng cho trường hợp gây sưng và viêm nướu tái phát đồng thời hướng mọc răng nghiêng lệch bất thường ít tham gia vào chức năng ăn nhai. Đây được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất và hiệu quả nhất để trị dứt điểm tình trạng sưng nướu răng khôn.
Điều trị viêm nướu răng khôn tại nhà
Các phương pháp làm giảm triệu chứng khó chịu, giảm sưng và viêm tại nhà thường được áp dụng khi bạn chưa thể đến cơ sở khám bệnh. Đồng thời, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ tốt trong một số tình trạng nhẹ, bởi tìm ra nguyên nhân mới là cách giúp bạn hạn chế tái phát khó chịu sau này.
Súc miệng bằng nước muối pha loãng
Sử dụng nước muối để súc miệng là một trong những cách đơn giản và an toàn giúp giảm đau răng khôn và cải thiện tình trạng viêm, đau do sưng nướu.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước muối ấm pha loãng 0,9% (nước muối sinh lý) súc miệng sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong miệng, giúp giảm hôi miệng đồng thời giúp làm sạch bề mặt răng, tạo điều kiện cho nướu răng và niêm mạc miệng lành thương và khỏe mạnh.
Một dung dịch súc miệng khác có thể được khuyến khích đối với tình trạng viêm nướu đó là Chlorhexidine 0,12%, trên thị trường bán với nhiều tên gọi và hương liệu khác nhau như Kin, Eludril, Medoral, Pedentex… bạn có thể sử dụng tại nhà trong thời gian ngắn, thường là khoảng 2 tuần.
Chườm ấm hoặc chườm lạnh, sử dụng tinh dầu, tỏi và gừng:
Được nhiều quan niệm đồng thuận, nhưng chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng những phương án này, vì nó chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm chỉ một phần nhỏ triệu chứng viêm hay sưng nướu mà thôi. Đôi khi thực hiện sau có thể làm nặng hơn hay kéo dài thời gian hồi phục.
Bạn đọc có thể tham khảo cách khác nhé: Điều trị đau nướu răng hiệu quả
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế nhai thức ăn cứng vào vùng nướu đang bị sưng
Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày với bàn chải mềm, động tác chậm và xoay tròn đủ các bề mặt răng. Điều này giúp loại bỏ vụn thức ăn, mảng bám, vi khuẩn giúp nướu nhanh lành thương hơn.
Hạn chế sử dụng thức ăn cứng hay dai nhai vào vùng nướu bị sưng, điều này sẽ giúp nướu không bị chấn thương nặng hơn đồng thời giảm đau cho bệnh nhân hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau do sưng nướu tại nhà có thể thực hiện trong một số trường hợp, tuy nhiên chúng tôi luôn khuyến khích bạn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tìm ra nguyên nhân để có phương án điều trị thích hợp.
Tầm quan trọng của điều trị sưng nướu răng khôn
Biến chứng của sưng nướu răng khôn
Tùy theo nguyên nhân mà sưng nướu vùng răng khôn có thể để lại những hậu quả nặng hay nhẹ khác nhau, Sau đây là một số biến chứng thường gặp phổ biến khi sưng răng khôn không được điều trị đúng và kịp thời:
- Gây đau nhức, ăn uống khó khăn, viêm nặng có thể gây khít hàm (không thể há lớn hàm như bình thường được)
- Nhai thức ăn trúng vào bị đau, nên người bệnh thường có thói quen nhai 1 bên còn lại, lâu ngày dẫn đến lệch khớp cắn, mất cân đối khuôn mặt.
- Viêm nướu nếu không chăm sóc kỹ sẽ dẫn đến viêm nha chu, nhiễm trùng và áp xe có mủ.
- Hôi miệng thường xuyên
- Hiếm nhưng vẫn có thể gặp tình trạng nhồi nhét thức ăn và gây nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng lên các cấu trúc xương hàm, xoang hàm, thần kinh… đặc biệt trên những người có bệnh lý toàn thân (tiểu đường, suy giảm miễn dịch).
Mọc răng khôn sưng lợi nên làm gì?
Việc phát hiện và điều trị sớm khi mọc răng khôn bị sưng lợi là điều rất cần thiết tránh những biến chứng và điều trị sớm sẽ nhanh lành thương hơn.
Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ có chỉ định: theo dõi vệ sinh tại chỗ hay can thiệp như cắt bỏ nướu bị sưng chùm lên khi răng khôn đang mọc hay tái phát. Hay chỉ định nhổ bỏ răng khôn luôn trong trường hợp răng khôn bị nghiêng lệch và ít tham gia vào chức năng ăn nhai.
Khi bạn phát hiện mình đang bị đau nướu răng khôn, hãy tự kiểm tra xem có phải mọc răng khôn bị nứt lợi ra hay không. Và để kiểm tra chính xác được răng khôn đó có mọc nghiêng hay không thì cần phải đến khám trực tiếp. Bạn nên làm là vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và tranh thủ đi khám.
Có thể xem xét chụp x quang vùng răng khôn để đánh giá cụ thể hơn để loại trừ các nguyên nhân viêm răng khôn khác, cũng như tiềm ẩn một bệnh lý nguy hiểm khác.
Địa chỉ khám và điều trị sưng lợi răng khôn hiệu quả ở đâu TP HCM
Nếu bạn đang gặp phải sưng nướu răng khôn và không biết địa chỉ nào để khám và điều trị hiệu quả tại TP HCM, thì bạn có thể tìm đến Bác sĩ Cường – một chuyên gia về nha khoa với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Bác sĩ Cường luôn sử dụng các phương pháp điều trị sưng nướu răng khôn mới nhất và hiệu quả nhất, giúp giải quyết nguy cơ tái phát, cũng như tiết kiệm chi phí nhất cho bệnh nhân.
Một số kỹ thuật mới được bác sĩ đưa vào điều trị các vấn đề của răng khôn như: ứng dụng laser, lấy vôi răng bằng máy siêu âm hay phương pháp nhổ răng khôn không đau Piezotome. Tất cả các phương pháp này đều nhằm mục đích đảm bảo an toàn, kết quả điều trị hiệu quả và thời gian lành thương nhanh hơn.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng sưng nướu răng khôn, hãy liên hệ với Bác sĩ Cường để được tư vấn và điều trị đúng cách. Với kinh nghiệm và tay nghề chuyên môn cao, Bác sĩ Cường sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Kết luận và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải tình trạng sưng nướu răng khôn, việc tìm đến một bác sĩ nha khoa uy tín và chuyên nghiệp là rất quan trọng để có được sự chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Tại TP HCM, Bác sĩ Cường là một trong những chuyên gia nha khoa được đánh giá cao trong lĩnh vực khám và điều trị các vấn đề về răng khôn nói chung và sưng nướu răng khôn nói riêng.
Với nhiều năm kinh nghiệm và sự tận tâm trong công việc, Bác sĩ Cường luôn đảm bảo mang đến cho bệnh nhân những giải pháp điều trị tối ưu nhất, tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cường chuyên khoa Răng Hàm Mặt
Nguồn tham khảo:
- What Is Pericoronitis? – WebMD
- Pericoronitis: Symptoms, Causes & Treatment (clevelandclinic.org)
- Pericoronitis: Treatments, Symptoms, and Home Remedies (healthline.com)
- Pericoronitis | College of Dental Medicine (columbia.edu)