Răng mọc lẫy là gì? XẤU ✅ phải làm sao NHỔ, vào trong hàm dưới trên trẻ

Răng mọc lẫy là gì? mọc trên lợi gây xấu vùng răng cửa? Các khắc phục bằng cách nhổ răng có được không? Tại sao răng mọc lẫy vào trong ở hàm dưới và hàm trên? Bài viết này tổng hợp toàn bộ kiến thức cần biết để xử lý tình trạng này, bạn nên đọc ít nhất 1 lần để hiểu rõ hơn nhé.

Tóm Tắt Nội Dung

Răng mọc lẫy là gì?

Răng mọc lẫy là tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong hay ra ngoài so với vị trí tiêu chuẩn trên cung hàm, trong khi răng sữa vẫn còn chưa rụng mà tồn tại trên hàm răng. Răng bị mọc lẫy ở trẻ em thường xảy ra trong độ tuổi thay răng và hàm dưới mắc nhiều hơn so với hàm trên.

Hiện nay, răng mọc lẫy được rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng và quan tâm cho con cái, bởi họ biết rằng nhiều trường hợp nếu không can thiệp và xử lý sớm sẽ gây mất thẩm mỹ, xấu cho hàm răng sau này. Đồng thời có thể rối loạn hệ thống khớp cắn gây khó khăn cho quá trình ăn nhai và sinh hoạt thường ngày của trẻ.

Răng vĩnh viễn hàm dưới thường hay mọc lệch hướng vào trong hơn là trường hợp mọc lệch ra bên ngoài. Vị trí thường gặp nhất là răng cửa giữa hàm dưới, tuy nhiên cũng có thể gặp ở các răng khác như răng nhanh, răng hàm,…

 rang-moc-lay-la-gi-phai-lam-sao-nho-xau-nha-khoa-bac-si-cuong

Tại sao có hiện tượng răng mọc lẫy ở trẻ

Nguyên nhân có tình trạng này là do răng vĩnh viễn mọc lên không đúng theo trục răng tiêu chuẩn nên không tác động đến chân răng sữa mà nó thay thế, khiến chân răng sữa này không tiêu đi mà vẫn còn dính trên hàm răng. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng trẻ bị mọc thừa răng.

Vậy tại sao răng vĩnh viễn mọc không đúng trục? Có rất nhiều lý do giải thích cho vấn đề này, một trong số các nguyên nhân phổ biến nhất đó là vị trí răng trưởng thành mọc lên không đủ khoảng trống, nên có xu hướng mọc lệch xiên qua hướng khác. Cũng có thể do mầm răng vĩnh viễn đó lệch ra bên ngoài cung hàm sẵn rồi – (ảnh hưởng nhiều do di truyền).

Răng của bé thường bị mọc lẫy đang trong độ tuổi thay răng, khoảng từ 5 – 8 tuổi. Dấu hiệu thường gặp và được phát hiện sớm là chân răng sữa không lung lay, phần nướu (lợi) gần đó u phồng lên. Báo hiệu vị trí răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc lên tại đó.

Mỗi vấn đề lệch lạc răng phát sinh đều có những nguyên nhân gây ra và răng mọc lẫy ở trẻ cũng thế. Răng không tự nhiên bị mọc lẫy, mà có thể do một trong những vấn đề răng miệng sau:

  • Do ngoại lực tác động: té ngã, tai nạn va đập vào xương hàm lúc nhỏ
  • Kích thước răng vĩnh viễn quá lớn
  • Cung hàm nhỏ, thiếu chỗ cho răng mọc
  • Răng sữa nhổ sớm hoặc sâu nên mất sớm
  • Thói quen xấu: mút tay, mút môi…

Ngoài những vấn đề ở trên, thì yếu tố di truyền cũng góp phần giải thích cho nguyên nhân lệch lạc này. Để hiểu chi tiết hơn bạn xem ở mục: Các nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị lẫy của trẻ chi tiết.

Răng mọc lẫy gây ra ảnh hưởng gì xấu đến trẻ không

Răng bị mọc lẫy ở trẻ mặc dù không gây nguy hiểm trước mắt nhiều, nhưng nó tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường. Mọc lẫy răng chen chúc lệch lạc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ chức năng sau này.

Thực tế thì, đa số hầu hết các bậc phụ huynh phát hiện ra tình trạng này của trẻ thường mang tính chất chủ quan, vô tình nhận diện thấy răng của con có sự bất thường rồi mới đi khám, chứ chưa chủ động có kế hoạch đưa trẻ đi khám sớm. Dưới đây là những ảnh hưởng xấu của tình trạng mọc lẫy gây ra:

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của trẻ

Bé bắt đầu thay răng sữa sang răng vĩnh viễn cũng là lúc trẻ bắt đầu đến trường, khoảng từ 5-8 tuổi, trẻ được tiếp xúc xã hội nhiều hơn với bạn bè thầy cô. Tình trạng có những chiếc răng mọc lệch lạc có thể gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bé.

Gây mất thẩm mỹ bởi răng răng mọc lẫy lúc nhỏ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện những chiếc răng vĩnh viễn sau này, có thể khiến răng mọc xiên, khấp khểnh, chen chúc, không thẳng hàng, mà đôi khi hô răng, trục răng chìa ra ngoài hay cụp vào trong.

Điều này ít nhiều tạo cho trẻ sự tự ti, thiếu tự tin cười hay ngại ngùng khi giao tiếp, thậm chí có thể kém hòa nhập hơn với người đối diện. Đôi khi bé còn bị bạn bè trêu chọc.

Răng bị mọc lẫy nếu không có kế hoạch xử lý sớm có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ răng vĩnh viễn sau này. Có thể ban đầu trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của thẩm mỹ đối với cuộc sống.

Nhưng khi lớn lên, trẻ nhận ra điều đó và có thể sẽ không thể tự tin khi tương tác xã hội, bé ngại giao tiếp, cười đùa nếu bản thân sở hữu một hàm răng có khiếm khuyết, lệch lạc.

Tác động đến hoạt độn chức năng ăn nhai

Răng bị mọc lẫy làm giảm hiệu quả nhai nghiền thức ăn, điều này phần nào gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, những chiếc răng vĩnh viễn bị lệch lạc, chồng lấp, chen chúc lẫn nhau gây mắc, vướng, giắt thức ăn vào đó.

Lâu ngày dần dần sẽ thu hút vi khuẩn và chúng tấn công vào tổ chức răng lành mạnh, từ đó gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng nguy hiểm.

Răng mọc không thẳng hàng cũng làm cho bàn chải đánh răng khó tiếp cận và làm sạch tốt ở các vị trí răng nhấp nhô trên miệng. Điều này khiến công việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, sâu răng và viêm lợi tăng lên đáng kể.

Khi phát hiện thấy con mình có tình trạng răng mọc lẫy, nhiều ba mẹ cảm thấy hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên môn cho rằng tình trạng này không quá nghiêm trọng, nếu ba mẹ của trẻ phát hiện kịp thời và có kế hoạch đưa bé đi chữa trị đúng cách.

Trẻ không điều trị răng mọc lẫy có sao không?

Răng mọc lẫy ở trẻ khi không được phát hiện và điều trị đúng sẽ ảnh hưởng không ít đến hàm răng vĩnh viễn trong tương lai. Như đã được thông tin ở phần trên, dưới đây đội ngũ cộng sự Bác Sĩ Cường chúng tôi xin liệt kê một số hậu quả có thể gặp khi răng trẻ mọc lẫy gồm:

  • Mất thẩm mỹ, đặc biệt là vùng răng trước
  • Lệch lạc răng có thể tạo cảm giác mất cân đối, hài hòa khuôn mặt
  • Tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ khi lớn dẫn đến kém tự tin, tương tác xã hôi
  • Gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm
  • Tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu
  • Khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hôi miệng
  • Khó khăn trong việc ăn nhai và tiêu hóa thức ăn do khớp cắn lệch lạc
  • Tổn thương môi má: một số răng có hình dạng nhọn và trục đâm vào môi, lưỡi

Răng mọc lẫy có nhổ được không, xử lý thế nào an toàn?

Khi phát hiện trẻ có răng mọc lẫy, nhổ bỏ chiếc răng sữa đi để lại răng vĩnh viễn thay thế là một trong nhiều phương án được các bác sĩ đánh giá là cách xử lý an toàn cho tình trạng này. Nhằm giúp cho răng vĩnh viễn đó có thể trở lại đúng vị trí.

Độ tuổi thay bộ răng sữa sang răng vĩnh viễn của trẻ thông thường từ 6 đến 12 tuổi. Trong giai đoạn này việc nhổ ngay chiếc răng sữa chậm rụng dù đã lung hay hay chưa, là việc đầu tiên nghĩ tới khi phát hiện răng vĩnh viễn thay thế cho nó đã có dấu hiệu mọc nhú lên miệng.

Nhằm tạo lại khoảng trống cho răng vĩnh viễn thay thế, di chuyển phần nào về vị trí răng sữa đang còn tồn tại, giúp việc điều chỉnh cung răng đều trở nên thuận lợi hơn sau này. Nhổ răng sữa cho trẻ thường được các cha mẹ thực hiện tại nhà.

Tuy nhiên, đối với những răng sữa chưa lung lay, thì không nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Bởi có thể lầm tưởng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn, nhiều bậc phụ huynh đến với chúng tôi yêu cầu nhổ răng sữa nhưng thực chất qua thăm khám chúng tôi phát hiện đó lại là răng vĩnh viễn.

Xử lý răng mọc lẫy về đúng vị trí và an toàn nhất là đến gặp bác sĩ chuyên môn để có cách giải quyết đúng đắn và kịp thời nhất. Hiện nay ở các trung tâm nha khoa có hai phương pháp để có thể điều trị hiệu quả tình trạng mọc lệch này là nhổ răng sữa và niềng răng cho trẻ (chỉnh nha sớm).

Xem thêm: Cách khắc phục răng mọc lẫy, xử lý răng bị mọc lẫy bằng cách niềng răng sớm cho bé.

Răng trẻ mọc lẫy cha mẹ nên làm gì?

Tự nhổ răng sữa lung lay nhiều tại nhà cũng có thể nên được thực hiện và đó chuyện rất bình thường từ xưa đến nay. Nhưng đối với những trường hợp răng sữa không lung lay, vẫn cứng trên miệng mà răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu mọc lên thì tốt hơn hết đến bác sĩ để khám là điều đúng đắn nhất.

Nhổ răng không đúng cách tại nhà có thể có một số điểm nguy hiểm đáng chú ý sau:

  • Trẻ bị đau và chảy nhiều máu
  • Tạo tâm lý sợ hãi trong khi đến bác sĩ khám và điều tri răng tại nha khoa
  • Nhổ bị sót chân răng, điều này có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch
  • Không đảm bảo vệ sinh nên có nguy cơ gây viêm nhiễm
  • Nhổ sai răng
  • Không được khám và đánh giá đúng về các răng còn lại
  • Không phát hiện sớm lệch lạc, bất thường xương hàm
  • Và thói quen và cách chăm sóc răng miệng chưa đúng.

Do đó, khi bé đến tuổi thay răng trong khoảng 6-12 tuổi. Để đảm bảo an toàn, ba mẹ nên đưa trẻ đến những trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra và nhổ bỏ những chiếc răng sữa chưa lung lay mà răng vĩnh viễn đã mọc ở kế bên cạnh. Đồng thời trao đổi với bác sĩ về hướng điều chỉnh răng mọc lẫy về lại đúng vị trí trên khung hàm.

Hình ảnh răng mọc lẫy với các trường hợp

Hiện tượng răng mọc lẫy ở trẻ em có nhiều trường hợp chia thành các dạng khác nhau. Dựa theo vị trí răng của trẻ bị mọc lẫy phân thành 3 loại. Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cụ thể về tình trạng sai lệch lạc răng này:

Răng mọc lẫy hàm trên

Mọc lẫy răng ở hàm trên là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng xấu, mất thẩm mỹ lớn nhất và nhiều trẻ khi lớp lên khi nhận thức được điều này đều luôn cảm thấy thiếu tự tin và mặc cảm. Răng cửa giữa và răng nanh vị trí mọc và trục răng rất hay gặp bị lệch, đâm chìa ra ngoài nhiều, không đúng cung hàm…

Hiện tượng này xảy ra do răng cửa vĩnh viễn và răng nanh thường to hơn rất nhiều so với kích thước răng sữa mà nó thay thế. Nếu xương hàm phát triển không đủ rộng hoặc một nguyên nhân nào đó làm thiếu khoảng mọc răng, thì các răng này thường có xu hướng mọc lên chen chúc, chồng lấp với các răng xung quanh.

Răng cửa mọc lẫy ở người lớn

Cũng không phải là hiếm gặp tình trạng người trưởng thành có răng bị mọc lẫy. Thường xuất hiện ở hàm trên, gây ảnh hưởng thẩm mỹ khá nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do có răng thừa, răng mọc dư ra hơn so với số lượng răng của người bình thường.

Răng thừa mọc lên có hình dạng cũng thường không đẹp, vị trí mọc ở phía trước là kẽ giữa hai răng cửa vĩnh viễn. Tên thường gọi của các bác sĩ chuyên khoa là “Răng dư kẽ giữa”, “răng kẹ giữa 2 răng cửa”. Phát hiện răng này thường thấy trên những người có khoảng hở kẽ giữa 2 răng cửa và họ vô tình chụp phim khi khám răng định kỳ nhận thấy.

rang-du-ke-giua-rang-ke-rang-thua-ham-tren-di-dang-bac-si-cuong-nha-khoa-nieng-rang
rang-du-ke-giua-rang-ke-rang-thua-ham-tren-di-dang

Răng dư kẽ giữa thông thường không có bất kỳ triệu chứng nào trên lâm sàng, do đó người bệnh thường không mấy chú ý. Đến khi mọc lên rồi thì rất xấu, và họ mới có suy nghĩ đến nha khoa để xử lý. Tại đây các bác sĩ thăm khám và chụp phim x quang đánh giá và xem xét có nên nhổ bỏ chiếc răng dư đó hay không.

Răng mọc thừa ở hàm trên thường kèm theo thưa răng và hở kẽ giữa hai răng cửa trước đó. Chỉ định nhổ răng dư hàm trên cũng hay được thực hiện. Tuy nhiên sau khi nhổ bỏ chiếc răng này cần đánh giá xem có phải trám hoặc niềng răng hay thậm chí làm phục hình sứ để khắc phục tình trạng răng bị hở kẽ gây mất thẩm mỹ.

rang-du-ke-giua-rang-ke-rang-thua-ham-tren-di-dang-bac-si-cuong-nha-khoa
Hình ảnh răng thừa mọc giữa hai răng cửa – khi nhổ bỏ cần có kế hoạch đóng khít khoảng răng hở kẽ

Răng mọc lẫy hàm dưới

Mọc lẫy răng ở hàm dưới là trường hợp răng hàm trên mọc bình thường và răng hàm dưới bị chen chúc thừa răng hay răng sữa chưa rụng. Tuy trường hợp này không gây xấu hay ảnh hưởng quá nhiều về thẩm mỹ, nhưng có tác động không ít đến sự phát triển của khung xương hàm, khớp cắn.

Vì vậy, trẻ thường hay gặp nhiều khó khăn trong vấn đề ăn nhai và chăm sóc vệ sinh răng miệng khó khăn bởi sự nhấp nhô của các răng khiến việc đánh răng khó làm sạch như răng mọc đều. Nếu bạn phát hiện thấy con mình có vấn đề này thì nên đi khám để có kế hoạch khắc phục sớm, tránh lệch lạch trầm trọng sau này.

Răng mọc lẫy vào trong ở trẻ

Ở trẻ em răng bị mọc lệch vào trong là tình trạng rất phổ biến, liên quan đến kích thước răng vĩnh viễn mọc về phía bên trong cung răng so với các răng sữa. Với 2 nguyên nhân cho tình trạng này là mầm răng vĩnh viễn nằm lệch về phía trong nhiều so với răng sữa thay thế và có thể do không đủ vị trí để mọc thẳng ra ngoài.

Khi ở trường hợp này răng sữa vẫn còn, nếu không xử trí sớm (nhổ bỏ răng sữa) thì ngày càng làm răng vĩnh viễn mọc lên hướng vào trong. Răng sữa chèn mất chỗ cho nó mọc thẳng. Sau khi nhổ răng sữa phía ngoài, tùy theo mỗi trường hợp mà bác sĩ có chỉ định niềng răng chỉnh lại trục răng đã mọc lệch về phía trong ra ngoài hay không.

Rang-moc-lay-la-gi-moc-tren-loi-gay-xau-vung-rang-cua-Cac-khac-phuc-bang-cach-nho-rang

Những hình ảnh về hiện tượng răng mọc lẫy vào trong ở trẻ em

Nguyên nhân gây tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ

Trong nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy, vấn đề răng mọc lẫy ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé bị mọc lẫy này:

Do yếu tố di truyền

Bộ gen của trẻ có những đặc điểm giống cha mẹ, do đó khả năng di truyền là một trong những yếu tố quan trọng gây nên các vấn đề liên quan đến hình dạng, kích thước của xương và răng vùng hàm mặt.

Do vậy, nếu như người thân nào đó trong gia đình như ông bà hay cha mẹ có những bất hài hòa cấu trúc như hô, móm hoặc răng không đều, bị thưa kẽ hay cụ thể hơn là răng mọc lệch lạc nhiều thì khả năng em bé sau khi sinh ra cũng có thể mắc tình trạng giống như vậy.

Nếu ba mẹ có những biểu hiện lệch lạc răng, chen chúc nhiều. Thì nên thường xuyên để ý quan sát và theo dõi con của mình, đặc biệt trong giai đoạn thay răng từ 5-8 tuổi. Mục tiêu là để đánh giá xem chúng có những biểu hiện lệch lạc sớm gì hay không. Để có thể kịp thời can thiệp điều trị sớm, giúp giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ và chức năng bộ răng tốt hơn cho con khi lớn lên.

Răng sữa mất quá sớm:

Bộ răng sữa ngoài vai trò thẩm mỹ và giúp trẻ ăn nhai thức ăn, nó còn có chức năng giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Chân răng sữa sẽ hướng dẫn cho răng vĩnh viễn thay thế bên dưới mọc lên theo đúng trục răng.

Do đó, nếu vì một lý do nào đó làm cho răng sữa của trẻ rụng quá sớm (sâu răng, gãy răng, nhiễm trùng ổ răng, can thiệp nhổ răng không đúng thời điểm…) làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé sau này.

Ngoài ra nhổ răng sữa sớm hơn tuổi thay răng của bé, cũng làm chậm mọc răng vĩnh viễn hơn những răng sữa khác nhổ đúng thời điểm.

Do khung xương hàm bị hẹp

Nếu cung xương hàm nơi mọc răng bị hẹp thì đây cũng là một nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng mọc lẫy ở trẻ. Bởi vì cung hàm hẹp không đủ chỗ cho răng vĩnh viễn lớn hơn răng sữa mọc đúng vị trí thẳng hàng trên 1 cung hàm. Nên răng vĩnh viễn mới mọc xiên, mọc lệch chen chúc,  chồng chất lên nhau.

 cung-ham-hep-rang-moc-chen-chuc-chong-lap-nhau-o-ham-duoi-nieng-rang-bac-si-cuong-nha-khoa.

Thói quen xấu thường ngày:

Những tật xấu phổ biến hay gặp của trẻ nhỏ bao gồm:

  • Bú bình
  • Ngậm vú giả
  • Mút tay
  • Tật đẩy lưỡi…

Những thói quen trên nếu diễn ra trong khoảng thời gian dài và không kiểm soát đều gây ra một tác động lên cấu trúc xương hàm theo hướng tiêu cực. Dẫn đến mọc răng sau này cũng sai lệch đáng kể.

Răng trẻ bị mọc lẫy do thiếu vitamin và khoáng chất

Đây là yếu tố phụ đối với tình trạng mọc răng không đều trên cung hàm, răng chậm mọc, cấu trúc mô răng yếu,…nhưng khi thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phát triển thể chất của bé. Do vậy, trong quá trình ăn uống thường ngày, cha mẹ nên để ý đến dinh dưỡng của trẻ nhỏ.

Trẻ em là đối tượng rất cần được bổ sung đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng. Đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể không chỉ giúp bé mọc răng chắc khỏe, mà còn là điều kiện vô cùng quan trọng để bé được phát triển toàn diện.

Va đập từ bên ngoài

Nguyên nhân hiếm gặp liên quan đến chấn thương cơ học tại xương hàm. Bởi tính rất hiếu động của trẻ em, thích chạy nhảy xung quanh. Trong hoạt động vui chơi thường ngày trẻ bị va đập mạnh, tác động đến xương hàm cũng có thể khiến cho răng gặp tình trạng răng mọc lẫy.

Răng sữa bị sâu

Khi răng sữa sâu ăn vào tủy răng và chân răng có nguy cơ gây viêm nhiễm, tạo nang nhiễm trùng vùng chân răng. Nang chân răng sữa phát triển cũng có thể gây ảnh hưởng đến trục mọc răng của mầm răng vĩnh viễn bên dưới những chân răng sữa bị sâu có nhiễm trùng này.

Dấu hiệu nhận biết răng trẻ mọc lẫy

Cách phát hiện răng trẻ mọc lẫy hay không dựa vào nhiều dấu hiệu khác nhau. Trên thực tế các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể nhận ra tình trạng này ở trẻ nhỏ bằng cách quan sát theo dõi trẻ ở độ tuổi bắt đầu thay răng từ 5-7 tuổi.

Dưới đây là các dấu hiệu nhật biết răng mọc lẫy ở bé thường gặp:

  • Răng hàm trên bị chìa ra bên ngoài nhiều
  • Hai hàm không ăn khớp lồng múi tốt với nhau
  • Đến tuổi thay răng vĩnh viễn mà răng sữa vẫn không lung lay
  • Răng cửa quá hô hay quá móm
  • Vị trí các răng thưa kẽ hay cách xa nhau
  • Kích thước răng mọc lên to rất nhiều so với răng sữa đã rụng trước đó
  • Muộn hơn là nhìn trong miệng thấy xuất hiện nốt phồng nướu báo hiệu mọc răng

Bé than đau nhức, có thể gây sốt, sưng nướu… là dấu hiệu của mọc răng Đặc biệt ở trẻ bị sâu răng, hay chấn thương gãy răng, viêm tủy răng nhiễm trùng chân răng… cần nhổ bỏ răng sữa sớm khi chưa đến tuổi thay răng, thì nên được theo dõi kỹ lưỡng. Tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc chậm và có kế hoạch niềng răng cho trẻ, chỉnh lại răng mọc lệch lạc sớm nếu có xảy ra.

Răng mọc lẫy gây ra hậu quả gì cho trẻ

Hậu quả của răng mọc lẫy là ảnh hưởng xấu đến cả thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai. Từ đó tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của trẻ, nhút nhát và thiếu tự tin hơn. Do đó khi mẹ bé phát hiện ra điều này nên cho trẻ đến trung tâm nha khoa chuyên răng trẻ em để khám và can thiệp điều trị sớm.

Răng trẻ không được đẹp

Khi chiếc răng sữa chưa rụng, thậm chí còn chưa lung lay, mà răng vĩnh viễn thay thế cho nó đã mọc lên. Thì dĩ nhiên nhiên, với cái nhìn toàn diện sẽ thấy mất cân đối và hài hòa cung răng. Làm xấu đi vẻ đẹp tự nhiên của trẻ.

Các bé đến tuổi thay răng cũng là tuổi bắt đầu đi học, được tiếp xúc với thầy cô và nhiều bạn bè đồng trang lứa, khi có khuyết điểm bản thân bé rất dễ nảy sinh tâm lý không tự tin. Mặt khác có thể bị bạn bè trêu chọc, lâu dần bé có thể sẽ kém phát triển về tính hướng ngoại và ngại giao tiếp xã hội.

Bé ăn uống khó khăn

Răng chen chúc, chồng lấp vừa khó vệ sinh sạch sẽ, vừa làm rối loạn khớp cắn giữa hai hàm. Sự mất cân đối giữa răng vĩnh viễn và răng sữa, một phần sẽ cản trở khả năng ăn nhai thức ăn của của bé.

Mặt khác đối với vấn đề hấp thu dinh dưỡng, thức ăn cần được nhai nhuyễn trước khi nuốt để giảm bớt áp lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa lúc còn nhỏ. Bởi dạ dày và đường ruột của các bé con còn yếu. Nên nếu thức ăn không được nhai kỹ có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe tổng quát của cơ thể bé.

Xem thêm: Những ảnh hưởng xấu của răng mọc lẫy

Răng trẻ mọc lẫy xử lý như thế nào?

Nhổ răng mọc lẫy

Nhổ răng mọc lẫy là giải pháp nhổ bỏ đi chiếc răng sữa, răng dư… ra khỏi cung hàm để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên bình thường theo trục răng chuẩn. Việc quyết định có nhổ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt sẽ khám và ra chỉ định cho từng trường hợp cụ thể.

Mặc dù răng mọc lẫy có hiện tượng răng sữa chưa lung lay hoặc chỉ lung lay nhẹ do chân răng bên dưới còn dài, chưa tiêu chân hoàn toàn nên việc nhổ những răng này đòi hỏi phải kèm theo tiêm thuốc tê tại chỗ và dùng kìm nhổ răng chuyên dụng mới có thể gắp được nguyên vẹn chiếc răng ra ngoài.

Trường hợp răng mọc lẫy là răng vĩnh viễn ở người lớn. Cần chẩn đoán xác định xem răng đó là răng dư (răng thừa) hay không. Nếu là răng thừa và không cần thiết cho hoạt động chức năng cũng như đảm bảo mặt thẩm mỹ sau này thì cũng có chỉ định nhổ sớm.

Tuy nhiên khi gặp tình huống răng mọc lẫy là răng vĩnh viễn nhưng không phải răng thừa thì cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi nhổ. Vì việc nhổ mất răng không thể hoàn nguyên lại như ban đầu, mà chỉ có thể làm răng sứ giả phục hồi lại răng đã mất.

Ở trường hợp không nhổ răng thì các nha sĩ sẽ ra kế hoạch niềng răng can thiệp sớm nhằm nắn chỉnh lại lại chiếc răng mọc lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp này thực hiện thông qua bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha để có kết quả tốt nhất.

Niềng răng sớm cho trẻ

Chỉnh nha hay niềng răng sớm cho trẻ điều trị răng mọc lẫy là cách chỉnh lại răng về đúng vị trí mọc bình thường trên cung hàm. Chỉnh sớm lúc răng bắt đầu mọc lên sẽ không gây đau đớn và khó chịu, đồng thời răng dễ di chuyển đúng trục mọc hơn và thời gian nắn chỉnh cũng được rút ngắn lại.

Nên biết rằng khi nhổ bỏ chiếc răng mọc lẫy là răng dư thì ít nhiều sẽ để lại khoảng hở kẽ giữa các răng trên cung hàm tại vị trí răng thừa vừa nhổ bỏ. Do vậy, việc niềng răng để sắp đều và đóng khoảng hở đó là điều nên được thực hiện.

Sự thật thì cũng có những trường hợp răng bị mọc lẫy không nhất thiết phải nhổ bỏ mà chỉ cần can thiệp nắn chỉnh lại sao cho đúng vị trí cân đối là được. Và để biết được tình trạng răng của trẻ có nên nhổ hay niềng răng sớm thì bạn nên đưa bé đến gặp trực tiếp bác sĩ tại các phòng khám nha khoa để được tư vấn cụ thể.

Sử dụng máng hướng dẫn mọc răng

Hiện nay có một số loại khí cụ hướng dẫn mọc răng, bản chất là các khay nhựa dẻo cho bé đeo vào giúp răng mọc đúng vị trí và đều hơn.

Xem thêm: Các phương pháp niềng răng trẻ em và khí cụ hỗ trợ chỉnh nha Trainer, hàm nhựa silicone

Dùng lưỡi đẩy có hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Việc nhổ răng sữa chưa lung lay mà răng vĩnh viễn đã mọc lên rồi, rất thường gặp ở răng cửa hàm dưới. Khi đó trục răng hàm dưới có xu hướng mọc cụp vào trong do chân răng sữa phía ngoài cản lại làm răng không mọc chìa ra trước như bình thường được. Khi đó có thể cần thiết phải chỉnh nha.

Tuy nhiên, khi nhổ bỏ chiếc răng sữa phía ngoài sớm có thể không cần thiết niềng răng bởi sau khi nhổ răng sữa đi răng vĩnh viễn phía trong có chỗ mọc. Khi đó nhờ tác động của lưỡi mà răng vĩnh viễn đó từ từ được đẩy ra ngoài.

Mọi kế hoạch và phương án điều trị đều được bác sĩ chuyên môn khám và đánh giá trước đó. Quá trình thực hiện luôn có sự kiểm soát và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không khuyến khích mọi hình thức tự điều chỉnh răng tại nhà bằng bất kỳ dụng cụ nào khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Khắc phục răng mọc lẫy ở trẻ em

Các bậc cha mẹ đến khám với chúng tôi thường hay lo lắng và thắc mắc rằng răng bị mọc lẫy ở trẻ em nên khắc phục như thế nào? Dưới đây là những cách phổ biến nhất chữa răng mọc lẫy:

  • Nhổ răng
  • Niềng răng – chỉnh hình răng
  • Mang khí cụ hàm hướng dẫn răng mọc

Chữa răng mọc lẫy nhẹ thì chỉ cần nhổ bỏ chiếc răng sữa cản chỗ răng vĩnh viễn mọc. Còn nặng hơn là có kèm theo sao khớp cắn, cung hàm hẹp, răng xoay nhiều… thì cần thiết nên kết hợp với các phương pháp nắn chỉnh răng, nong rộng xương hàm.

Việc nong hàm ở giai đoạn sớm cho trẻ nhỏ sẽ giúp các răng vĩnh viễn có đủ khoảng trống để mọc lên, điều này hạn chế được tình trạng răng bị mọc lệch do thiếu chỗ sau này.

Nếu răng trẻ bị mọc lẫy thì phải làm thế nào

Ngày nay, làm sao để chiếc răng bị lẫy mọc về đúng vị trí chuẩn là điều không hề khó khăn. Đặc biệt là trong giai đoạn bé vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển về xương hàm. Một khi đã phát hiện ra trẻ có răng mọc lẫy thì cha mẹ nên đưa con tới nha khoa để các bác sĩ thăm khám, đánh giá và lên kế hoạch xử lý.

Nhổ đi ngay chiếc răng sữa mà chậm rụng là việc đầu tiên nên được làm, để răng vĩnh viễn thay thế có chỗ mọc lên và có thể trở lại về vị trí đúng.

Hiểu rằng, tùy theo mỗi trường hợp và mức độ sai lệch răng mà trục răng có thể trở lại đúng vị trí hay không. Bên dưới này là một số các điều trị can thiệp tiếp theo, mà các bác sĩ nha khoa có thể chỉ định để giúp trẻ có hàm răng đều và đẹp hơn sau này:

Động viên trẻ tập đẩy lưỡi có kiểm soát, giúp răng trở lại được vị trí đúng

Thông qua những hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn, trẻ dùng đầu lưỡi của mình thường xuyên tác động lực đẩy vào phần thân chiếc răng vĩnh viễn đang mọc lệch. Cách này rất hiệu quả khi răng chưa mọc hết hoàn toàn mà đang trong giai đoạn chuẩn bị mọc.

Tuy nhiên, đây là một phương pháp cũng có khuyết điểm. Đặc biệt lưu ý rằng khi tập động tác này có thể có nguy cơ gây ra thói quen xấu là tật đẩy lưỡi ở trẻ mà nếu kéo dài không được chú ý có thể dẫn đến tình trạng bị hô răng, răng chìa quá mức ra trước.

Do đó, cha mẹ luôn phải giám sát trẻ, đến khi chiếc răng vĩnh viễn đã đẩy ra ở vị trí đúng, mọc ngay ngắn trên cung hàm rồi, thì yêu cầu trẻ không được đẩy lưỡi ra trước nữa.

Can thiệp chỉnh nha bằng khí cụ ở giai đoạn sớm

Trường hợp răng vẫn không về được đúng vị trí, lựa chọn tiếp theo có thể là can thiệp bằng khí cụ chỉnh nha ở giai đoạn sớm. Một số khí cụ cơ bản có thể bao gồm:

  • Hàm nong xương giúp cung xương hàm rộng ra, đủ chỗ cho răng mọc.
  • Hàm trainer hướng dẫn răng mọc theo khuôn làm sẵn
  • Hàm nhựa deo silicone cũng có chức năng tương tự
  • Khi cụ chặn lưỡi, chống mút tay

Niềng răng cố định

Trường hợp sau khoảng 12 tuổi, giai đoạn đã thay hết răng sữa, mà tình trạng răng chen chúc và lệc lạch vẫn còn thì trẻ nên đi niềng răng. Bởi lúc này các răng mọc sai vị trí và sai trục không thể tự chỉnh về vị trí đúng được.

Nên cần phải được chỉnh nha bằng khí cụ cố định như hệ thống mắc cài và dây cung để có thể sắp xếp các răng. Nhiều người quan niệm sai lầm răng khi nào trẻ lớn lên rồi niềng răng sau cũng được.

Nhưng thực tế can thiệp chỉnh nha sớm cũng như uốn một cái cây còn non, việc điều trị càng sớm càng nhẹ nhàng, thời gian nắn chỉnh nhanh hơn, chi phí cũng tiết kiệm hơn. Đồng thời, giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe thẩm mỹ và nụ cười đẹp tự nhiên bền vững hơn.

Cách phòng tránh răng bị mọc lẫy

Dưới đây là 3 cách phòng ngừa tình trạng răng bị mọc lẫy cho trẻ, các bậc cha mẹ lưu ý:

Xác định được thời điểm các bé bắt đầu thay răng:

Trẻ bắt đầu thay răng sữa từ 5-7 tuổi và kết thúc hoàn tất đến 12-14 tuổi. Trình tự thay răng bắt đầu từ răng cửa giữa sữa hàm dưới sau đó là hàm trên và lần lượt từ răng cửa phía trước đến các răng hàm phía trong.

Đến tuổi cha mẹ nên kiểm tra răng thường xuyên mỗi tuần cho trẻ, tự đánh giá xem có răng nào làm bé đau, khó chịu, lung lay chưa. Nếu qua 8 tuổi mà không thấy răng nào bị lung lay thì nên đến bác sĩ khám và chụp x quang kiểm xem mầm răng vĩnh viễn bên dưới đang ở tình trạng như thế nào. Từ đó bác sĩ có chỉ định thích hợp.

Tùy theo mỗi người mà trình tự thay răng có thể thay đổi khác nhau, nhưng thông thường sẽ đối xứng hai bên trái và phải. Nếu bé một bên đã thay răng vĩnh viễn mà bên còn lại sau 1 vài tuần đến 2 tháng vẫn chưa có hiện tượng thay răng bên hàm đối diện (trái – phải) thì cũng nên cho bé đi khám.

Trường hợp trễ hơn là thấy được nướu bị sưng, hoặc quan sát thấy được có răng vĩnh viễn bắt đầu mọc trồi lên từ nướu trong khi răng sữa vẫn cứng thì rất cần thiết đến nha khoa, có thể được bác sĩ chỉ định nhổ răng sữa đó, để cho răng vĩnh viễn mọc về đúng vị trí.

Có thói quen cho bé đến nha khoa thăm khám răng định kỳ

Kể cả trước độ tuổi thay răng cũng nên cho trẻ đến tiếp xúc với môi trường phòng khám. Khi trẻ đến độ tuổi thay răng cũng là khi trẻ bước vào lớp 1. Ba mẹ nên đưa bé đi khám nha khoa định kỳ khoảng 3 – 6 tháng 1 lần.

Đơn giản là vệ sinh răng miệng tại phòng khám hoặc được các bác sĩ chuyên môn hướng dẫn cho bé tự chăm sóc răng tại nhà. Qua các buổi thăm khám bé dần tập được sự phối hợp tốt cùng bác sĩ, thuận lợi hơn cho quá trình can thiệp điều trị phức tạp sau này.

Ngoài đánh giá tình trạng răng mọc lẫy các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng răng sâu, viêm nướu, phát hiện tật xấu của trẻ hay các bất thường về cấu trúc xương hàm… để kịp thời xử trí sớm tránh những lệch lạch ngày càng nhiều tốn kém chi phí điều trị sau này hơn.

Trình tự răng mọc lẫy ở trẻ

Thường xuyên kiểm soát trẻ đánh răng và cảm giác khó chịu của trẻ

Nếu bản thân ba hoặc mẹ có tình trạng răng khấp khểnh chưa đều thì cũng nên để ý hơn đến trẻ trong tuổi thay răng mới.

Khi phát hiện bất kỳ một chiếc răng sữa nào lung lay sắp thay, thì phụ huynh nên khuyến khích, nhắc nhở trẻ tự giác thông báo cho mình biết. Và có thể một số trường hợp tự bé dùng tay lắc nhẹ cho đến khi những răng này lung lay thật nhiều hơn để việc nhổ răng sữa diễn ra nhẹ nhàng.

Chú ý là động tác lắc nhẹ và tay phải được rửa sạch sẽ trước khi đưa vào miệng.

Biện pháp chăm sóc khi trẻ mọc răng

Quan tâm chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng mọc răng lệch lạc của trẻ nói chung và răng mọc lẫy nói riêng. Do đó, để đảm bảo hàm răng tốt nhất cho giai đoạn đến tuổi thay răng của trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số phương pháp như sau:

  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày ít nhất 2 lần đúng cách
  • Kiểm soát thức ăn trẻ ăn vào đặc biệt là đồ ngọt
  • Loại sạch mảng bám bẩn, đen, nâu, vàng trên bề mặt răng
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, quan trọng cho sức khỏe răng miệng là canxi, vitamin D…
  • Tập cho trẻ loại bỏ những thói quen xấu: đẩy lưỡi, mút ngón tay
  • Khám răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần
  • Theo dõi tình trạng lung lay răng sữa để kịp thời can thiệp
  • Sâu răng và các bệnh lý liên quan cần được chữa sớm

Thực sự thì trẻ bị mọc lẫy răng không đáng lo ngại nếu phát hiện và xử lý kịp thời. Quan trọng là khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn, bé cần được trang bị kiến thức cũng như tập các thói quen tốt để bảo vệ răng.

Bởi ngoài tình trạng răng mọc lẫy thì còn rất nhiều bệnh lý liên quan đến răng trẻ em: sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, viêm áp xe có mủ quanh chân răng, sưng nướu răng… Nên có kế hoạch điều trị dứt điểm ngay tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này.

Xem thêm: Mòn răng do chải răng sai cách và hướng dẫn phương pháp đánh răng đúng khoa học, có video chi tiết.

Hy vọng với những chia sẻ của đội ngũ Bác sĩ Cường sẽ giúp bạn có thểm những thông tin, kiến thức về răng miệng hữu ích nhất về răng mọc lẫy là gì? Cách khắc phục răng bị mọc lẫy xẫu và có nên nhổ hay không. Chúc bạn và bé có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh!

bscuong-nha-khoa-bac-si-cuong-uy-tin-tot-nhat
CHỤP HÌNH RĂNG & Bấm GỬI Bác sĩ Cường để nhận hỗ trợ, giải đáp thắc mắc HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Chat FacebookChat Zalo
Hoặc Liên hệ Bs Cường
5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mai Anh

Bác ơi cho cháu hỏi là mình uống nhiều kháng sinh quá thì răng có bị mọc lẫy ko ạ?

Nga Nga

bác sĩ ơi răng cửa hàm dưới mọc lẫy rất to, nhổ 2 răng cửa đi rồi vẫn không có đủ chỗ cho 2 răng cửa mọc thì có nhổ tiếp răng cửa bên được không. có sợ sau này răng cửa bên mọc lại lung tung ko.

4
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
error: Alert: Cảm ơn bạn đã ghé thăm - Bác Sĩ Cường !!