Răng khôn bị sâu gây đau nhức là tình trạng khá phổ biến. Đây là tình trạng báo hiệu chiếc răng đã hư hỏng nặng và sâu răng lan vào tủy (chứa thần kinh) khiến tủy răng bị viêm. Bài viết này chia sẻ một số cách giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả, hi vọng giúp bạn đọc có thể vượt qua cơn đau đớn.
Răng khôn là răng nào?
Răng khôn là chiếc răng cối lớn thứ 3, mọc cuối cùng ở mỗi cung hàm ở độ tuổi trưởng thành, khoảng từ 17-25 tuổi. Người bình thường có tổng cộng 4 cái răng khôn với 2 cái hàm dưới và 2 cái hàm trên.
Do vị trí mọc răng ở sâu bên trong nên việc vệ sinh làm sạch răng khôn thường khó khăn hơn, điều này lâu ngày dẫn đến sâu răng khôn. Răng khôn bị sâu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng gây viêm tủy khiến bệnh nhân đau nhức, khó chịu.
Nguyên nhân gây đau răng khôn phổ biến
Răng khôn bị đau có rất nhiều nguyên nhân gây ra, điều quan trọng để điều trị giảm đau răng khôn hiệu quả là phải xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra đau nhức răng khôn:
- Giai đoạn đầu của mọc răng khôn, nướu răng bị rách ra cho răng khôn trồi lên
- Viêm lợi trùm răng khôn, nướu răng khôn bị sưng và viêm
- Nhồi nhét thức ăn
- Sâu răng khôn hoặc răng lân cận
- Viêm tủy răng khôn
- Áp xe quanh chóp răng khôn
- Chấn thương: vỡ, gãy, nứt hay tét răng khôn
Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau răng khôn, tốt nhất là trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và tư vấn cụ thể cho tình trạng đau nhức hiện tại của bạn.
Chat Facebook – Chat Zalo
Hoặc Liên hệ Bs Cường
Vì sao bị sâu răng khôn?
Răng khôn bị sâu do những nguyên nhân sau đây:
- Cấu trúc men răng và ngà răng khôn bị yếu trong quá trình hình thành mô răng.
- Vị trí răng khôn nằm sâu bên trong nên việc vệ sinh, chải răng thường không được làm sạch hoàn toàn.
- Trục răng khôn thường bị nghiêng, lệch nên dễ tạo ra các khe hở với răng bên cạnh. Những vùng kẽ này rất dễ bị mắc và kẹt lại. Lâu dần không chỉ gây ra sâu răng khôn mà còn sâu cả răng số 7 bên cạnh nữa.
- Do hình dạng bề mặt răng khôn thường nhám và dễ đọng lại vụn thức ăn trên bề mặt nên dễ sâu hơn những răng khác.
Xem thêm: Nguyên nhân răng khôn bị sâu
Răng khôn bị sâu có các mức độ nào?
Có 3 mức độ hư tổn mô răng, ban đầu sâu răng chỉ ở bề mặt men răng, sau đó lan vào ngà răng và cuối cùng là tủy răng. Khi sâu răng lan vào tủy gây viêm tủy, lúc đó bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức.
Sâu bề mặt men răng khôn
Sâu men răng khôn không gây đau nhức hay khó chịu, đây là giai đoạn nhẹ nhất, không có bất kỳ biểu hiện gì ngoài việc phát hiện thấy răng có vết đen hay nâu.
Vấn đề là bệnh nhân thường chỉ nhìn thấy được ở bề mặt răng khôn hàm dưới, còn đối với sâu răng khôn hàm trên thì chỉ khi bác sĩ khám mới phát hiện ra được mà thôi.
Sâu răng khôn gây ê buốt
Sâu răng khôn nặng hơn lan vào ngà răng, khi đó bệnh nhân thường có biểu hiện ê buốt, đặc biệt là khi ăn hay uống các thực phẩm lạnh. Ê buốt thường sẽ hết ngay sau khi ngưng tiếp xúc với thức ăn hay nước lạnh.
Giai đoạn này bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị kịp thời như trám lại lỗ sâu để tránh lan vào tủy răng khôn.
Sâu răng khôn vào tủy gây đau nhức
Khi sâu răng đã lan rộng vào ngà răng không được phát hiện và điều trị trám lại, sâu răng sẽ lan vào tủy, gây viêm tủy răng và gây đau cho bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân đến khám bác sĩ ở giai đoạn này.
Khi tủy răng khôn đã bị viêm nặng thì không thể trám lại răng ngay được. Bệnh nhân phải nhổ bỏ hoặc xem xét lấy tủy răng khôn để giải quyết tình trạng đau nhức.
Các cách giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả
Nếu bạn đang có răng khôn bị sâu gây đau nhức, có một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm đau tạm thời cho đến khi bạn có thể đến nha sĩ để thăm khám. Dưới đây là một số cách giảm đau đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thử:
Theo phương pháp dân gian
Các cách giảm đau răng khôn bị sâu theo phương pháp dân gian có thể thực hiện được ngay tại nhà, tuy nhiên tác dụng giảm đau có thể sẽ không như mong đợi ở một số người nhạy cảm nhiều với đau. Nếu không giảm bớt bạn có thể đổi cách khác hoặc sử dụng những phương án giảm đau theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại bên dưới.
Khi thực hiện các cách giảm đau răng khôn bị sâu tại nhà, hãy lưu các vấn đề sau để đảm bảo áp dụng đúng cho hiệu quả và an toàn:
- Không nên áp dụng các phương pháp dân gian cho trẻ em dưới 8 tuổi và những người có cơ địa dị ứng.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên.
- Khi triệu chứng không thuyên giảm hoặc đau tăng hơn, hãy đến khám và tư vấn với bác sĩ chuyên môn ngay lập tức khi có thể.
- Sử dụng thuốc nên có chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế.
Gừng tươi
Gừng tươi theo đông y có tính ấm, vị cay nồng nên thường được sử dụng trong điều trị các bệnh như cảm cúm, thương hàn…. Ngoà ra, củ gừng tươi còn có thành phần giúp giảm đau, kháng viêm và diệt khuẩn rất hiệu quả. Nên nó cũng được sử dụng để làm giảm đau răng khi bị sâu.
Cách thực hiện:
- Lấy một nhánh củ gừng tươi và gọt vỏ, cắt thành những mảnh nhỏ để sử dụng.
- Có thể nhai trực tiếp hoặc đập dập gừng bên ngoài.
- Đắp trực tiếp vào chỗ răng khôn đang có lỗ sâu gây đau nhức.
- Giữ im khoảng 10-15 phút để gừng tiếp xúc với răng khôn đang bị sâu, cơn đau sẽ từ từ giảm dần và biến mất.
Do gừng khá cay, bạn có thể dã nát bên ngoài, sau đó lấy một miếng bông gòn và nhúng vào nước gừng. Áp miếng bông gòn vào lỗ sâu trên răng khôn khoảng 15-20 phút cũng có tác dụng giảm đau rất tốt.
Lưu ý: Trong quá trình áp dụng cách trên không hiệu quả, hoặc bạn cảm thấy khó chịu với vị cay của gừng thì hãy đổi cách khác.
Tỏi
Giảm đau răng khôn bị sâu bằng tỏi cũng là một phương pháp phổ biến và khá hiệu quả mà bạn có thể áp dụng thử. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy trong tỏi có chứa Allicin, có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn và tiêu viêm từ đó có hiệu quả giảm đau khi răng khôn bị sâu khá tốt.
Cách thực hiện:
- Lấy tép tỏi, bóc vỏ và rửa sạch.
- Nhai trực tiếp hoặc dã nát, cũng có thể cắt lát thành từng lát mỏng.
- Đặt vào vị trí răng khôn bị sâu đang đau. Hãy chắc chắn rằng tỏi đã tiếp xúc trực tiếp với bề mặt sâu của răng khôn.
- Giữ trong khoảng 10-20 phút, cơn đau sẽ giảm dần.
Phương pháp này có thể thực hiện một ngày 3-4 lần tùy theo mức độ đau nhức. Nhưng nếu cơn đau không giảm sau một vài ngày bạn nên đi khám và kiểm tra kỹ xem nguyên nhân nào gây đau nhức từ đó sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, tỏi có mùi hôi, và hơi cay nên có thể không phù hợp mới một số người. Bạn cũng có thể sử dụng tỏi dã nát với một ít muối trắng và đắp lên răng khôn đang bị sâu, nó cũng có tác dụng giảm đau đáng kể.
Mật ong
Mật ong được biết đến từ rất lâu, trong mật ong chưa hoạt chất Hydrogen Peroxide. Theo nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh cho thấy chất này có khả năng ức chế hoạt động và phát triển của các vi khuẩn gây hại, có tính kháng viêm nhẹ và thúc đẩy quá trình làm lành về thương khá hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy sạch thức ăn kẹt ở lỗ sâu trên răng khôn
- Bôi trực tiếp mật ong vào vị trí răng khôn đang bị sâu
- Sau 5-10 phút bạn có thể súc miệng lại với nước ấm
- Mỗi ngày có thể thực hiện 3-5 lần đề giảm đau.
Bạn cũng có thể sử dụng mật ong kết hợp với tỏi xay nhuyễn hay dã nát đắp lên răng khôn đang bị sâu để giảm đau rất tốt.
Lưu ý khi sử dụng mật ong, bạn nên súc miệng lại với nước để làm sạch khoang miệng, tránh tình trạng đường trong mật ong tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển sau đó, khiến cho các bệnh lý răng miệng tồi tệ hơn.
Lưu ý khi sử dụng mật ong để chữa đau răng khôn bị sâu, bạn nên sử dụng mật ong nguyên chất để có tác dụng tốt nhất.
Lá trầu không
Theo nghiên cứu của trường đại học Malaya (Tiến sĩ Rahim và Nalina) trong lá trầu không hay gọi tắt là lá trầu có chứa hydroxy-chavicol là một hợp chất có tác dụng diệt khuẩn gây sâu răng tương đối tốt.
Do vậy, hiện nay, nhiều loại kem đánh răng trên thị trường được chiết xuất từ lá trầu không được bán khá phổ biến.
Để giảm đau răng khôn bị sâu bằng lá trầu có thể áp dụng 2 cách:
- Cách 1: Nhai nát và đắp trực tiếp lá trầu vào chỗ sâu của răng khôn đang bị đau.
- Cách 2: Kết hợp lá trầu dã nát với muối bôi lên lỗ sâu răng. Hoặc pha loãng với nướu pha với một ít rượu trắng dùng để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày.
Đối với cách 2 không nên súc miệng quá 3 ngày. Vì rượu tiếp xúc nhiều với niêm mạc niệng có thể ảnh hưởng không tốt về lâu dài. Và tuyệt đối không được uống, nên súc miệng sạch lại với nước ấm để khoang miệng trở lại trạng thái bình thường.
Tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương có chứa eugenol, đây là một chất giảm đau cực kỳ hiệu quả, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm sưng tấy, kháng viêm và diệt khuẩn tương đối tốt. Để áp dụng giảm đau răng khôn bị sâu bằng tinh dầu đinh hương bạn có thể áp dụng theo cách sau:
- Pha loãng tinh dầu nguyên chất với nước sạch theo tỉ lệ: 1 giọt tinh dầu ra 3 giọt dung dịch.
- Vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng, lấy sạch thức ăn ở lỗ sâu trên răng khôn
- Lấy tăm bông thấm vào dung dịch tinh dầu đã pha loãng
- Bôi nhẹ nhàng lên răng khôn bị sâu, thoa trực tiếp vào lỗ sâu
- Giữ im khoảng 5-10 phút, cơn đau sẽ dịu dần
Bạn có thể lập lại nhiều lần trong ngày để con đau được kiểm soát, lưu ý là không được nuốt tinh dầu đinh hương, một số người quá mẫn cảm hay không chịu được mùi thì không nên áp dụng, pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng, tránh bôi tinh dầu đậm đặc vào lỗ sâu trên răng khôn.
Bấm huyệt giảm đau răng khôn bị sâu theo Y học cổ truyền
Bấm huyệt chữa đau răng trong Y học cổ truyền rong Đông y đã có lịch rất lâu đời. Dưới đây là một số huyệt bạn có thể bấm để giảm đau răng khôn bị sâu:
- Huyệt giáp xa
- Huyệt thiếu hải
- Huyệt thái khê
- Huyệt nhị gian
- Huyệt thương dương
- Huyệt thái uyên
- Huyệt liêm tuyền
- Huyệt đại nghinh
- Huyệt hợp cốc
- Huyệt ngư tế
- Huyệt hạ quan
Khi răng khôn bị sâu gây đau nhức do tủy bị viêm, nên khi bấm huyệt để giảm đau thường có tác dụng rất kém và chỉ giảm triệu chứng tạm thời, còn nguyên nhân tại răng khôn không được giải quyết. Do vậy, phần này không được trình bày chi tiết.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nướu muối sinh lý 0.9% thường xuyên không chỉ giúp giảm đau mà còn loại bỏ được phần lớn những vi khuẩn có hại trong miệng, giúp răng và nướu chắc chắn hơn.
Đơn giản là chỉ cần pha một muỗn cà phê muối ăn vào 1 ly nước, ước lượng tỉ lệ là vừa mặn hơn nước canh một xíu. Cách tốt nhất là mua nước muối sinh lý ở tiệm thuốc để đảm bảo nồng độ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy súc miệng nước muối ấm cho hiệu quả tốt hơn. Lưu ý về nồng độ nên được kiểm soát, không pha nước muối quá nhạt vì có thể không diệt khuẩn hiệu quả hay quá mặn có thể gây tổn thương cho niêm mạc miệng.
Bạn có thể thực hiện thường xuyên mỗi ngày 2-4 lần và mỗi lần súc khoảng 2-4 phút là đủ để đạt được hiệu quả tốt.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0.9% được xem là biện pháp an toàn nhất. Bạn cũng có thể sử dụng thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng sau này.
Vệ sinh răng miệng thật kỹ, lấy sạch thức ăn kẹt ở răng khôn
Răng khôn bị sâu thường rất hay mắc, nhồi nhét thức ăn vào lỗ sâu. Việc đánh răng kỹ lưỡng, lấy sạch vụn thức ăn ra khỏi răng khôn cũng giúp bạn giảm đau đáng kể.
Ngoài ra, thức ăn đọng lại trong miệng còn gây hôi miệng, sâu răng lan rộng ra những răng khác… do vậy nên thường xuyên kiểm tra và làm sạch răng khôn, bạn có thể sử dụng thêm tăm nước hoặc bàn chải kẽ răng, chỉ nha khoa để làm sạch lỗ sâu.
Nhưng các phương pháp dân gian có thể rất đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà với các vật liệu có sẵn, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng hỗ trợ và giúp bạn vượt qua cơn đau tạm thời khi bạn không thể đến phòng khám được. Vì lỗ sâu răng khôn vẫn còn đó, bạn nên đi khám để bác sĩ điều trị sớm và triệt để, tránh nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm sau này.
Sử dụng thuốc giảm đau
Để giảm đau răng khôn bị sâu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc Ibuprofen. Lưu ý luôn uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh nguy cơ quá liều.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và các tác dụng phụ của thuốc. Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đã uống khi đến khám đồng thời không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Tránh sử dụng thuốc giảm đau kéo dài mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nên lưu ý rằng phương pháp trị đau răng khôn bị sâu bằng thuốc giảm đau chỉ là là biện pháp tạm thời và không thể thay thế việc điều trị từ phía nha sĩ. Không nên tự ý uống thuốc giảm đau tại nhà quá 5 ngày, hãy tranh thủ đến cơ sở uy tín để thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Lấy tủy răng khôn bị sâu lớn gây viêm tủy
Điều trị giảm đau tại nha khoa có thể là lấy tủy răng khôn bị sâu. Đối với một số răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí, giữ vai trò ăn nhai và bệnh nhân không muốn nhổ răng khôn, thì phương án lấy tủy răng khôn để giảm đau thường được các bác sĩ lựa chọn.
Sau khi lấy tủy răng khôn hoàn tất bệnh nhân không còn cảm thấy đau, khi đó bác sĩ sẽ trám lại lỗ sâu trên răng khôn hoặc bọc răng sứ lại để giữ răng khôn lại và thực hiện tiếp tục chức năng ăn nhai của nó.
Nhổ răng khôn bị sâu tại nha khoa uy tín
Răng khôn bị sâu lớn không còn khả năng phục hồi, hoặc vị trí và trục răng khôn mọc nghiêng lệch phương án điều trị đau nhức răng khôn triệt để là nhổ bỏ nó.
Nhổ răng khôn bị sâu là phương pháp được nhiều chuyên gia nha khoa khuyến khích bởi răng khôn thường không hoặc rất ít tham gia vào chức năng ăn nhai, đồng thời răng khôn mọc lệch, nghiêng có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận khác.
Việt nhổ răng khôn bị sâu không chỉ giúp điều tị dứt điểm cơn đau mà còn giúp bạn tránh đau tái phát, không phải đi lại điều trị nhiều lần hẹn như phương án lấy tủy răng khôn. Đồng thời phòng ngừa rủi ro và các biến chứng do răng khôn mang lại sau này.
Xem thêm chi tiết bài viết: Răng khôn bị sâu có nên nhổ không? 5 CẢNH BÁO phải đọc (bscuong.com)
Một số sai lầm khi điều trị răng khôn bị sâu gây đau
- Tự uống thuốc giảm đau tại nhà hoặc sử dụng các biện pháp giảm đau dân gian thì không cần đến bác sĩ để chữa trị. Đây là quan niệm sai lầm do lỗ sâu trên răng khôn không được trám hoặc phục hồi đúng cách, sau này có nguy cơ viêm nhiễm lan rộng vào xương hàm rất nguy hiểm.
- Sâu răng không gây đau nhức chỉ cần trám lại lỗ sâu là hết. Thực tế, không ít người lầm tưởng như vậy, nhưng thực tế, khi sâu lan vào tủy bệnh nhân mới cảm thấy bị đau. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây sâu răng kích thích tủy răng bị viêm. Nếu không lấy tủy mà chỉ trám lại con đau có thể sẽ dữ dội hơn, hoặc sau này mô tủy bên trong bị chết sẽ gây nhiễm trùng.
- Răng khôn bị đau do sâu răng tự khỏi thì không cần đi khám. Đây cũng là một hiểu lầm, vì tình trạng này có thể sẽ chuyển thành viêm nhiễm mãn tính. Bệnh nhân có thể bị đau tái phát ở những đợt viêm cấp tính. Những đợt sau thường sẽ nặng hơn đợt trước.
Do vậy, nếu bạn đang có răng khôn bị sâu gây đau nhức, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ Cường để được tư vấn và thăm khám nếu cần thiết. Bác sẽ đưa ra chuẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp nhằm giảm đau và chữa dứt điểm các vấn đề liên quan đến răng khôn cho bạn.
Qua nhiều năm điều trị với nhiều kinh nghiệm trong nghề, Bác sĩ Cường đã trở thành một chuyên gia đáng tin cậy của nhiều bệnh nhân và luôn đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu.
Bác làm việc rất có trách nhiệm và đặt cái “tâm” lên hàng đầu, giúp đỡ và mang lại cho rất nhiều bệnh nhân có được một hàm răng chắc khỏe.
Phòng ngừa răng khôn bị sâu
Để tránh bị sâu răng khôn dẫn đến đau nhức, có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng thật kỹ, đặc biệt là vùng răng khôn phía trong cùng.
- Thay bàn chải đánh răng phù hợp để len sâu vào và làm sạch toàn bộ răng khôn.
- Sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn nhét ở kẽ răng khôn, tránh để thức ăn kẹt lại lâu bên trong miệng.
- Khám răng theo dõi định kỳ sức khỏe răng miệng và đặc biệt là kiểm tra sự tồn tại của răng khôn.
- Nhổ răng khôn sớm nếu răng khôn mọc nghiêng lệch và có nguy cơ ảnh hưởng sau này.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào liên quan đến răng khôn bị sâu gây đau nhức, hãy cùng thảo luận với Bác sĩ Cường để được tư vấn và giải đáp chi tiết.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cường chuyên khoa Răng Hàm Mặt
Nguồn tham khảo:
- Wisdom Tooth Pain: Relief, Treatment, and More (healthline.com)
- Wisdom tooth pain: Causes, home treatment, and prevention (medicalnewstoday.com)
- Acupuncture in the Management of Acute Dental Pain – ScienceDirect.