Bạn đang gặp phải vấn đề về răng khôn bị sâu và đang phân vân không biết liệu có nên nhổ không hay trám? Đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, từ đó đưa ra quyết định tốt nhất cho sức khỏe của bạn!
Răng khôn bị sâu là một vấn đề rất phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là răng khôn hàm dưới thường phổ biến hơn sâu răng khôn hàm trên. Việc quyết định nên nhổ hay trám răng khôn bị sâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sâu, có đau nhức hay không, răng khôn mọc thẳng hay mọc nghiêng…
Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu thêm về việc nhổ hay trám răng khôn bị sâu, và bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn và giúp đỡ hoặc tham gia bình luận phía bên dưới. Hi vọng bài viết này, giúp bạn hiểu thêm lợi ích và nhược điểm của các phương pháp giải quyết răng khôn bị sâu.
Răng khôn bị sâu có biểu hiện như thế nào?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, đây là chiếc răng cối lớn thứ 3, mọc cuối cùng trên cung hàm, tuổi thường mọc từ 18 đến 27 tuổi, lúc con người đã đạt ngưỡng gọi là trưởng thành. Thông thường 1 người có tổng cộng 4 chiếc răng khôn, 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới.
Tìm hiểu thêm về răng khôn là gì? và răng khôn có tác dụng gì?
Chính vì vị trí mọc ở sau cùng hàm răng, vị trí mọc thường không được thuận lợi nên răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng thậm chí là răng khôn mọc ngang cũng xảy ra rất phổ biến.
Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy răng khôn bị sâu, và bạn cần phải nắm được những dấu hiệu này để kịp thời điều trị và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn. Răng khôn bị sâu thường có những biểu hiện sau:
Dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu giai đoạn đầu:
Ở giai đoạn đầu của sâu răng khôn thường không hề có biểu hiện gì khó chịu, không đau nhức, không mắc hay vướng thức ăn, bệnh nhân hoàn toàn bình thường.
Phát hiện răng khôn bị sâu đôi khi thông qua thăm khám răng miệng định kỳ. Một số người có thói quen tự kiểm tra răng miệng thì có thể thấy trên bề mặt men của răng khôn có những khuyết, vệt đổi màu nâu hay đen.
Nặng hơn là trên răng khôn có những lỗ sâu nhỏ, đặc biệt là răng khôn hàm trên bị sâu thường được phát hiện rất muộn, khi tình trạng sâu đã nặng, bởi vì bệnh nhân rất khó và hầu như không thể tự nhận biết được thông qua nhìn trực tiếp hoặc bằng gương thông thường.
Răng khôn bị sâu ở giai đoạn ban đầu có thể trám lại lỗ sâu răng khôn mà không phải lấy tủy răng hay nhổ bỏ, tuy nhiên việc trám răng có cần thiết hay không phụ thuộc vào nhiếu yếu tố.
Nếu răng khôn mọc lệch, nghiêng và ít tham gia chức năng ăn nhai bác sĩ có có chỉ định nhổ bỏ, tránh sâu răng lan rộng và phòng ngừa biến chứng. Xem tiếp những phần dưới để biết thêm chỉ định ở phần dưới.
Giai đoạn sâu răng khôn hình thành lỗ sâu
Ở giai đoạn này, răng khôn sâu sẽ rõ ràng hơn, một số biểu hiện cụ thể bệnh nhân có thể tự nhận thấy như:
- Lỗ sâu, đen trên bề mặt răng khôn
- Hay vướng và kẹt thức ăn tại vị trí răng khôn có thể vướng cả với răng bên cạnh (răng số 7)
- Hôi miệng
- Nhạy cảm với thức ăn, đặc biệt là có biểu hiện ê buốt khi uống hay ăn đồ lạnh
- Nướu răng có thể viêm hoặc bình thường
- Răng khôn có thể bị vỡ ra từng miếng
Khi răng khôn bị sâu chưa vào tủy răng bạn nên tranh thủ đi khám và điều trị kịp thời tránh tính trạng đau nhức do viêm tủy gây ra sau này. Nếu răng khôn mọc thẳng và có tham gia vào chức năng ăn nhai, có thể bác sĩ chỉ cần trám lại mà không cần nhổ bỏ chiếc răng khôn đã bị sâu này.
Giai đoạn sâu răng khôn tiến triển vào tủy
Khi sâu răng không được điều trị sẽ dẫn đến phá hủy cấu trúc mô răng, có thể lây lan sâu răng lân cận. Giai đoạn răng khôn bị sâu nặng dẫn đến mô tủy bên trong răng khôn bị viêm và gây đau nhức:
- Bệnh nhân cảm thấy thường xuyên bị đau đặc biệt là khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, kẽ sâu
- Ê buốt khó chịu với nước lạnh
- Nhai chạm phải thức ăn là đau và khó chịu, khiến bệnh nhân nhai bên còn lại, lâu ngày dẫn đến bất thường kích thước mặt 2 bên, méo hay lệch mặt hay sai khớp nhai.
- Thường xuyên hôi miệng
- Có thể thấy chảy máu từ răng khôn ra ngoài
- Giai đoạn viêm tủy răng khôn cấp tính khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội, khó ngủ có thể kèm theo sốt…
Giai đoạn biến chứng nguy hiểm của răng khôn bị sâu
Răng khôn bị sâu đau nhức nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách, dẫn đến tủy răng bị viêm và lâu ngày gây hoại tử tủy răng khôn (chết tủy răng). Tủy răng nhiễm trùng sẽ lan rộng vào trong xương hàm gây tình trạng:
- Nhiễm trùng lan rộng.
- Bệnh nhân có thể đau nhức nhiều hơn
- Sưng nướu răng khôn và phù nề
- Áp xe xương ổ răng và gây mủ.
- Tiêu xương hàm xung quanh răng dẫn đến lung lay răng khôn.
- Có thể ảnh hưởng đến những răng lân cận.
- Sưng mặt ở những giai đoạn viêm cấp.
- Bệnh nhân khó ăn nhai, thậm chí không thể há lớn miệng được (dấu hiệu khít hàm).
- Nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiễm trùng lan tỏa, có khi ảnh hưởng lên sức khỏa toàn thân.
Tóm lại, dấu hiệu nhận biết khi răng khôn bị sâu là một vấn đề rất quan trọng, bệnh nhân không nên chủ quan và để đến giai đoạn nặng mới đi khám và điều trị. Ngay từ giai đoạn bạn phát hiện lỗ sâu trên bề mặt răng, thức ăn kẹt thường xuyên hay nướu vùng răng khôn bị sưng đau, đỏ và chảy máu.
Nếu bạn thấy những dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng đi khám răng khôn bị sâu, hỏi ý kiến từ bác sĩ nha khoa để điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và việc điều trị sẽ phức tạp, tốn kém chi phí hơn.
Nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu
Vì sao răng khôn bị sâu? Có rất nhiều nguyên gây ra sâu răng khôn, chủ yếu là do vi khuẩn trên bề mặt răng khôn phá hủy cấu trúc mô răng và tạo thành những lỗ, khuyết trên bề mặt răng khôn.
Do vị trí mọc răng khôn
Do răng khôn là răng nằm ở vị trí sau cùng, sâu bên trong góc hàm nên việc đánh răng vệ sinh làm sạch thường ngày thường ít được chú ý và chải sạch như những răng khác, nướu răng có thể phủ lên mặt nhai của răng khôn (lợi trùm lên răng khôn) khiến việc vệ sinh ngày càng khó làm sạch hơn.
Một phần là do những thức ăn khi bị kẹt lại ở khe nướu, tại đây tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sưng, viêm nướu quanh răng khôn, hôi miệng…
Răng khôn nằm sâu và phía trong cùng của mỗi hàm, tại vị trí này rất khó vệ sinh làm sạch nếu không chú ý, lâu ngày dẫn đến răng khôn bị sâu.
Do bàn chải đánh răng không phù hợp
Bàn chải đánh răng quá to hay quá bé, đầu bàn chải không phù hợp cũng sẽ dẫn đến việc làm sạch bề mặt răng khôn không được hiệu quả.
Một số liên quan đến thói quen sử dụng bàn chải lâu ngày, lông bàn chải đặc biệt ở phần đầu bị biến dạng và cách chải răng không đưa sâu vào bên trong, lâu ngày khiến răng khôn bị kẹt, vướng thức ăn và gây sâu răng khôn.
Do răng khôn mọc lệch
Răng khôn rất hay bị mọc lệch, mọc ngang ở hàm dưới và thậm chí răng khôn mọc lệch ra má cũng rất phổ biến ở hàm trên. Vị trí lệch lạc tạo điều kiện cho thức ăn dễ kẹt vào với kẽ răng bên cạnh. Việc không làm sạch được thức ăn dính ở kẽ răng khôn với răng số 7 (bên cạnh) vài ngày sẽ dẫn đến sâu răng.
Sâu răng do nhồi nhét thức ăn với răng kế cận không những gây sâu răng khôn mà còn khiến răng bên cạnh (giữ chức năng ăn nhai thức ăn chính) cũng bị sâu theo.
Răng khôn bị sâu do viêm nướu
Nướu răng khôn bị viêm và đau, có khi chảy máu, bệnh nhân thường ngại chải răng, từ đó dẫn đến việc tích tụ mảng bám, vôi răng quanh răng khôn. Theo thời gian vi khuẩn phát triển sẽ phá hủy men răng và gây ra sâu răng khôn.
Sâu răng khôn do hình dạng bất thường
Hình dạng răng khôn bị bất thường: méo, men răng mỏng, bề mặt răng lồi lõm không bình thường, nhiều rãnh nhỏ… tạo điều kiện cho thức ăn, mảng bám, vi khuẩn bám lại trên đó, dần đần sẽ bị sâu.
Yếu tố dinh dưỡng trong quá trình hình thành men và ngà răng khôn cũng góp một phần nhỏ vào nguyên nhân gây sâu răng khôn. Suy dinh dưỡng hay thiếu canxi… lúc răng hình thành làm cho cấu trúc răng bị yếu và giảm đề kháng với sâu răng hơn.
Răng khôn bị sâu gây ra những ảnh hưởng gì nguy hiểm?
Răng khôn bị sâu là một vấn đề thường gặp và nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Như đã được nhắc trong phần trước, giai đoạn sâu răng khôn ban đầu không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào cho bệnh nhân, ngoài khó chịu về cảm giác vướng thức ăn khi ăn nhai và thỉnh thoảng răng có triệu chứng ê hay buốt nhẹ.
Nhưng ở giai đoạn sau tiến triển răng khôn bị sâu nặng nó sẽ dẫn đến một số ảnh hưởng sau:
Đau nhức
Sâu răng lan rộng vào tủy, gây viêm tủy răng khôn, cơn đau có thể nhức dữ đội đặc biệt là vào ban đêm, đáp ứng kém với thuốc giảm đau thông thường. Bệnh nhân khó ăn uống đặc biệt là đau nhức tăng lên khi thức ăn đọng lại trên răng hoặc nhai chạm phải răng khôn.
Sâu răng lan ra những răng lân cận
Răng khôn bị sâu có thể làm sâu lan rộng luôn ra răng nhai chính kế bên (răng số 7), khi đó rất tốn kém chi phí điều trị để giữ lại răng số 7.
Sưng tấy, nhiễm trùng xương ổ răng
Tủy răng khôn bị viêm không được điều trị dẫn đến chết tủy, vi khuẩn xâm nhập từ tủy răng vào xương hàm, sưng viêm và tiêu xương ổ quanh răng là biểu hiện nặng cũng như là biến chứng của sâu răng khôn không được xử trí.
Chất lượng cuộc sống giảm xuống
Ngoài các vấn đề đau nhức, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ hằng ngày và kéo theo đó là hiệu suất công việc có thể bị giảm sút.
Bệnh nhân sâu răng khôn thường xuyên bị hôi miệng, ngại giao tiếp. Ăn uống khó khăn hơn nên một phần ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
Những giai đoạn viêm cấp tính khiến bệnh nhân mệt mỏi, sốt, sưng mặt có thể gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân ngại giao tiếp. Ngoài ra, bạn có thể có sự thay đổi trong tính cách như khó chịu, cáu gắt làm giảm đi chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
Nhiễm trùng lan rộng
Răng khôn bị sâu tiến triển nặng nhất có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng ra các mô xung quanh, viêm xoang hàm ở hàm trên, nhiễm trùng chèn ép hay xâm lấn vào dây thần kinh hàm dưới gây dị cảm, tê môi…
Nặng hơn nữa là tụ mủ và sưng nề vùng thái dương, khoang dưới hàm… biến chứng có thể nguy cấp đến tính mạng, đặc biệt nguy hiểm hơn nữa nếu xảy ra ở những người có bệnh nền như: tiểu đường, huyết áp hay tim mạch, suy giảm miễn dịch…
Tóm lại, răng khôn bị sâu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của cơ thể. Việc phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.
Răng khôn bị sâu nên trám hay nhổ?
Việc quyết định có nên nhổ răng khôn bị sâu hay trám lại là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sâu răng khôn cần được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một số yếu tố quyết định có nên nhổ răng khôn bị sâu hay không:
Răng khôn mới chớm bị sâu hay đã sâu nặng, mức độ có nghiêm trọng hay không?
- Vị trí mọc răng khôn và hướng mọc răng như thế nào.
- Răng khôn có tham gia vào chức năng nhai nghiền thức ăn hay không.
- Có răng khôn phía đôi diện hay không.
- Răng khôn bị sâu đau nhức hay chưa và có nguy cơ ảnh hưởng đến răng bên cạnh hay không.
- Sâu răng khôn đã xảy ra biến chứng gì hay không.
- Sự chấp thuận của bệnh nhân mong muốn giữ răng hay nhổ bỏ răng.
Nếu răng khôn mọc đúng vị trí, mọc thẳng và mới bị sâu nhẹ, răng có tham gia vào ăn nhai, bác sĩ có thể chỉ cần trám lại răng để bịt lỗ sâu và ngăn chặn sâu răng phá hủy mô răng tiếp diễn. Cụ thể hơn cùng đọc tiếp các nội dung bên dưới.
Sâu răng khôn không cần nhổ khi nào?
Răng khôn bị sâu bác sĩ vẫn chỉ định trám hoặc lấy tủy giữ lại răng khôn trong một số trường hợp sau:
- Sâu răng khôn mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy răng và răng khôn đóng góp nhiều vào chức năng ăn nhai
- Răng khôn mọc thẳng và đúng vị trí, bệnh nhân chưa muốn nhổ răng
- Bệnh nhân mất răng số 7 muốn làm cầu răng thì có thể cân nhắc nên giữ lại răng số 8 (răng khôn) để tiến hành điều trị phục hình cho răng số 7 đã mất
- Bệnh nhân đang trong tình trạng không thể nhổ răng khôn: mang thai, bệnh lý toàn thân, rối loạn đông cầm máu, tuổi quá lớn không cho phép nhổ răng…
Trám răng là phương pháp bù đắp lại mô răng bị phá hủy do sâu răng bằng vật liệu nha khoa sau khi mô sâu được lấy sạch ra khỏi bề mặt răng bởi nha sĩ.
Việc trám răng sẽ làm ngăn chặn sâu răng tiến triển sâu hơn, giúp giảm mô răng bị phá hủy thông qua việc trám bít lại lỗ sâu trên răng, ngăn không cho vi khuẩn và thức ăn đọng hay mắc vào làm vết sâu ngày càng lớn hơn.
Trám răng khôn bị sâu giúp giảm nguy cơ sâu răng ăn sâu vào tủy gây viêm tủy và đau nhức. Bên cạnh đó ngăn chặn được tình trạng sâu lan ra những răng hay vùng lân cận.
Sâu răng khôn được trám lại tương tự như các răng sâu khác với quy trình như sau:
- Đầu tiên bác sĩ sẽ vệ sinh sạch toàn bộ khoang miệng.
- Lấy sạch vôi răng, mảng bám, thức ăn đọng, kẹt trên răng khôn.
- Nạo sạch mô răng bị sâu, đen, mô răng nhiễm khuẩn ra khỏi mô răng lành.
- Phần khuyết hổng do sâu răng sau khi được làm sạch sẽ được trám bít lại bằng vật liệu trám nha khoa.
- Bác sĩ chỉnh lại hình dạng phù hợp với khớp nhai và đánh bóng miếng trám kết thúc.
- Dặn dò sau trám cũng như hướng dẫn cách vệ sinh phòng ngừa sâu răng khôn tiến triển.
Lấy tủy răng khi sâu răng lan tới tủy, nếu chỉ trám lại đơn thuần không lấy tủy, răng sẽ bị nhức và viêm nhiễm sau này. Việc lấy tủy để điều trị viêm tủy răng là hết sức cần thiết trước khi trám hay bọc răng sứ để giữ lại chân răng.
Xem thêm: Lấy tủy răng khôn khi nào?, có thai nhổ răng được không?, review lấy tủy răng có đau không?
Răng khôn bị sâu khi nào nên phải nhổ?
Trong hầu hết các trường hợp răng khôn (hay răng số 8) hầu như không hoặc rất ít tham gia vào chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ, nên sâu răng khôn kèm với răng bị mọc lệch bác sĩ thường sẽ có chỉ định nhổ hơn là phục hồi lại. Nhổ răng khôn bị sâu khi:
- Không có răng khôn đối diện để ăn khớp, răng khôn bị sâu tồn tại không tham gia vào chức năng ăn nhai nên được nhổ bỏ.
- Sâu răng khôn hàm trên mọc lệch ngoài.
- Răng khôn bị sâu đau nhức và trục răng nghiêng lệch, nhồi nhét thức ăn.
- Sâu răng khôn hàm dưới có nguy cơ ảnh hưởng đến răng số 7 bên cạnh
- Răng khôn bị sâu nặng, mô răng vỡ khó hoặc không thể tái tạo
- Răng khôn mọc lệch bị sâu
- Sâu răng khôn có biến chứng, nhiễm trùng lan rộng, áp xe có mủ, lung lay răng hay làm tiêu xương ổ răng
Xem thêm: Khi nào nên nhổ răng khôn?
Tuy nhiên, trước khi quyết định nhổ răng khôn, bệnh nhân nên tìm kiếm ý kiến từ nha sĩ. Nha sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng răng và quyết định liệu nhổ răng có phải là lựa chọn tốt nhất hay không.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm của việc điều trị sâu răng khôn sớm:
- Răng khôn mọc thẳng và có tham gia vào chức năng ăn nhai, việc trám răng khôn bị sâu rất đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn việc nhổ răng khôn.
- Bệnh nhân không phải hẹn lại nhiều lần để lấy tủy khi sâu răng chưa lan rộng vào tủy.
- Răng giữ được tủy sống, thời gian tồn tại và thực hiện chức năng sẽ tốt hơn răng bị lấy tủy.
- Trám răng khôn bị sâu có thể áp dụng cho hầu hết các đối tượng không giống như chỉ định của nhổ răng hạn chế hơn trên những người có bênh lý toàn thân, phụ nữ có thai hay rối loạn đông cầm máu…
- Quy trình trám răng sâu đơn giản, ít gây đau đớn, có thể không cần gây tê.
Khuyết điểm của trám răng là ưu điểm của phương án nhổ răng:
- Nhổ răng sẽ giúp giải quyết các vấn đề viêm nhiễm, nhồi nhét thức ăn, răng mọc lệch và mọc ngang ít tham gia vào quá trình nhai nghiền thức ăn.
- Giải quyết được tình trạng nhiễm trùng.
- Nhổ bỏ răng khôn bị sâu nặng giúp giải quyết triệt để nguy cơ đau nhức và biến chứng nguy hiểm sau này. Hạn chế tái phát và phát sinh các chi phí khác.
- Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi chỉ định và người thực hiện có chuyên môn vững vàng hơn, phải gây tê và chi phí nhổ răng khôn thường sẽ cao hơn trám răng.
Tóm lại, việc nhổ hay trám răng khôn bị sâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi nha sĩ. Bệnh nhân cần hiểu rõ tình trạng của răng mình để có quyết định tốt nhất và đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất có thể.
Các phương pháp nhổ răng khôn bị sâu
Khi răng khôn bị sâu, có thể cần thiết phải nhổ răng để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng và giảm đau và sưng tấy do biến chứng của sâu răng gây ra. Các phương pháp nhổ răng khôn bị sâu hiện nay bao gồm nhổ bằng kìm, nhổ bằng bẩy (nạy), hay sử dụng máy siêu âm Piezotome hoặc kết hợp.
Nhổ bằng kìm
Nhổ răng bằng kìm là một phương pháp nhổ răng truyền thống. Nó thường được sử dụng cho những trường hợp nhổ răng khôn bị sâu hàm trên không quá phức tạp và đã mọc lên nhiều rồi.
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê tại vùng răng khôn để quá trình thực hiện không cảm thấy đau cho bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sử dụng kìm kéo răng ra ngoài.
Nhổ bằng bẩy (nạy)
Nhổ răng nạy (bằng bẩy cũng là một phương pháp nhổ răng truyền thống. Nó thường được sử dụng cho những trường hợp sâu răng khôn hàm dưới hoặc hàm trên chưa mọc hoàn toàn.
Tương tự như nhổ bằng kìm, trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để giảm đau cho bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng bẩy để lấy răng khôn bị sâu ra khỏi hàm.
Sử dụng máy siêu âm Piezotome
Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome là một phương pháp nhổ răng mới. Nó sử dụng sóng siêu âm để cắt răng và xương giảm thiểu chấn thương tối đa, thời gian lành thương sau nhổ cũng nhanh hơn.
Phương pháp này thường áp dụng cho nhổ răng khôn hàm dưới bị sâu và mọc ngang, kẹt, nhổ khó. Ưu điểm là giảm đau và sưng tấy hơn sau khi nhổ răng, đồng thời giảm thời gian hồi phục của bệnh nhân.
Trước khi quyết định chọn phương pháp nhổ răng khôn bị sâu, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho trường hợp của mình. Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ sau khi nhổ răng để đảm bảo sức khỏe và phục hồi nhanh chóng.
Xem thêm: Công nghệ nhổ răng khôn mới nhất: nhổ răng bằng máy siêu âm.
Nhổ răng khôn bị sâu có đau không?
Răng khôn bị sâu đau nhức đi nhổ có được không? Câu trả lời là tùy giai đoạn viêm cấp tính mà Bác sĩ có chỉ định phù hợp, nhưng thông thường răng được nhổ khi tình trạng viêm đã được kiểm soát nhằm hạn chế lây lan nhiễm khuẩn và tình trạng đau sau nhổ.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng khôn bị sâu và quyết định nhổ, bạn có thể lo lắng về cảm giác đau nhức trong quá trình nhổ. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng cách và đủ khéo léo, việc nhổ răng khôn bị sâu hoàn toàn có thể được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả không hề đau hay khó chịu.
Trước khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của bạn và xác định phương pháp nhổ phù hợp nhất. Nếu răng khôn của bạn đã mọc hoàn toàn và trục răng mọc thẳng, nha sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật nhổ thông thường mà không cần sử dụng đến phương pháp phẫu thuật.
Tuy nhiên, nếu răng khôn của bạn mọc chưa hết, nướu còn che phủ một phần lên răng, răng nằm ngang hay mọc nghiêng lệch, việc nhổ có thể đòi hỏi phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật. Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng đặc biệt là toàn bộ răng hàm dưới 1 bên sẽ bị tê, do đó bạn cũng không hề cảm thấy đau đớn.
Sau khi nhổ răng khôn bị sâu, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức khó chịu nhiều nhất trong vòng 2-3 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm, vì sau nhổ răng khôn bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau giúp bạn nên trong quá trình nhổ và sau nhổ răng khôn bạn sẽ không nhận thấy bị đau nhức như mình tưởng.
Và tình trạng khó chịu cũng sẽ giảm dần và bệnh nhân sẽ cảm thấy tốt hơn sau khoảng 1 tuần – 10 ngày.
Tóm lại, việc nhổ răng khôn bị sâu có thể đau nhức khi gây tê không hiệu quả, tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng cách và bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, quá trình nhổ sẽ không gây ra quá nhiều khó chịu. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng khôn bị sâu, hãy tìm đến các chuyên gia nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn bị sâu:
Sau khi nhổ răng khôn bị sâu, việc chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng xảy ra. Dưới đây là một số cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn bị sâu:
- Giữ vệ sinh miệng: Sau khi nhổ răng, bạn nên đánh răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương vết thương và giữ vệ sinh miệng sạch sẽ. Hãy sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày để giảm vi khuẩn và giảm đau.
- Kiểm soát đau: Sau khi nhổ răng, bạn có thể bị đau và sưng. Bạn có thể dùng đá lạnh để làm giảm sưng và giảm đau. Kết hợp với sử dụng thuốc giảm đau được khuyến cáo bởi bác sĩ.
- Ăn uống hợp lý: Sau khi nhổ răng, bạn nên ăn những loại thức ăn dễ ăn như súp, thịt băm nhỏ hoặc cháo. Hạn chế ăn những thực phẩm cứng để tránh làm tổn thương vết thương.
- Tránh tập thể dục: Tránh vận động mạnh và tập thể dục trong 24 giờ sau khi nhổ răng để tránh làm chảy máu kéo dài sau nhổ.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Để đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sau khi nhổ răng khôn bị sâu.
Tóm lại, chăm sóc sau khi nhổ răng khôn bị sâu là một quá trình quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được sự hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị và phục hồi sức khỏe sau khi nhổ răng.
Xem thêm: Lưu ý khi nhổ răng khôn
Cơ sở nào điều trị sâu răng khôn uy tín tại TPHCM?
Răng khôn có vị trí nằm ở phía trong cùng của mỗi hàm, tại vị trí đó có nhiều cấu trúc liên quan đặc biệt là xoang hàm ở hàm trên và dây thần kinh ở hàm dưới, nên khi thực hiện bất kì thủ thuật nào (bao gồm cả nhổ răng khôn bị sâu hay trám lại) đều cần hết sức cẩn trọng và nên thực hiện một cách chính xác.
Tiêu chí lựa chọn nha khoa uy tín để nhổ răng khôn bị sâu ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị đó là Bác sĩ trực tiếp điều trị, đây là tiêu chí quan trọng bậc nhất. Bởi quy trình và phương pháp nhổ răng được bác sĩ quyết định, cùng với chuyên môn vững vàng là tiêu chuẩn đặt lên hàng đầu.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở điều trị sâu răng khôn uy tín tại TPHCM, thì bác sĩ Cường – một chuyên gia nha khoa hàng đầu tại đây là một sự lựa chọn tốt.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bác sĩ Cường đã thành công trong việc điều trị sâu răng khôn cho hàng ngàn bệnh nhân với kết quả rất tốt, không gây đau đớn.
Bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi vốn kiến thức luôn được cập nhật, áp dụng kỹ thuật điều trị mới nhất, ít rủi ro mang lại sự an toàn cho bệnh nhân, đồng thời tiết kiệm chi phí điều trị nhất cho bạn.
Bác sĩ Cường sử dụng những phương pháp điều trị tiên tiến, đồng thời sử dụng các vật liệu và trang thiết bị y tế đạt chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
Ngoài ra, bác sĩ Cường lấy chữ “TÂM” làm gốc, đề cao y đức, thái độ tận tình và chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi giai đoạn của quá trình điều trị. Bệnh nhân có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ, đội ngũ y tế, và giá cả phải chăng.
Chat Facebook – Chat Zalo
Hoặc Liên hệ Bs Cường
Kết luận về sâu răng khôn hàm trên và hàm dưới
Do răng khôn mọc ở vị trí sâu trong cung hàm và liên quan đến nhiều cấu trúc quan trọng, nên việc nhổ răng khôn có thể khá phức tạp và đòi hỏi một số kinh nghiệm nhất định. Do đó, nhằm đảm bảo an toàn bạn nên đi khám và kiểm tra, nhằm phát hiện và điều trị răng khôn bị sâu ở những giai đoạn sớm.
Trên đây là những thông tin cơ bản về răng khôn bị sâu, các triệu chứng, ảnh hưởng, phương pháp điều trị và chăm sóc sau khi điều trị. Nếu bạn gặp những dấu hiệu của sâu răng khôn, hãy nhanh chóng đến khám và điều trị với các chuyên gia nha khoa để tránh tình trạng nặng hơn và tối ưu hóa kết quả điều trị.
Trong số các cơ sở nha khoa uy tín tại TPHCM, Bác sĩ Cường là một trong những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong điều trị sâu răng khôn. Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y tế chuyên nghiệp và tận tình, Bác sĩ Cường sẽ giúp bạn xử lý tình trạng sâu răng khôn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nhớ rằng, việc chăm sóc răng miệng đều đặn là cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng khôn và các vấn đề về răng miệng khác. Hãy luôn giữ vệ sinh răng miệng, ăn uống khoa học và đến khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.