Lấy tủy răng khôn có nguy hiểm không? Và răng số 8 có cần thiết bắt buộc phải diệt tủy hay không? Giá tiền lấy tủy răng khôn bao nhiêu… Với mong muốn giúp đỡ và tư vấn cho mọi người, chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp đầy đủ thông tin.
Qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình và các phương pháp lấy tủy răng khôn, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn và tin tưởng hơn khi tiến hành điều trị.
Tóm Tắt Nội Dung
- 1 Giới thiệu về tủy răng và răng khôn số 8
- 2 Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tủy răng khôn
- 3 Giai đoạn của viêm tủy răng khôn (răng số 8)
- 4 Các phương pháp điều trị viêm tủy răng khôn hiệu quả
- 5 Lưu ý sau khi diệt tủy răng khôn số 8
- 6 Các biện pháp phòng ngừa viêm tủy răng khôn
- 7 Một số câu hỏi thường gặp về lấy tủy răng khôn
- 8 Kết luận và lời khuyên của bác sĩ nha khoa
Giới thiệu về tủy răng và răng khôn số 8
Tủy răng khôn và vai trò của nó là gì?
Tủy răng khôn cũng tương tự như mô tủy của những răng khác, là thành phần bên trong của răng khôn (hay còn gọi là răng số 8), chứa chủ yếu gồm thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng cho răng khôn.
Răng khôn còn tủy khỏe mạnh không hề có bất kỳ triệu chứng nào, khi bị sâu tủy răng có thể bị viêm gây đau nhức, khó chịu ở những mức độ khác nhau từ đau âm ỉ cho đến nhức dữ dội không ngủ được.
Xem thêm chi tiết hơn về: Tủy răng là gì?
Răng khôn số 8: vị trí, cấu tạo và quá trình mọc răng khôn
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng mọc ở vị trí trong cùng của hàm răng, thông thường một người trưởng thành có 4 cái (2 cái hàm trên và 2 cái hàm dưới). Tuổi mọc trung bình từ 18 đến 25 tuổi.
Những người nhỏ tuổi hơn thường không nhìn thấy răng khôn trên miệng, rất nhiều người nhầm lẫn và xác định sai răng khôn với răng số 7. Để tìm hiểu kỹ hơn bạn đọc xem qua bài viết: Tìm hiểu về răng khôn là gì?
Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tủy răng khôn
Nguyên nhân khiến răng khôn bị viêm tủy:
Nguyên nhân gây viêm tủy răng khôn thường do các vấn đề liên quan đến các yếu tố làm vi khuẩn xâm nhập vào mô tủy gây viêm như sâu răng, gãy vỡ răng hoặc chấn thương răng do cản trở khớp cắn khi răng khôn mọc nghiêng, lệch, trồi…
Các chuyên gia nha khoa cho rằng sự phát triển của sâu răng khôn do vi khuẩn tại vị trí răng khôn tiến triển phá hủy mô răng nhiều dẫn đến tủy răng bị viêm. Nặng hơn là hoại tử tủy (tủy răng bị chết) và tiến triển nhiều biến chứng sau đó như sưng mặt, áp xe răng khôn, khít hàm (khó há lớn hàm được)… nếu không điều trị kịp thời.
1. Vấn đề vệ sinh
Răng số 8, nằm tại vị trí sâu nhất trong hàm răng, thường dễ bị sâu răng và hư hại. Thức ăn rất dễ đọng lại nếu không làm sạch thường xuyên, sự tích tụ này sẽ làm cho vi khuẩn tấn công và gây tổn thương lên men răng và ngà răng.
Dẫn đến sâu răng, khi răng khôn bị sâu, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời nó sẽ tiến triển và gây ra viêm tủy răng khôn.
Thông thường răng khôn rất hay mọc nghiêng lệch nên rất khó khăn khi làm sạch. Thói quen sử dụng đầu bàn chải răng không phù hợp (quá to hay quá bé) có thể không làm sạch hiệu quả hoàn toàn chiếc răng khôn phía trong cùng.
2. Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng không những có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của cơ thể, mà còn ảnh hưởng lên chất lượng của mô răng nói chung, men và ngà răng khôn nói riêng.
Đặc biệt là canxi và khoáng chất giúp răng chắc khỏe khi răng bắt đầu hình thành. Khi thiếu dinh dưỡng sẽ khiến răng dễ sâu hơn, men răng và ngà răng yếu và dễ nhạy cảm hơn.
3. Chấn thương răng khôn
Chấn thương va đập từ bên ngoài cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng lên tủy răng khôn. Khi mô răng bị nứt hay vỡ, vi khuẩn có xu hướng xâm nhập vào tủy, gây viêm tủy răng số 8.
Nhai đồ quá cứng, hoặc vô tình cắn phải hạt cứng, sỏi, mảnh kim loại… va đập, té ngã, thậm chí chấn thương từ lực cắn với răng đối diện mạnh cũng có thể làm mô răng bị mẻ. Tủy răng có thể bị lộ ra ngoài môi trường miệng. Từ đó gây đau và viêm tủy răng khôn.
Khi bị mẻ răng khôn, dù có hay không có triệu chứng đau buốt cũng nên đi khám và điều trị kịp thời, tránh mảnh vỡ ở kẽ răng tạo điều kiện cho thức ăn dễ đọng lại. Nguy cơ sâu răng khôn và răng bên cạnh gây viêm tủy rất cao.
4. Răng khôn mọc nghiêng lệch sai vị trí
Răng khôn mọc lệch và nghiêng ngoài tạo khớp cắn không ổn định còn làm tăng nguy cơ nhồi nhét thức ăn, khó vệ sinh làm sạch, hôi miệng, viêm nướu… Tại vị trí đó, vi khuẩn phát triển gây sâu răng và nhiễm trùng tủy răng, đôi khi còn làm hư hại răng bên cạnh.
Xem thêm: Các trường hơp răng khôn mọc lệch
4. Bệnh lý viêm nha chu và sâu răng khôn
Bệnh lý nha chu răng số 8 (viêm quanh thân răng khôn) và sâu răng khôn là 2 bệnh lý dễ dẫn đến viêm tủy, chết tủy răng khôn nhiều nhất. Các nguyên nhân dẫn đến sâu răng và viêm quanh răng khôn nên được kiểm soát để phòng ngừa ảnh hưởng lên tủy răng số 8.
Xem thêm: Răng khôn bị sâu có nên nhổ không
Triệu chứng của viêm tủy răng khôn:
1. Đau răng khôn
Đau răng khôn là vấn đề hay gặp nhất khi tủy răng khôn bị viêm, triệu chứng đau có thể bắt đầu từ ê buốt, nhạy cảm răng với các thức ăn, đặc biệt là thức ăn lạnh hoặc nóng. Sau đó tiến triển sang đau nhức dữ dội, khó ngủ, kèm theo sưng nề.
Giai đoạn này tủy răng bị viêm cấp tính. Nếu không điều trị sẽ tiến triển thành mãn tính và hoại tử tủy (tủy răng số 8 bị đã bị chết), khi này răng sẽ giảm đau nhức nhưng tủy răng không được lấy sạch ra lại là nguyên nhân của viêm nhiễm trùng lan rộng vào trong xương hàm.
Biến chứng này có thể rất nguy hiểm, vì nhiễm trùng khi này đã lan rộng ra ngoài phạm vi của răng. Vì vậy nên có kế hoạch điều trị sớm, lấy tủy răng khôn khi có biểu hiện của viêm tủy răng số 8 rõ ràng.
Xem thêm: Cách giảm đau răng khôn
2. Sưng
Sưng có thể từ nhẹ đến sưng biến dạng mặt. Ban đầu bệnh nhân có thể tự cảm nhận được vùng nướu hoặc xung quanh răng có cảm giác cứng, sưng nề nhẹ ở nướu. Khi không xử trí dễ dẫn đến sưng nề nặng thậm chí sưng gây méo lệch cả mặt.
Đọc thêm về: Sưng răng khôn
3. Viêm vùng răng khôn ăn nhai khó khăn
Viêm nhiễm có thể khu trú ở xung quanh nướu răng khôn, hoặc lan rộng ra xương hàm. Bệnh nhân ăn uống rất khó khăn, nặng hơn là hạn chế há miệng (khít hàm).
Giai đoạn của viêm tủy răng khôn (răng số 8)
Giai đoạn nhạy cảm
Ở giai đoạn này bệnh nhân thường có biểu hiện đau, buốt khi ăn uống thực phẩm đặc biệt là đồ lạnh. Cơn đau bắt đầu khi có tác nhân khởi phát cơn đau như: ăn nhai, nhét thức ăn, súc miệng, uống đồ lạnh…
Do chưa biểu hiện nặng nề và thường triệu chứng tự khỏi nên nhiều người dễ dàng bỏ qua.
Giai đoạn viêm nhiễm cấp tính: đau răng tăng lên
Tiến triển nặng là giai đoạn viêm tủy răng khôn cấp tính, bệnh nhân đau nhức nhiều hơn. Có thể không tự hết, đau tự phát (không cần có tác nhân kích thích), và thường hay đau nhiều nhất vào ban đêm.
Cơn đau thường kéo dài, có thể tùy tình trạng có người đau nhẹ có người đau dữ dội, thậm chí đau lan rộng cả hàm, đau có thể lan lên nửa đầu đối với viêm tủy răng khôn hàm trên. Và thường đáp ứng kém với thuốc giảm đau.
Ảnh hưởng của giai đoạn viêm cấp này khiến bệnh nhân khó ăn nhai và ngủ nghỉ dẫn đến nhiều người muốn đi khám để bác sĩ kiểm tra và thường sẽ cân nhắc phương án lấy tủy răng khôn hoặc nhổ bỏ nó.
Giai đoạn viêm mạn tính lan rộng và tái phát
Nếu viêm tủy răng khôn cấp tính không được điều trị đúng cách dẫn đến chuyển sang giai đoạn mạn tính. Bệnh nhân có những giai đoạn không còn cảm thấy đau, bởi tủy răng khôn đã chết (hoại tử tủy răng số 8).
Vì mô tủy đã hoại tử nằm bên trong răng không không được lấy ra dẫn đến nhiễm trùng lan rộng vào trong xương hàm, dẫn đến tiêu xương vùng chóp răng, ảnh hưởng đến các cấu trúc lân cận vùng răng khôn, đặc biệt nhất là:
- Xoang hàm: đối với răng khôn hàm trên, nhiễm trùng có thể lan lên mắt và vùng thái dương
- Dây thần kinh: đối với hàm dưới, và có thể gây nhiễm trùng lan rộng xuống cổ
Ngoài ra bệnh nhân thường xuyên bị tái phát những đợt viêm cấp, có thể hình thành mủ, áp xe. Chất lượng cuộc sống giảm do vướng thức ăn, mô tủy chết gây hôi miệng, ăn uống và há ngậm khó khăn trong những đợt viêm cấp tính tái phát.
Các phương pháp điều trị viêm tủy răng khôn hiệu quả
Có 2 biện pháp chính để xử trí tình trạng viêm tủy răng khôn đó là: lấy tủy răng khôn hoặc nhổ bỏ răng khôn.
Lấy tủy răng khôn
Lấy tủy răng khôn là quá trình loại bỏ tủy răng khôn ra khỏi hệ thống ống tủy, đồng thời bít kín lại bằng một loại vật liệu phù hợp khác. Nhằm loại bỏ tủy răng viêm, tủy răng bị chết của răng khôn nên bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn.
Tuy nhiên, do đặc điểm hệ thống ống tủy của răng khôn rất phực tạp nên việc điều trị tủy răng số 8 có tỉ lệ thất bại khá cao, do vậy nên được cân nhắc cho tùy trường hợp. Chỉ định khi nào lấy tủy răng khôn cụ thể hơn sẽ nói ở phần bên dưới.
Xem thêm: Lấy tủy răng có đau không? (root canal treatment), quy trình lấy tủy răng
Nhổ răng
Nhổ răng khôn là phương pháp có lẽ được nhiều bác sĩ áp dụng để giải quyết tình trạng viêm tủy răng khôn, tuy nhiên cũng có những chỉ định của nó.
Xem thêm: nhổ răng khôn như thế nào?
Thông thường chỉ định nhổ răng khôn bị viêm tủy khi:
- Chữa tủy răng số 8 không thành công, bệnh nhân vẫn còn bị đau nhức, khó chịu.
- Răng khôn sâu lớn không thể phục hồi.
- Hệ thống ống tủy quá phức tạp, tiên lượng điều trị tủy khó thành công.
- Chức năng và thẩm mỹ răng khôn không quan trọng.
- Không có răng khôn đối diện ăn khớp, nên răng khôn đang bị viêm tủy không có tham gia vào chức năng nhai, nên có chỉ định nhổ.
Tuy nhiên thời điểm nhổ răng khôn khi đang bị viêm tủy sẽ được chỉ định tủy trường hợp, có thể bệnh nhân được uống thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc kháng sinh trước một vài hôm để quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi hơn.
Nên nhổ răng khôn khi tình trạng viêm cấp đã phần nào được kiểm soát, hạn chế sưng, đau, nhiễm trùng lan rộng cho bệnh nhân.
Xem thêm: nhổ răng khôn không đau
Lưu ý sau khi diệt tủy răng khôn số 8
Sau khi diệt tủy răng khôn số 8, bạn nên tuân thủ các lời khuyên sau đây để giảm đau và phục hồi nhanh chóng:
- Hạn chế nhai mạnh, đồ ăn cứng vào răng khôn
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết
- Nên ăn những thức ăn mềm một vài hôm.
- Tái khám đúng hẹn để có kế hoạch trám lại hoặc bọc răng sứ.
Các biện pháp phòng ngừa viêm tủy răng khôn
Để tránh viêm tủy răng khôn, cần tuân thủ vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh cắn hay nhai đồ ăn quá cứng và bảo vệ răng khỏi chấn thương từ bên ngoài:
- Do răng số 8 trong cùng nằm sâu bên trong, nên đòi hỏi bạn nên chải răng cẩn thận, sử dụng bàn chải phù hợp.
- Trường hợp răng khôn mọc nghiêng lệch rất dễ đọng thức ăn, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra và có kế hoạch phòng ngừa biến chứng sâu răng khôn, viêm tủy…
- Khám định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất mỗi 6 tháng.
Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào về răng miệng, hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Một số câu hỏi thường gặp về lấy tủy răng khôn
Răng khôn số 8 có cần phải chữa tủy không?
Câu trả lời là tùy theo từng trường hợp cụ thể, trong một số trường hợp, răng khôn số 8 có thể cần phải chữa tủy nếu nó bị sâu răng nặng tới tủy, bị viêm tủy răng, nhiễm trùng chóp răng…
Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp răng khôn nên được nhổ bỏ vì răng khôn số 8 thường mọc lệch và ít tham gia vào chức năng ăn nhai. Nên việc chữa răng khôn số 8 đôi khi không cần thiết.
Do vậy bạn nên thăm khám trực tiếp với Bác sĩ nha khoa để có quyêt định chính xác nhất đảm bảo răng khôn số 8 được lựa chọn phương án điều trị tốt nhất có thể.
Tại sao cần diệt tủy răng số 8?
Lý do phải diệt tủy răng số 8 có thể cần thiết trong các trường hợp sau:
- Sâu răng số 8 nặng: Nếu sâu răng phát triển quá lớn và không thể được chữa trị bằng phương pháp trám thông thường, thì việc diệt tủy răng số 8 nên được thực hiện trước khi phục hồi mô răng sâu.
- Viêm tủy răng số 8: Nếu răng số 8 bị đau nhức do tủy răng bị viêm, bị chết tủy thì việc lấy tủy răng khôn là điều cần thiết để giảm đau, giảm khó chịu và ngăn chặn sự lây lan của mô tủy nhiễm trùng.
Tuy nhiên, trước khi quyết định diệt tủy răng số 8, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để biết được cụ thể hơn răng số 8 của mình có cần thiết phải lấy tủy răng hay không.
Bác sĩ có thể nhổ bỏ răng số 8 khi nó không đóng góp nhiều vào chức năng ăn nhai thay vì phải lấy tủy và phục hồi lại chiếc răng khôn số 8 đó.
Nên nhổ hay lấy tủy răng khôn khi bị sâu?
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có chỉ định khác nhau. Theo nhiều Bác sĩ cho rằng nên lấy tủy răng khôn giữ lại răng trong các trường hợp dưới đây:
- Răng khôn mọc thẳng và mọc đúng vị trí.
- Bệnh nhân mất răng số 7 hoặc số 6 có nhu cầu niềng răng, thì nên xem xét bảo tồn răng số 8.
- Răng khôn đóng góp nhiều vào chức năng ăn nhai.
- Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân không cho phép nhổ răng.
Tuy vậy, chỉ định nhổ răng khôn thường được áp dụng nhiều hơn bởi:
- Vị trí răng số 8 thường nằm trong cùng, khó vệ sinh, sâu dễ tái phát
- Hệ thống ống tủy phức tạp, kết quả điều trị tủy có thể gặp thất bại.
- Chi phí điều trị tủy và phục hồi răng khôn sau đó khá tốn kém hơn nhổ bỏ.
- Lấy tủy răng khôn đòi hỏi tái khám và quy trình hẹn điều trị nhiều lần, điều này không phù hợp cho nhiều người bận rộn.
- Hướng mọc răng khôn thường bị lệch, sai vị trí nên ít góp phần vào chức năng ăn nhai…
Vì thế việc nhổ bỏ răng được nhiều Bác sĩ áp dụng hơn, nhằm tránh tình trạng gây khó chịu, đau nhức tái phát cho bệnh nhân.
Giá lấy tủy răng khôn bao nhiêu tiền?
Trung bình chi phí lấy tủy răng khôn trung bình khoảng 1,5 triệu đến 3 triệu cho một răng khôn hàm trên và 2 triệu đến 3 triệu cho răng khôn hàm dưới. Giá lấy tủy răng khôn còn phụ thuộc vào tùy cấu trúc và hình dạng phức tạp của ống tủy.
Chi phí trên được tổng hợp tại các bệnh viện và phòng khám nha khoa tại TP HCM. Chi phí lấy tủy chưa bao gồm tiền trám tái tạo và phục hồi lại mô răng sau đó.
Lấy tủy răng khôn có nguy hiểm không?
Lấy tủy răng khôn không giống như lấy tủy các răng khác. Do vị trí nằm sâu bên trong và cấu tạo phức tạp, vị trí nằm gần xoang hàm đối với hàm trên và thần kinh đối với hàm dưới, nên có rủi ro cao hơn.
Biến chứng nguy hiểm nhìn chung cũng hiếm gặp, chủ yếu là tình trạng sưng mặt và đau nhức kéo dài trong và sau khi lấy tủy. Cũng có một số ca ghi nhận là viêm xoang hàm, thuốc trám bít ống tủy lan vào các cấu trúc xung quanh…
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng nếu quá trình lấy tủy được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp, đúng phương pháp và với đầy đủ các dụng cụ, thiết bị tốt thì nguy cơ sẽ được giảm thiểu.
Nha khoa chữa tủy răng khôn (diệt tủy răng số 8) uy tín TP HCM
Trong quá trình điều trị viêm tủy răng khôn, việc đặt niềm tin vào bác sĩ nha khoa và tuân thủ đúng hướng dẫn của họ cũng rất quan trọng. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, viêm tủy răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tại TP HCM bạn có thể liên hệ ngay Bác sĩ Cường để đặt lịch khám và tư vấn điều trị bởi chuyên môn và kinh nghiệm điều trị rất nhiều ca răng khôn viêm tủy, sâu răng khôn vỡ lớn, mẻ răng số 8, đau nhức…. được chữa trị thành công.
Bác sĩ Cường được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và điều trị, với quan niệm đặt chữ “Tâm” làm gốc, rất tận tình, áp dụng những kỹ thuật mới vào điều trị giúp bệnh nhân không đau hay khó chịu trong và sau khi lấy tủy răng khôn.
Để biết rõ được răng khôn (răng số 8) của mình có cần phải lấy tủy không? Hay phải nhổ thì hãy liên hệ ngay với thông tin bên dưới nhé.
Kết luận và lời khuyên của bác sĩ nha khoa
Tổng kết những gì đã được trình bày, việc lấy tủy răng khôn (diệt tủy răng số 8) và nhổ răng là hai phương pháp điều trị phổ biến cho những trường hợp răng khôn bị viêm tủy. Tuy nhiên, việc quyết định chữa tủy hay nhổ răng khôn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh…
Để phòng ngừa viêm tủy răng khôn, việc duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày là rất quan trọng. Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng khôn, hãy đến ngay nha khoa để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cường chuyên khoa Răng Hàm Mặt