Nhổ răng khôn không đau có lẽ được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, Bác sĩ Cường – với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiểu phẫu răng khôn cùng chia sẻ với bạn tất cả những gì cần biết về vấn đề này.
Từ việc lựa chọn ra phương pháp nào nhổ răng khôn không đau thường được sử dụng, công nghệ nhổ răng Piezotome với những lợi ích của nó, chi phí giá tiền và hướng dẫn một số lưu ý khi chọn lựa nha khoa nhổ răng khôn uy tín.
Đừng quên nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn tư vấn thêm về các câu hỏi liên quan về nhổ răng khôn hãy để lại ở phần bình luận phía dưới bài viết. Bác sĩ sẽ trực tiếp giải đáp và hỗ trợ cho bạn tìm ra câu trả lời cho riêng mình.
Nhổ răng khôn không đau là có thật sự đúng?
Răng khôn phải nhổ khiến nhiều người e ngại, và phân vân không dám đi nhổ vì sợ đau. Người ta thường nghe rằng nhổ răng khôn về đau lắm, nhổ song sưng hết cả mặt và không ăn uống được gì… Nhưng sự thật có đúng là như vậy? Thực tế nhổ răng khôn không đau đớn như nhiều tin đồn, nếu được thực hiện đúng chỉ định, đúng kỹ thuật và tuân thủ đúng các hướng dẫn trước và sau khi nhổ của bác sĩ.
Trước khi tiến hành nhổ răng khôn bác sĩ luôn gây tê cho bệnh nhân (hoặc tiền mê, thậm chí gây mê toàn thân nếu bệnh nhân quá sợ hãi) nên trong quá trình nhổ bạn không hề cảm thấy đau đớn. Sau khi nhổ răng khôn bác sĩ cũng thường kê toa thuốc, trong đó có thuốc giảm đau.
Khi thực hiện đúng kỹ thuật và uống thuốc sau nhổ đủ liều, đúng thời gian thì hầu như bệnh nhân không hề trải qua cơn đau nhức nào như nhiều người tưởng tượng.
Trường hợp nhổ răng khôn bị đau tại sao?
Một số bệnh nhân có trải nghiệm nhổ răng khôn bị đau trong lúc nhổ, đau sau nhổ răng khôn hoặc cả hai. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp giải thích cho hiện tượng này:
- Tiêm tê không sử dụng thuốc tê bôi
- Thời điểm nhổ răng khôn chưa hợp lý: nếu răng khôn đang viêm nhiễm nặng có kèm theo sưng nề thường nên được uống thuốc vài ngày để kiểm soát tình trạng viêm, giúp gây tê hiệu quả hơn, bớt đau nhức hơn khi nhổ. Xem chi tiết: Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau [5 QUY TẮC VÀNG].
- Thời gian nhổ quá lâu: răng khôn mọc ngầm, răng khôn mọc ngang hoặc chân răng cong khó nhổ khiến thời gian nhổ kéo dài, lượng thuốc tê giảm dần tác dụng khiến bệnh nhân bị đau.
- Tiêm tê chưa đủ liều: một số người chuyển hóa thuốc tê nhanh hoặc phải cần một lượng thuốc tê đủ liều để hoàn gây tê được răng khôn trước khi nhổ.
- Xương quá đặc: xương hàm dưới thường cứng và đặc chắc hơn xương hàm trên, do đó một số ca nhổ răng khôn hàm dưới thuốc tê phải đợi một lúc mới có tác dụng. Nếu nhổ sớm khi vừa tiêm tê có thể khiến bệnh nhân bị đau.
- Không uống thuốc sau nhổ hoặc uống không đủ liều: đây là tình trạng hay gặp nhất khiến bệnh nhân bị đau sau nhổ răng khôn. Có thể bác sĩ chưa dặn dò kỹ lưỡng hoặc do tâm lý bệnh nhân quên uống thuốc đúng giờ, đúng liều nên cơn đau có thể có sau khi thuốc tê tan hết.
- Viêm và nhiễm trùng sau nhổ: đây có thể là biến chứng sau nhổ răng khôn khiến bệnh nhân đau nhức dù đã uống đủ thuốc, vấn đề này nên được thăm khám, tìm nguyên nhân và xử trí sớm tránh nhiễm trùng lan rộng khá nguy hiểm.
- Hiếm gặp hơn là đau sau nhổ răng khôn do nhiễm trùng chưa được lấy sạch hoàn toàn, còn sót lại trong ổ răng không.
Việc tìm ra nguyên nhân gây đau và xử trí dứt điểm cơn đau là rất cần thiết. Tránh tâm lý lo lắng cho bệnh nhân trong và sau quá trình điều trị nhổ răng khôn. Do vậy, răng khôn nên được thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán, lựa chọn phương pháp, kỹ thuật nhổ răng hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ bị đau khi nhổ răng khôn cho bệnh nhân.
Xem thêm: Nhổ răng khôn có đau không?, Khi nào nên nhổ răng khôn?
Kỹ thuật nào nhổ răng khôn an toàn nhất?
Nhổ răng khôn an toàn nhất là kỹ thuật chia tách răng khôn ra sau đó gắp từng phần răng khôn ra ngoài trong những trường hợp răng khôn mọc nghiêng, lệch hay mọc ngầm.
Để đảm bảo an toàn khi nhổ răng khôn, cần chú ý một số kỹ thuật:
- Chuẩn đoán và phân tích vị trí, hướng mọc và hình dạng của chân răng khôn trên phim x quang hoặc phim CT Scan 3D.
- Bộc lộ răng khôn và nhẹ nhàng lấy răng khôn ra ngoài không sử dụng lực bẩy quá mạnh có thể làm gãy, vỡ, chấn thương các mô lân cận, xương hàm…
- Bơm rửa và nạo bỏ sạch nhiễm trùng, nang răng khôn… để giảm nguy cơ viêm nhiễm gây đau nhức kéo dài sau nhổ.
- Khâu đóng vết thương giúp tránh thức ăn nhồi nhét vào lỗ hổng sau khi nhổ răng.
Xem thêm: Mọc răng khôn 5 Dấu hiệu, LƯU Ý triệu chứng bị đau, sưng, sốt đi khám (bscuong.com)
Công nghệ nhổ răng không đau – Sử dụng máy Piezotome
Máy Piezotome được sử dụng nhổ răng khôn hiện nay khá phổ biến giúp lấy răng khôn ra ngoài một cách an toàn, giảm đau, ít biến chứng hơn phương pháp nhổ răng khôn truyền thống, quy trình nhổ nhanh chóng và rút ngắn thời gian phục hồi sau nhổ.
Một số ưu điểm của phương pháp nhổ răng khôn không đau bằng máy siêu âm Piezotome có thể kể đến như:
- Không gây ra nhiều đau đớn
- Tạo cảm giác thoái mái cho bệnh nhân
- Nhẹ nhàng, nhanh chóng
- Không biến chứng
- Giảm sưng sau nhổ
- Phục hồi nhanh chóng
Tuy nhiên công nghệ này có một số khuyết điểm là: chi phí thực hiện đắt tiền hơn so với nhổ răng bằng hệ thống tay khoan truyền thống, thời gian cắt răng và mở xương bộc lộ răng khôn mọc ngầm bằng máy Piezotome có thể kéo dài hơn do tốc độ cắt chậm.
Chia sẻ kinh nghiệm đi nhổ răng khôn không bị đau
Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm nhổ răng không đau, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng khi đi nhổ răng để đảm bảo an toàn, thoải mái và tránh được những biến chứng cho bản thân:
Trước khi nhổ
Nên ăn trước khi nhổ, tránh để bụng đói, tụt đường huyết. Nên thông báo cho bác sĩ về các loại bệnh lý mình đang mắc phải và các loại thuốc mình đang sử dụng (nếu có).
Một số bệnh lý cần lưu ý trước khi nhổ răng là: cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý tim mạch, bệnh lý rối loạn đông cầm máu, bệnh nhân suy gan hay suy thận… nên báo trước cho bác sĩ.
Không hay hạn chế nhổ răng khi cơ thể không khỏe, mệt mỏi, bị ốm, có kinh nguyệt…
Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi nhổ nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng, chậm lành thương sau nhổ răng. Thông thường bác sĩ sẽ tư vấn lấy vôi răng làm sạch bề mặt răng trước khi tiến hành nhổ.
Xem thêm: Những ngày không nên nhổ răng ✅ Chắc Chắn Bạn Phải Biết (bscuong.com)
Trong lúc nhổ
Để tránh bị đau trong khi nhổ răng khôn, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những cảm giác mình đang gặp phải, hãy tương tác và thông báo ngay cho bác sĩ khi tình trạng đau bắt đầu xảy ra.
Yêu cầu bôi hay xịt thuốc tê trước khi tiêm thuốc tê khi bác sĩ quên hay bỏ qua bước này.
Sau khi nhổ răng khôn
Sưng và đau sau khi nhổ răng khôn cũng thường hay gặp. Bạn nên uống thuốc giảm đau trước khi lượng thuốc tê hết tác dụng. Thông thường là uống thuốc ngay khi nhổ răng khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Khi đau và sưng kèm chảy máu kéo dài bạn nên nhanh chóng liên hệ ngay cho bác sĩ hay đội ngũ chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ, xử trí nhanh nhất.
Khi thuốc tê giảm dần tác dụng, có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy bắt đầu đau sau nhổ răng khôn. Do vậy việc uống thuốc giảm đau sớm sau nhổ răng nên được thực hiện. Thậm chí một số bác sĩ vẫn thường cho bệnh nhân uống giảm đau và kháng sinh trước khi tiến hành nhổ tiểu phẫu răng khôn, để giảm đau tối đa cho bệnh nhân.
Chăm sóc vết thương tại nhà: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh đọng hay kẹt thức ăn vào vùng răng khôn mới vừa nhổ. Không tự ý sử dụng các dụng cụ sắc hay nhọn để moi thức ăn kẹt vào lỗ hổng sau khi nhổ.
Tái khám và cắt chỉ khâu vết thươn (nếu có) sau nhổ đúng hẹn để kiểm tra tình trạng lành thương, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Quy trình nhổ răng khôn không đau
Dưới đây là các bước thực hiện nhổ răng khôn không đau thường được sử dụng tại các bệnh viện và nha khoa uy tín:
- Thăm khám, chuẩn đoán, chụp x quang và xét nghiệm máu khi cần.
- Sát khuẩn vùng răng khôn và xung quanh miệng
- Gây tê hoặc tiền mê thậm chí có thể gây mê toàn thân – chỉ thực hiện trong bệnh viện
- Bộc lộ và chia cắt răng khôn ra nhiều phần khi cần thiết
- Gắp răng khôn ra ngoài
- Bơm rửa và lấy sạch mô viêm, nang nhiễm trùng…
- Khâu đóng lại vết thương khi cần thiết
- Theo dõi sau nhổ ít nhất 24h, tái khám và cắt chỉ sau nhổ răng khôn từ 7 đến 10 ngày.
Quy trình nhổ răng khôn có thể khác nhau đối với từng ca lâm sàng cụ thể. Nếu răng khôn đã mọc hoàn toàn trên miệng việc nhổ răng khôn sẽ nhanh chóng hơn, không cần rạch nướu hay khoan cắt xương để bộc lộ răng khôn.
Nhưng ngược lại, những răng khôn mọc lệch bị kẹt lại hay mọc ngầm đặt biệt là răng khôn hàm dưới thì thường phải tách nướu ra trước khi nhổ lấy răng khôn ra ngoài.
Chi phí nhổ răng khôn không đau bao nhiêu?
Giá nhổ răng khôn (răng số 8) tùy thuộc vào mức độ khó hay dễ và nơi nhổ khác nhau. Trung bình chi phí nhổ răng khôn không đau hàm trên từ 800.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ một răng. Hàm dưới giá từ 1.500.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ.
Chi phí trên chưa bao gồm các chi phí khác như chụp X quang, xét nghiệm máu, gây mê hay tiền mê nếu có. Giá nhổ răng khôn ở các phòng khám tư nhân thông thường sẽ không tính chi phí chụp x quang, nhương khi nhổ tại các bệnh viện răng hàm mặt thì thường chụp phim sẽ tính tiền thêm.
Xem thêm: Chi phí nhổ răng khôn ở bệnh viện hết bao nhiêu tiền?
Lựa chọn địa chỉ nha khoa nhổ răng khôn không đau ở TP HCM
Một số kinh nghiệm khi lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để nhổ răng khôn không đau là:
- Bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng, có thể xử trí được các tình huống khiến như gây tê rồi mà bệnh nhân vẫn còn đau…
- Sau nhổ răng nên được theo dõi và đánh giá, khi có bất kỳ triệu chứng gây đau nhức hay khó chịu, chảy máu hay sưng nề sau nhổ nên được ghi nhận và xử trí nhanh chóng.
- Trang thiết bị và dụng cụ nhổ răng khôn đầy đủ: máy Piezotome, các loại thuốc tê, kìm nhổ răng khôn chuyên dụng…
- Phòng khám và phòng tiểu phẫu răng khôn phải vô trùng, tránh lây nhiễm dẫn đến viêm hay nhiễm trùng sau nhổ.
- Quy trình nhổ răng khôn không đau nên đạt chuẩn: Sát khuẩn miệng và ngoài mặt, bôi thuốc tê, tiêm tê hiệu quả, tách nướu và bộc lộ răng, sau lấy răng ra ngoài có thể khâu đóng lại vết thương…
- Chi phí nhổ răng khôn hợp lý: không quá đắt và không quá rẻ tiền.
Bác sĩ Cường – chuyên gia trong lĩnh vực nhổ răng khôn từ dễ đến những ca răng khôn phức tạp. Bác được đào tạo bài bản tại các trường Đại Học Y Dược và Bệnh Viện uy tín trong và ngoài nước, sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ các vấn đề gặp phải của bệnh nhân khi có nhu cầu.
Với quan niệm điều trị “lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho từng ca để giải quyết vấn đề nhanh nhất cho bệnh nhân với chi phí tiết kiệm nhất“. Vì khi mắc bệnh chẳng ai muốn điều đó xảy ra, việc khám và điều trị y khoa nhìn chung chi phí còn khá đắt. Bác sĩ Cường luôn thấu hiểu điều đó, nên Bác nhận được sự tin tưởng lựa chọn điều trị của rất nhiều bệnh nhân.
Nếu bạn đang có nhu cầu cần khám và tư vấn nhổ răng khôn hãy liên hệ ngay Bác sĩ Cường:
Bạn yên tâm vì trước khi tiến hành nhổ, Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra vị trí răng khôn trên phim x quang. Đưa ra chỉ định nên nhổ hay giữ lại và giải thích chi tiết cho từng bệnh nhân trước. Sau khi đồng ý với kế hoạch và phương pháp nhổ cũng như chi phí hợp lý thì mới tiến hành nhổ.
Mọi vấn đề về tâm lý lo lắng bạn cũng sẽ được trấn an, thao tác nhẹ nhàng không đau giúp Bác được nhiều bệnh nhân an tâm hơn thì thực hiện nhổ răng khôn.
Xem thêm: Nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám nha khoa tư nhân nào (bscuong.com)
Cách nhổ răng khôn không đau cho Bác Sĩ
Dưới đây là một số cách giúp bệnh nhân cảm thấy không đau khi đi nhổ răng khôn:
- Tạo tâm lý thoải mái, sẵn sàng nhổ.
- Kiểm soát viêm nhiễm cấp tính bằng thuốc kháng sinh, giảm viêm trước khi nhổ một vài ngày.
- Thoa hay xịt thuốc tê bôi trước khi tiêm thuốc tê.
- Đợi thuốc tê ngấm rồi mới tiến hành nhổ răng. Một số trường hợp làm gấp có thể thuốc tê chưa ngấm vào mô và gây đau cho bệnh nhân.
- Thao tác nhẹ nhàng, sử dụng công nghệ nhổ răng khôn Piezotome ngay khi có thể.
- Khâu đóng vết thương và cho thuốc giảm đau ngay sau khi nhổ.
Câu hỏi liên quan:
Thời gian nhổ răng khôn bao lâu?
Tùy mức độ khó nhổ hay dễ nhổ của răng khôn. Thông thường răng khôn hàm trên nhổ sẽ nhanh hơn hàm dưới, những răng khôn mọc thẳng và trồi lên miệng rồi nhổ sẽ dễ và nhanh hơn những răng khôn chưa mọc, mọc nghiêng, mọc lệch hay thậm chí mọc ngầm.
Trung bình thời gian nhổ răng khôn hàm trên từ 10-20 phút. Nhổ răng khôn hàm dưới khoảng 15-30 phút. Tuy nhiên, nhiều ca răng khôn có chân răng cong và gần cấu trúc thần kinh, mạch máu lơn, xoang hàm… thì đòi hỏi thao tác nhổ cẩn thận hơn, khi đó thời gian nhổ có thể kéo dài hơn 30 phút hay thậm chí 40 phút là bình thường.
Những lưu ý để giảm đau sau khi nhổ răng khôn?
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá về các lưu ý sau nhổ răng khôn như: chườm lạnh, uống thuốc giảm đau sớm sau nhổ và duy trì liều thuốc theo chỉ định, vệ sinh miệng sạch sẽ tránh đọng thức ăn, gây viêm và nhiễm trùng sau nhổ.
Nhổ răng khôn không đau ở đâu?
Nhổ răng khôn không đau hiện nay có thể thực hiện ở các phòng khám nha khoa uy tín, hoặc các bệnh viện lớn. Việc lựa chọn địa chỉ nhổ răng khá được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên vấn đề về lựa chọn Bác sĩ trực tiếp thăm khám và thực hiện nhổ răng khôn cho mình mới thực sự là yếu tố quan trọng nhất.
Kỹ thuật gây tê khéo léo có thể giúp bạn yên tâm hơn để nhổ răng khôn hoàn toàn không đau đớn, thao tác nhẹ nhàng giúp giảm thiểu tổn thương lan rộng giúp cho bệnh nhân thoải mái sau nhổ hơn.
Liên hệ ngay Bác Sĩ Cường để được tư vấn thêm:
Chat Facebook – Chat Zalo
Hoặc Liên hệ Bs Cường
Xem thêm: Nên nhổ răng khôn ở đâu tốt nhất, chi phí giá rẻ nào hợp lý uy tín
Bí quyết giúp không đau trước và sau nhổ răng khôn
Ăn trước khi nhổ, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng là điều khá quan trọng giúp cho cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn. Kiểm soát tình trạng viêm nhiễm cấp tính và đau nhức trước nhổ bằng cách uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước khi nhổ một vài ngày.
Sau nhổ răng khôn: nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Báo ngay cho nhân viên hỗ trợ hoặc liên hệ trực tiếp với Bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, gây khó chịu đau nhức, sưng nề nghiêm trọng hay chảu máu kéo dài sau nhổ.
Xem thêm: Đánh giá, cảm nhân, Review nhổ răng khôn tại nha khoa và bệnh viện
Hình ảnh nhổ răng khôn không đau từ bệnh nhân
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cường chuyên khoa Răng Hàm Mặt
Nguồn tham khảo:
- Is Wisdom Tooth Removal Painful? (medicinenet.com)
- Wisdom Teeth Removal: Procedure & Recovery (clevelandclinic.org)
- 16 soft foods to eat after wisdom teeth removal (medicalnewstoday.com)
- Wisdom Teeth Removal (Extraction): What to Expect, Recovery & Pain (webmd.com)