Nếu bạn phát hiện mình có răng khôn, nhưng nó chưa mọc và bạn đang thắc mắc rằng nhổ răng khôn chưa mọc có được không? Phương pháp nhổ an toàn nào được áp dụng và có cần thiết bắt buộc phải nhổ bỏ hay không? Đọc ngay bài viết này để trả lời được câu hỏi răng khôn chưa mọc có nhổ được không nhé.
Nhổ răng khôn chưa mọc có thể rất khó khăn và đây là thủ thuật có thể gây ra nhiều rắc rối nếu kỹ thuật nhổ chưa tốt, nhưng bạn có biết rằng có những trường hợp rất cần thiết nên nhổ bỏ chúng sớm ngay khi còn nằm ngầm trong xương hàm, chưa mọc lên miệng.
Vậy làm thế nào để biết rằng chiếc răng khôn chưa mọc của bạn có cần nhổ hay không? Và cách nhổ nào an toàn nhất, tránh được những biến chứng, đồng thời vừa giảm thiểu được đau đớn và lại nhanh lành thương. Hãy đọc ngay bài viết này để có được những những thông tin hữu ích.
Tóm Tắt Nội Dung
- 1 I. Giới thiệu về răng khôn
- 2 II. Nhổ răng khôn chưa mọc có được không?
- 3 III. Quy trình nhổ răng khôn ngầm chưa mọc
- 4 IV. Trường hợp nên nhổ răng khôn:
- 5 V. Trường hợp không nên nhổ răng khôn:
- 6 VI. Khi nào cần thiết bắt buộc phải nhổ răng khôn?
- 7 VII. Câu hỏi thường gặp về răng khôn
- 8 VIII. Kết luận và lời khuyên của Bác sĩ nha khoa
I. Giới thiệu về răng khôn
Răng khôn là răng nào? Vị trí của răng khôn ở đâu?
Răng số 8 là chiếc răng cối lớn thứ 3 mọc cuối cùng trên cung hàm và nó mọc lên lúc con người đã trưởng thành (biết khôn) nên người ta hay gọi nó với cái tên ngắn gọn hơn, đó là răng khôn.
Vị trí của răng khôn nằm ở cuối mỗi hàm. Thông thường ở người trưởng thành sẽ có đủ 4 chiếc răng khôn, với 2 cái ở hàm dưới và 2 cái ở hàm trên.
Độ tuổi mọc răng khôn khi nào?
Răng khôn mọc khá muộn, tuổi trung bình là khoảng từ 17-25 tuổi. Tuy nhiên vẫn có những người mọc muộn hơn, không ít trường hợp mọc răng khôn khi 30 tuổi. Hay thậm chí có người không mọc răng khôn.
Tại sao tới tuổi mà răng khôn chưa mọc?
Có nghiên cứu cho thấy khoảng 35% con người không mọc răng khôn có 2 lý do để giải thích vấn đề này vì:
- Do là răng mọc ở phía sau cùng góc hàm nên thường không đủ khoảng trống nên răng khôn thường hay bị mọc lệch, nghiêng hay mắc kẹt lại bên dưới không lên được, hoặc có thể nhú lên được một phần.
- Do không có mầm răng khôn, vấn đề này liên quan đến bộ gen di truyền. Có người hoàn toàn không có bất kỳ một cái răng khôn nào, cũng có người chỉ có 1 hay 2 cái răng khôn mà thôi.
Nguồn tham khảo: I Have No Wisdom Teeth, Does Everyone Have Wisdom Teeth? (drmichaels.com)
Để xác định xem bệnh nhân có răng khôn hay không thì bác sĩ thường chỉ định chụp X quang hoặc chụp CT Scan 3D vùng hàm mặt, nhằm kiểm tra xem bên trong xương hàm có tồn tại mầm răng khôn hay không.
Răng khôn không mọc hoặc ngầm có làm sao không?
Trên phim X quang toàn hàm hoặc CT Scan 3D (CT Cone Beam) bác sĩ có thể xác định được vị trí cũng như trục răng khôn, từ đó dự đoán được hướng mọc răng khôn có thuận lợi hay không:
- Nếu răng khôn mọc thẳng và đúng vị trí, có khả năng răng khôn sẽ mọc lên thuận lợi.
- Trường hợp răng khôn mọc nghiêng thì thông thường nó sẽ có thể mọc trồi lên một phần trong miệng.
- Cuối cùng là trường hợp răng khôn nằm ngang thì khả năng cao nó sẽ nằm ngầm bên trong xương hàm.
Răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm trong xương hay không mọc lên miệng xảy ra cực kỳ phổ biến ở hàm dưới. Đa số răng khôn chưa mọc lên thường không có biểu hiện gì bất thường hay không gây ra bất kỳ khó chịu nào cho bệnh nhân. Do đó răng khôn ngầm trong xương hàm thường được phát hiện tình cờ khi chụp x quang.
II. Nhổ răng khôn chưa mọc có được không?
Răng khôn chưa mọc có nhổ được không? Thực tế, răng khôn chưa mọc hoàn toàn có thể nhổ được. Tùy theo từng trường hợp mà các Bác sĩ có phương pháp nhổ khác nhau mà vẫn đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Thông thường là phải rạch nướu và bộc lộ răng, sau đó có thể cắt và chia nhỏ răng khôn ra nhiều phần rồi lấy ra ngoài.
Tuy nhiên, nhổ răng khôn chưa mọc cũng có nhiều rủi ro hơn so với nhổ những chiếc răng khôn đã mọc lên rồi. Vì khi đó những chiếc răng khôn còn ngầm và nằm sâu bên trong xương hàm, do vậy khi nhổ rất có khả năng ảnh hưởng đến những cấu trúc lân cận, mà đặc biệt là thần kinh, mạch máu và xoang hàm rất dễ tổn thương nếu kỹ thuật nhổ chưa thực sự chuyên nghiệp.
Nhổ răng khôn chưa mọc vẫn có thể thực hiện được, tuy nhiên có nhiều rủi ro hơn những răng khôn đã mọc rồi. Do vậy, việc chỉ định nhổ răng khôn chưa mọc hay mọc ngầm cần cân nhắc có bắt buộc phải nhổ bỏ hay không và phương pháp nào nhổ răng khôn chưa mọc an toàn nhất.
Để thực hiện tốt quá trình nhổ răng khôn chưa mọc lên các bác sĩ thường phải:
- Thăm khám kỹ lưỡng trên miệng.
- Chụp x quang, chụp CT Cone Beam để xác định chính xác vị trí của răng khôn ngầm trong xương hàm, các cấu trúc có liên quan như mạch máu, thần kinh, xoang hàm đối với răng khôn hàm trên.
- Tiên lượng khả năng lấy răng ra ngoài theo hướng nào an toàn và thuận tiện nhất.
- Có mài chỉnh xương hay không.
- Cân nhắc việc cắt và chia nhỏ răng khôn ra nhiều phần để thuận tiện lấy răng ra
- Sử dụng kỹ thuật nhổ răng sang chấn tối thiểu, nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome.
III. Quy trình nhổ răng khôn ngầm chưa mọc
Sau khi khám và thực hiện các xét nghiệm tổng quát có liên quan cần thiết nhằm đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi. Bác sĩ chỉ định đúng răng khôn cần thiết phải nhổ bỏ.
Có rất nhiều kỹ thuật cũng như phương pháp nhổ răng khôn mọc ngầm, tuy nhiên thông thường các phương pháp nhổ răng khôn chưa mọc phải trải qua các bước sau:
- Sát khuẩn trong miệng và ngoài mặt, đặc biệt là vị trí răng khôn cần nhổ
- Gây tê hoặc tiền mê giúp bệnh nhân an tâm và không cảm thấy đau đớn
- Rạch nướu, điều chỉnh xương nhằm bộc lộ răng khôn ngầm bên dưới
- Chia cắt răng khôn ra nhiều phần khi cần thiết
- Sử dụng dụng cụ chuyên biệt để làm răng lung lay và kéo răng ra ngoài
- Cắt lọc bỏ mô viêm nhiễm, nang thân răng…
- Nạo và rửa sạch, đảm bảo mảnh răng hay mảnh xương vụn được lấy ra hoàn toàn
- Khâu đóng vết thương khi cần thiết
- Cắn gòn cầm máu và dặn dò sau nhổ răng
- Tái khám và cắt chỉ nếu khâu bằng chỉ không tự tiêu.
IV. Trường hợp nên nhổ răng khôn:
Bởi vì nhổ răng khôn chưa mọc có nhiều khó khăn và đòi hỏi kỹ thuật nhổ của bác sĩ phải tốt để tránh nguy cơ tổn thương và rủi ro sau nhổ. Do vậy việc chỉ định khi nào nên nhổ răng, khi nào cần thiết phải nhổ và khi nào bắt buộc phải nhổ răng khôn là rất quan trọng.
Dưới đây là các trường hợp răng khôn nên nhổ:
- Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp
- Răng khôn mọc sai vị trí gây đau nhức
- Răng khôn mọc lệch, nghiêng
- Răng khôn nằm ngang
- Răng khôn gây biến chứng: nhiễm trùng, xô lệch răng khác…
- Răng khôn bị sâu, sâu răng khôn nặng có thể gây viêm tủy và đau nhức khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu
- Răng khôn gây viêm nướu
- Hôi miệng do răng khôn
- Nhổ răng khôn theo yêu cầu của bác sĩ niềng răng
Xem thêm tại bài viết: Khi nào nên nhổ răng khôn? Top 5 lý do CẢNH BÁO bạn cần biết (bscuong.com)
V. Trường hợp không nên nhổ răng khôn:
Ngoài các trường hợp nên nhổ bên trên, các trường hợp còn lại có thể không cần nhổ, cụ thể hơn là:
Răng mọc thẳng, hoàn toàn không gây sưng đau hay biến chứng
Răng khôn mọc thẳng và không gây khó chịu gì cho bệnh nhân có thể giữ lại, không cần nhổ. Lưu ý cho trường hợp này là bệnh nhân nên vệ sinh kỹ lưỡng. Chải răng thường xuyên và đánh răng sâu vào bên trong hơn để làm sạch răng khôn.
Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn kẹt vào kẽ răng, đảm bảo răng luôn sạch sẽ tránh nguy cơ sâu răng và các vấn đề liên quan khác.
Răng khôn ngầm hoàn toàn trong xương hàm
Khi chưa có bất kỳ triệu chứng gì khó chịu, răng khôn mọc ngầm hoàn toàn trong xương hàm có thể không không cần thiết phải nhổ bỏ. Một số tình trạng răng khôn mọc lạc chỗ trong xương hàm nhưng không có nguy cơ biến chứng sau này thì chỉ nên theo dõi, có khi nó tồn tại suốt đời.
Tuy vậy, nếu bệnh nhân hô hàm và có niềng răng kéo lui toàn hàm giảm hô, khi đó bệnh phân phải chấp nhận việc nhổ răng khôn để tạo khoảng phía sau thuận lợi cho di xa toàn hàm. Dù răng khôn này không gây bất kỳ khó chịu nào.
Một số răng khôn mọc ngầm sâu trong xương hàm rất có thể liên quan đến nhiều cấu trúc quan trọng như thần kinh và mạch máu đối với răng khôn hàm dưới và xoang hàm đối với răng khôn hàm trên. Nên có thể cân nhắc không nên nhổ răng trong trường hợp này khi mà nó chưa gây ra bất kỳ khó chịu nào cho bệnh nhân.
Bệnh nhân mắc bệnh lý toàn thân chưa được kiểm soát
Bệnh nhân mắc bệnh toàn thân có thể không nên nhổ răng khôn khi bệnh lý chưa được kiểm soát kỹ:
- Tiểu đường
- Huyết áp, tim mạch
- Suy gan, suy thận
- Rối loạn đông cầm máu
- Suy giảm miễn dịch
- Bệnh nhân xạ trị hay hóa trị vùng đầu mặt cổ.
Xem chi tiết: Khi nào không nên nhổ răng khôn?
Phụ nữ có thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ có thai cũng không nên nhổ răng khôn, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tương tự như vậy, đang trong kỳ kinh nguyệt, tâm lý và nội tiết tố chưa được ổn định cũng hạn chế nhổ răng khôn.
Tuy nhiên, đây chỉ là không nên, không có chống chỉ định tuyệt đối, một số tình huống khẩn cấp thì vẫn có thể nhổ đặc biệt là nhổ răng khôn hàm trên không quá khó.
Xem thêm chi tiết: Có thai nhổ răng được không?
VI. Khi nào cần thiết bắt buộc phải nhổ răng khôn?
Sau khi bác sĩ thăm khám, kiểm tra trên phim x quang, có một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn khi:
- Nhổ răng khôn để giải phóng nhiễm trùng.
- Răng khôn gây sâu răng bên cạnh và phải nhổ bỏ để phục hồi lại răng đó.
- Nang quanh răng khôn phát triển, cần nhổ và nạo bỏ nang bao quanh thân răng sớm, tránh trở thành nang răng lớn, phá hủy xương nhiều hơn sau này.
- Niềng răng cần di xa răng về phía sau, phải nhổ răng khôn để có thể kéo răng ra sau được.
- Răng khôn gây rối loạn khớp nhai, mọc trồi hay nghiêng khiến khớp nhai bị rối loạn, phải nhổ mới điều trị và phòng ngừa được ảnh hưởng lên khớp thái dương hàm sau này.
VII. Câu hỏi thường gặp về răng khôn
Triệu chứng mọc răng khôn
Các dấu hiệu mọc răng khôn thường có những triệu chứng sau:
- Đau: cơn đau thường không quá dữ dội, âm ỉ và đau nhiều hơn khi ăn nhai thức ăn hoặc đánh răng chạm phải vị trí răng khôn đang mọc. Nguyên nhân là do nướu răng rách ra cho răng khôn nhú lên. Ngoài ra có thể đau do tình trạng viêm nhiễm tại chỗ nếu không được vệ sinh sạch sẽ, tình trạng mọc răng khôn gây đau họng cũng khá phổ biến.
- Sưng nướu: lợi trùm răng khôn đặc biệt là ở hàm dưới rất nhạy cảm và dễ bị viêm nướu quanh răng. Khi răng khôn bắt đầu mọc lên, nướu có thể sẽ sưng lên. Một số trường hợp sưng nướu hàm dưới mà bệnh nhân có răng phía đối diện khớp nhai thường xuyên cắn chạm phải, làm bệnh nhân đau và khó chịu hơn.
- Sốt: hầu hết bệnh nhân thường mệt mỏi và sốt nhẹ ở lúc bắt đầu mọc, ngoài ra mọc răng khôn nổi hạch ở cổ cũng có thể xuất hiện, các triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài hôn nếu kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm.
- Sưng mặt và cứng hàm: một số tình trạng nặng hơn, mọc răng khôn có thể gây sưng một bên mặt, răng khôn hàm dưới mọc thiếu khoảng và tình trạng viêm nặng còn làm cho bệnh nhân khó khăn khi há ngậm hàm tối đa.
- Hôi miệng: Do tình trạng đau nhức tại răng khôn nên thường bệnh nhân ngại vệ sinh răng miệng, không đánh răng kỹ và làm sạch mảng bám quanh nướu và răng khôn đang mọc dẫn đến vi khuẩn trong miệng phát triển nhiều gây hôi miệng.
- Chảy máu nhẹ vùng nướu răng khôn: nướu tách ra nên dễ chảy máu, tình trạng này thường không quá nghiêm trọng, máu chỉ chảy ít rỉ rả, và có thể tự cầm.
Xem thêm: Dấu hiệu mọc răng khôn, cách nhận biết răng khôn bắt đầu mọc.
Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không?
Nếu chuẩn đoán đúng, phương pháp nhổ răng phù hợp và kỹ thuật nhổ răng khôn của bác sĩ thực hiện tốt thì hầu như hoàn toàn không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho bệnh nhân sau nhổ răng.
Ngược lại nếu quy trình nhổ răng không vô khuẩn, thao tác mạnh bạo hay vị trí răng khôn quá gần thần kinh, mạch máu, xoang hàm thì nguy cơ nhiễm trùn, chảy máu, chấn thương sẽ cao hơn. Từ đó kéo dài thời gian hồi phục sau nhổ răng hơn.
Một số vấn đề thường có thể xảy ra sau nhổ răng khôn:
- Chảy máu: sau nhổ tình trạng này có thể xuất hiện và kéo dài khoảng 1-3 tiếng
- Sưng: nướu và mô mềm quanh răng khôn có thể bị sưng, nặng nhất là khoảng 2-3 ngày sau nhổ.
- Đau: nếu không sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng của bác sĩ thường bệnh nhân có thể bị đau. Nhiễm trùng cũng gây đau nhiều hơn sau nhổ, hãy chăm sóc kỹ vết thương tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Mệt mỏi: nhổ răng khiến cơ thể mất một lượng máu, đồng thời kích thích cơ thể lành thương nên sau nhổ có thể bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 24h sau nhổ để cơ thể tránh kiệt sức.
Bệnh nhân tuổi quá cao hay có bệnh lý toàn thân: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, gan thận hay rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch… cần được xem xét và hội chẩn từ nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau, nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân trong và sau khi nhổ.
Nhổ răng khôn đau bao nhiêu ngày?
Tùy theo mức độ răng khôn khó nhổ hay dễ nhổ kết hợp với yếu tố cơ địa của mỗi bệnh nhân mà thời gian đau sau nhổ răng khôn cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, thời gian trung bình gây khó chịu nhiều nhất cho bệnh nhân sau nhổ răng khôn là từ khi hết thuốc tê, khoảng từ 2 – 4 tiếng sau khi nhổ. Triệu chứng sưng và đau sẽ giảm dần trong khoảng 2 – 3 này tiếp sau đó.
Đến khoảng 1 tuần (7-10 ngày) sau nhổ thì gần như hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân sau nhổ răng khôn thường được kê toa có thuốc giảm đau. Uống thuốc theo dặn dò của bác sĩ, đúng liều lượng thì hầu hết tình trạng đau sẽ được kiểm soát.
Nguyên nhân mọc răng khôn gây đau nhức
Thông thường đau răng khôn khi mọc không quá nhiều, tuy nhiên cảm giác đau này khiến bệnh nhân khó chịu. Có nhiều nguyên nhân mọc răng khôn gây đau nhức, dưới đây là một số lý do phổ biến:
- Nướu răng tách ra cho răng mọc lên
- Viêm lợi trùm răng khôn
- Sưng nướu và răng đối diện cắn phải
- Răng khôn mọc nghiêng gây kẹt thức ăn với răng bên cạnh, gây đau nhức và khi lấy sạch thức ăn kẹt, đau sẽ giảm xuống.
- Nhiễm trùng và áp xe nướu quanh răng khôn khi vệ sinh không kỹ lưỡng
- Sâu răng và viêm tủy răng thường diễn ra ở giai đoạn muộn hơn.
Xem thêm chi tiết: mọc răng khôn bị đau
Răng khôn đang mọc có nhổ được không?
Răng khôn đang mọc vẫn có thể nhổ được, tuy nhiên nó phụ thuộc vào từng chỉ định cụ thể. Nếu răng khôn đang mọc thẳng và đúng vị trí có thể không cần phải nhổ. Nhưng nếu mọc nghiêng hay lệch thì nên cân nhắc nhổ.
Không giống như các răng còn lại, răng khôn mọc lên khá chậm và thường gây viêm nhiễm vùng nướu quanh răng, đồng thời vị trí nằm sâu bên trong nên bệnh nhân thường ít vệ sinh được sạch sẽ. Do đó, nhiều trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng vẫn gây đau, viêm và sưng.
Bên cạnh đó răng khôn hầu như tham gia chức năng ăn nhai rất ít, nếu không chăm sóc kỹ sau này có nguy cơ ảnh hưởng những răng khác lân cận, như sâu răng lan rộng, đẩy lệch xô răng khác… Vì vậy, nhiều chuyên gia nha khoa khuyến khích nhổ bỏ răng khôn chưa mọc hoặc đang mọc, thời điểm tốt nhất là khi chân răng đã hình thành được 2/3 và bệnh nhân không quá 25 tuổi.
VIII. Kết luận và lời khuyên của Bác sĩ nha khoa
Trên hầu hết các trường hợp hiện nay, răng khôn gần như không đóng góp gì vào chức năng cũng như thẩm mỹ nên nhiều chuyên gia nha khoa khuyến khích nên nhổ bỏ răng khôn trước khi nó gây ra những biến chứng sau này. Tuy nhiên, việc cân nhắc thời điểm nhổ răng khôn là rất quan trọng, bệnh nhân nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ để có quyết định và nhận được lời khuyên tốt nhất.
Thực hiện tốt quá trình thăm khám kiểm tra răng định kỳ mỗi 6 tháng là điều rất cần thiết, vừa giúp phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn có khả răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn giúp điều trị sớm triệt để các vấn đề mới xuất hiện.
Việc phát hiện và điều trị sớm giúp bệnh nhân giảm thiểu rủi ro, quá trình điều trị thuận lợi, rút ngắn thời gian lành thương và chi phí điều trị sớm sẽ ít hơn là điều trị biến chứng nặng nề sau này.
Nếu bạn đang có và muốn kiểm tra nhổ răng khôn chưa mọc của mình, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ Cường – chuyên gia tiểu phẫu răng khôn hàng đầu tại TP HCM, để giải đáp thắc mắc cũng như khám và tư vấn cụ thể hơn cho tình trạng răng khôn của mình.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cường chuyên khoa Răng Hàm Mặt
Nguồn tham khảo bài viết