Review nhổ răng khôn tại nha khoa bệnh viện Tiết Lộ Sự Thật

Nhổ răng khôn chắc hẳn ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Răng khôn trung bình mọc vào khoảng 17-25 tuổi gây ra khá nhiều phiền toái cho nhiều người. Do vậy, các nha sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nên nhổ bỏ nó.

Tuy nhiên, vẫn nhiều người còn đang băn khoăn, lo lắng không biết quá trình nhổ răng khôn như thế nào, có cần lưu ý gì hay không và sau nhổ có bị đau nhức khó chịu thì làm sao… Bài viết này được tổng hợp lại các thông tin cần thiết, các review chia sẻ kinh nghiệm nhổ răng khôn tại nha khoa và bệnh viện, hi vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ bởi bác sĩ chuyên môn chuyên nhổ răng khôn hãy để lại bình luận cuối bài viết hoặc liên hệ với Bác sĩ Cường để được tư vấn thêm.

Chia sẻ kinh nghiệm nhổ răng khôn nên biết

Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm về nhổ răng khôn của đa số các khách hàng đã thực hiện nhổ bỏ răng khôn cách đây 2 tuần cho các bạn có mong muốn đi nhổ răng khôn nên biết:

Thứ nhất: Có nên nhổ răng khôn hay không?

Nên đánh giá xem răng khôn của bạn có thực sự cần thiết phải nhổ hay không, cái này phải dựa vào thăm khám của bác sĩ chuyên môn, có thể phải chụp x quang kiểm tra tình trạng mọc răng, trục nghiêng của răng và khám xem răng khôn của bạn có đang mắc phải các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, lợi trùm hay nó có tham gia vào chức năng ăn nhai hay không.

Xem thêm: Có nên nhổ răng khôn ? Khi nào không phải nhổ (bscuong.com)

Một số răng khôn nằm ngang và ngầm ở vị trí quá sâu, đặc biệt là hàm dưới có liên quan đến dây thần kinh và mạch máu thì có thể trì hoãn nhổ, hoặc nhổ 2 lần (chia cắt răng ra nhổ phần thân răn ra trước sau đó nhổ chân răng ra sau) để đảm bảo an toàn. Một số bác sĩ có kinh nghiệm thì vẫn có thể nhổ nhưng có thể chấp nhận rủi ro về một số ảnh hưởng lên thần kinh hàm dưới.

Răng khôn mọc thẳng và không đau nhức khó chịu thì có thể không cần nhổ, Tuy nhiên, nếu bạn được bác sĩ chỉ định nên nhổ răng khôn thì hãy theo dõi tiếp.

moc-rang-khon-ham-duoi-bi-viem-loi-trum-rang-khon-nho-hay-cat-loi-trum-bac-si-cuong
Mọc răng khôn gây viêm lợi trùm

Thứ hai: Khi nào thì nên nhổ răng khôn?

Không phải bất kỳ thời điểm nào cũng thích hợp để nhổ, răng khôn đang đau có nhổ được không còn tủy vào mức độ viêm nhiễm. Một số người di ứng với thuốc tê, có bệnh toàn thân như rối loạn đông cầm máu, bệnh tim mạch hay tiểu đường đều có những chỉ định khác nhau.

Đối với phụ nữ đang đến ngày đèn đỏ (ngày hành kinh) thì cũng hạn chế nhổ, tuy nhiên đối với răng khôn hàm trên thì hầu như không ảnh hưởng gì nghiêm trọng.

Xem thêm chi tiết tại: Khi nào nên nhổ răng khôn? Top 5 lý do CẢNH BÁO bạn cần biết (bscuong.com)

Nhổ răng khôn nên được thực hiện vào buổi sáng, vì sau nhổ nếu có bất kỳ triệu chứng gì bất thường thì có thể xử trí được vào buổi chiều. Một số người nhổ răng khôn vào buổi tối, mặc dù thường ít xảy ra các biến chứng sau nhổ, nhưng thi thoảng vấn có những bệnh nhân đau về đêm, hay chảy máu mà không nhận được sự trợ giúp kịp thời của bác sĩ.

Do vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn thời gian nhổ răng khôn phù hợp nhất.

sau-rang-nho-khong-tram-sau-lon-pha-huy-mo-rang
Răng khôn hàm dưới mọc nghiêng đâm vào răng số 7 kế cận gây sâu răng và nhét thức ăn thường xuyên

Thứ ba: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn là một thủ thuật liên quan đến ngoại khoa, rủi ro khi nhổ răng khôn không phải ít gặp. Đặc biệt là những răng khôn mọc ngầm khó nhổ, nằm sâu bên trong xương hàm. Một số ảnh hưởng không mong muốn khi nhổ răng khôn có thể kể đến như:

  • Dị ứng hoặc ngộ độc thuốc tê.
  • Chảy máu, sưng sau nhổ kéo dài.
  • Viêm nhiễm trùng lan rộng ra các vùng xung quanh.
  • Răng khôn gãy lọt vào xoang hàm
  • Chấn thương dây thần kinh hàm dưới
  • Gãy xương hàm
  • Viêm ổ răng sau nhổ, kéo dài lành thương

Tùy theo từng tai biến khi nhổ răng khôn mà có cách xử trí khác nhau. Hiện nay nhờ máy móc hiện đại nên việc chuẩn đoán và lựa chọn kỹ thuật nhổ răng khôn bằng công nghệ piezotome giúp giảm nguy cơ chấn thương, rút ngắn quá trình hồi phục cho bệnh nhân và an toàn hơn.

Xem thêm: nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không

sung-mat-sung-nuou-rang-khon-sung-rang-khon-lay-tuy-rang-khon-bac-si-cuong
Sưng mặt sau nhổ răng khôn

Thứ 4: Không nhổ răng khôn có được không?

Thực tế có nhiều trường hợp răng khôn mọc thẳng và không gây ra bất kỳ triệu chứng đau nhức hay khó chịu gì thì có thể được giữ lại không cần phải nhổ. Những răng khôn mọc sai vị trí, mọc ngầm sâu bên trong có thể được theo dõi mỗi 4-6 tháng.

Tuy nhiên, nếu phát hiện có răng khôn mọc ngang thì nên đi khám để bác sĩ đánh giá xử trí nó trước khi có biến chứng xảy ra.

Bacsi Cuong

Xem thêm: Nhổ răng khôn chưa mọc có được không? 5 LƯU Ý quan trọng (bscuong.com)

rang-khon-moc-ngang-rang-khon-moc-lech-ham-duoi
Nên nhổ răng khôn mọc nghiêng lệch sớm tránh biến chứng nguy hiểm về sau

Tìm hiểu về quá trình nhổ răng khôn

Quy trình nhổ răng khôn ở bệnh viện và các phòng khám tư nhân thường khác nhau. Tuy nhiên khi loại bỏ các thủ tục hành chính như: khai báo y tế, đăng ký khám bệnh, đóng viện phí hay tiền nhổ răng thì quá trình nhổ răng khôn nhìn chung cũng bao gồm các bước cơ bản bên dưới.

Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ trực tiếp khám vùng răng khôn cho bạn, thông báo cho bạn về tình trạng răng khôn, có nên nhổ hay giữ lại, các rủi ro khi nhổ, chi phí và thời gian nhổ để bạn cân nhắc. Nếu có bất ký thắc mắc gì về chiếc răng khôn của mình hãy mạnh dạn hỏi bác sĩ để có câu trả lời chắc chắn nhất.

Một số phòng khám tư nhân có bộ phận chăm sóc khách hàng và tư vấn viên, có thể họ cũng có nhiều kiến thức về răng khôn, nhưng về mặt chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cụ thể trên tình trạng của bạn thì chỉ có bác sĩ khám trực tiếp mới có thể kết luận chính xác nhất.

phong-kham-rang-ham-mat-bac-si-tu-van-dieu-tri
Khám và trao đổi với bác sĩ về chiếc răng khôn của mình có cần phải nhổ hay không

Chụp X quang và xét nghiệm nếu có

Chụp x quang toàn hàm được cho là thủ thuật thường quy trước khi nhổ răng khôn, một số răng khó, mọc ngầm gần thần kinh hay xoang hàm ở răng khôn hàm trên thì có thể chụp thêm phim CT Scan 3D (ConeBeam CT) để khảo sát chính xác hơn vị trí răng từ đó đưa ra hướng nhổ lấy răng khôn ra ngoài phù hợp nhất.

Nếu bạn có phim x quang mới chụp không quá 3 tháng thì thường không cần chụp lại. Một số bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân không trang bị phòng chụp x quang tại đó bạn phải đi đến một nơi khác chụp, rồi mang kết quả lại cho bác sĩ. Điều này hơi mất thời gian, do vậy nên chọn nơi có chụp x quang tại phòng để quá trình nhổ diễn ra nhanh chóng hơn.

Một số xét nghiệm đường huyết, đông cầm máu cũng thường được thực hiện nhằm đảm bảo quá trình tiểu phẫu răng khôn diễn ra an toàn hơn, đồng thời giúp bạn phát hiện ra một số các vấn đề bất thường về máu.

Bệnh nhân cao huyết áp thường cũng sẽ được đo trước khi nhổ, nếu huyết áp tâm thu dưới 140mmHg thì có thể thực hiện được.

Các bệnh lý về tim mạch, suy gan hay suy thận, dị ứng thuốc hay đang mang thai… bạn nên thông báo với bác sĩ biết để có phương án xử trí thích hợp. Tránh biến chứng trong và sau khi nhổ răng khôn.

rang-khon-moc-lech-sau-rang-khon-bi-sau-rang-ke-can-bac-si-cuong-nha-khoa
Răng khôn mọc lệch, nghiêng đâm vào răng phía trước, không được khám và chuẩn đoán sớm để có biện pháp điều trị thích hợp sớm. Đến giai đoạn trễ gây sâu răng và lan vào răng phía trước, gây hư răng ăn nhai chính. Có thể đau nhức do viêm tủy răng, chưa kể đọng thức ăn gây hôi miệng và viêm nướu thường xuyên.

Tiến hành nhổ răng khôn

Dưới đây là các bước nhổ răng khôn mà các bác sĩ thường thực hiện:

  1. Sát khuẩn trong miệng và ngoài mặt.
  2. Gây tê hoặc tiền mê (gây mê chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết).
  3. Rạch nướu và mở xương bộc lộ răng khôn, nếu răng khôn đã mọc thẳng trên miệng thì không cần bước này.
  4. Chia cắt răng khôn thành nhiều phần và lấy ra. Nếu răng khôn mọc thẳng và dễ nhổ thì thường cũng không cần chia cắt răng.
  5. Bơm rửa và nạo sạch ổ răng
  6. Khâu đóng vết thương khi cần thiết
  7. Dặn dò và tái khám sau nhổ, cắt chỉ nếu có khâu bằng chỉ không tự tiêu

Lời khuyên trước, trong và sau nhổ răng khôn

Dưới đây là một số lưu ý cũng như lời khuyên từ các bác sĩ bạn đọc nên chú ý:

Một số lưu ý trước khi nhổ răng khôn

Trước nhổ răng khôn bạn nên đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Ăn đủ no trước khi nhổ vì sau nhổ bạn không nên ăn vì phải cầm máu và tình trạng tê môi tê lưỡi sau nhổ có thể làm bạn khó cảm nhân được thức ăn.
  • Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya trước ngày nhổ.
  • Hạn chế không sử dụng chất kích thích, rượu hay cà phê.
  • Bệnh nhân có bệnh cao huyết áp phải uống thuốc định kỳ mỗi ngày thì nên uống trước khi nhổ.
  • Đem theo các loại thuốc đang uống cho bác sĩ kiểm tra nếu có.

Trong khi nhổ

Trong quá trình nhổ bạn có bất kỳ khó chịu nào đừng ngại thông báo cho bác sĩ biết để khắc phục, như đau đớn, buồn nôn, chóng mặt, tư thế không thoải mái…

Có nhu cầu muốn đi vệ sinh trong khi nhổ nếu không kìm chế được hãy mạnh dạn đề nghị tạm ngưng. Để tránh gián đoạn cuộc tiểu phẫu nhổ răng khôn bạn nên đi vệ sinh trước, đảm bảo cơ thể thoải mái.

Nếu bạn sợ tiêm tê bạn có thể yêu cầu được che tầm nhìn, bác sĩ sử dụng tê bôi trước sau đó chích thuốc tê sẽ đỡ đau hơn. Bạn đừng quá lo lắng vì quá trình lấy răng khôn ra ngoài thường rất nhanh chóng và không hề đau đớn như bạn nghĩ.

Sau khi nhổ răng khôn nên làm gì?

Sau khi nhổ răng khôn bác sĩ sẽ dặn dò bạn uống thuốc, xử trí các sự cố nếu có xảy ra như: đau nhức, chảy máu hay sưng hàm…

Bạn nên uống đủ liều thuốc, khi có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường hãy gọi ngay cho bộ phận chăm sóc khách hàng hoặc bác sĩ biết để kịp thời xử trí.

thuoc-tri-dau-nhuc-rang-khon-dang-moc-rang-khon-nuot-nuoc-bot-dau
Uống đầy đủ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sau nhổ răng khôn giúp bạn giảm đau, giảm sưng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ

Đánh giá nhổ răng khôn tại nha khoa và bệnh viện

Nhổ răng khôn tại bệnh viện răng hàm mặt và nha khoa thường có những ưu và khuyết điểm riêng. Nếu bạn không có thời gian nhiều trong giờ hành chính thì nhổ răng khôn tại phòng khám nha khoa tư nhân là phù hợp với bạn hơn so với nhổ răng tại bệnh viện.

Quy trình đăng ký khám bệnh, chờ đợi và thủ tục đóng tiền trong bệnh viện đôi khi rườm rà khiến nhiều bệnh nhân tìm đến dịch vụ nhổ răng bên ngoài.

Tuy nhiên nếu bạn có bảo hiểm y tế thì ưu tiên nhổ tại bệnh viện có thể bạn sẽ được thanh toán và nhổ với chi phí giá rẻ hơn. Một số bệnh nhân mắc bệnh toàn thân và có nguy cơ rủi ro cao khi nhổ thì cũng nên làm ở bệnh viện vì tại đây có nhiều chuyên khoa khác nhau, việc chuẩn đoán và phối hợp điều trị giữa các chuyên khoa thuận tiện hơn.

Các thủ thuật cần gây mê thì chỉ có thể thực hiện được trong bệnh viện, nếu bạn quá sợ và mong muốn gây mê khi nhổ răng khôn thì phải vào bệnh viện để nhổ.

Xem thêm chi tiết tại: Nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám nha khoa tư nhân nào (bscuong.com)

kham-rang-nho-rang-benh-vien-rang-ham-mat-trung-uong-bac-si-cuong-nieng-rang
Bệnh viện răng hàm mặt trung ương TP HCM

Review nhổ răng khôn của một số khách hàng, bệnh nhân

review-nho-rang-khon
Review nhổ răng khôn tại nha khoa, sau khi nhổ khách hàng thấy rất hài lòng
review-nho-rang-khon-bac-si-gioi
Một số đánh giá và nhận xét của bệnh nhân sau khi nhổ răng khôn chia sẻ

Xem thêm: Nha Khoa Hoàng Yến – Google Maps

Review các địa chỉ nhổ răng khôn uy tín ở TP HCM

Cùng tham gia thảo luận, trao đổi và hỏi đáp, review nhổ răng khôn ở phần bình luận bên dưới. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, bác sĩ Cường – chuyên gia tiểu phẫu nhổ răng khôn nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp phản hồi.

5/5 - (4 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
16 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Vũ Đức Minh

Có ai nhổ răng khôn ở bv rhm trung ương hcm chưa, cho mình xin một vài review với

Tô Hải Yến

Đây là review sưu tầm từ diễn đàn webtretho bạn tham khảo. Tùy mỗi người mỗi cảm nhận, với lại tùy răng, tùy bác sĩ nữa. Mình mới nhổ 1 cái về uống giảm đau có 2 ngày là bình thường lại thôi.

review nhổ răng khôn.JPG
Vũ Đức Minh

Bạn nhổ răng khôn hàm trên hay hàm dưới v

Tô Hải Yến

Mình nhổ hàm trên, làm khá nhanh khoảng 5-7 phút thôi là xong. Bác sĩ lấy răng ra mình còn không hay. Nhưng răng của mình mọc lên rồi nó chỉ bị lệch ra ngoài. Nge nói nhổ răng khôn hàm dưới sẽ khó chịu hơn và phải khâu nữa

Vũ Đức Minh

Mình bị cái răng khôn mọc ngu ở hàm dưới, nó đâm vào răng phía trước. Khám bs bên ngoài bảo phải nhổ, cũng nghe nói sẽ khâu lại nữa. Mình sợ quá nên chưa dám đi, nhưng cũng sợ nó ảnh hưởng sau này

Tô Hải Yến

Đây bác, review nhổ răng khôn của bạn này cũng rén phết ;))) mong bác đọc xong hãy mạnh mẽ hơn. haha

review nhổ răng khôn nha khoa benh vien.JPG
Nguyễn Thị Hồng Nhung

Bác sĩ ơi cho em hỏi, em có 1 cái răng khôn hàm dưới, nó mọc nhú lên miệng cách đây rất lâu nhưng không thấy nó mọc lên nữa. Nó không đau thì có phải nhổ k bác. Em rất sợ nhổ ạ

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Vâng, em cảm ơn Bác nhiều, em sẽ đi khám sớm

Nguyễn Văn Thành

Nhổ răng khôn có đắt tiền không Bác, chi phí giá nhổ răng khôn bao nhiêu vậy ạ

Nguyễn Huy Hoàng Trí

Răng khôn em mọc ngang nhưng không đau thì có nên nhổ không bs

Võ Văn Phúc

lần trước đi nhổ răng khôn bs tiêm tê 2 ống mà vẫn thấy đau nên sợ tới giờ vẫn chưa dám đi nhổ tiếp

Tô Minh Khang

Em muốn lên bệnh viện RHM TW để nhổ răng khôn. Cho em hỏi:có cần chụp phim x quang trước khi lên không?nếu em đi theo BHYT chuyển tuyến thì có phải đợi lâu kg? hay hẹn lại hôm khác??nếu chọn nhổ dịch vụ thì có được nhổ luôn trong ngày không? và giá nhổ có cao lắm ko?

16
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
error: Alert: Cảm ơn bạn đã ghé thăm - Bác Sĩ Cường !!