Răng khôn là gì? Mọc khi nào? có tác dụng của răng số 8 gì?

Răng khôn là gì? Nó là răng nào và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay không? Bài viết này được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cường hi vọng có thể cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc các vấn đề liên quan đến răng khôn.

Răng khôn là gì? Răng khôn là răng số mấy?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng phía trong cùng của hàm răng, thuộc nhóm răng cối lớn và mọc lên ở độ tuổi trưởng thành, thường từ 17 đến 25 tuổi. Trong y văn (sách chuyên ngành) thông thường răng khôn thường nhắc đến với cái tên là răng cối lớn thứ 3.

Răng khôn gây ra nhiều tranh luận chưa rõ ràng bởi chức năng ăn nhai của răng khôn không thực sự rõ ràng, nhiều trường hợp lại gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Cùng với tỉ lệ mọc răng khôn nghiêng lệch khá cao, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, nên biện pháp giải quyết thông thường là chỉ định nhổ bỏ răng khôn.

rang-khon-la-gi-bac-si-cuong-nha-khoa
Răng khôn là răng gì? Răng số 8 – răng cối lớn thứ 3

Rất nhiều trường hợp hiện nay gặp phải là tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc nghiêng, mọc lệch… với nướu xung quanh răng bị sưng tấy, đau nhức, dễ tích đọng vụn thức ăn, vi khuẩn gây hôi miệng và khó chịu khi ăn nhai.

Răng khôn nằm ở đâu?

Vị trí răng khôn nằm ở trong cùng của mỗi phân hàm, là răng cuối cùng, nằm sâu nhất bên tận cùng bên trong của các răng. Răng khôn là răng cối lớn thứ 3, nhiều người rất hay lầm tưởng chiếc răng số 7 (răng cối lớn thứ 2) là chiếc răng khôn và điều này cần được bác sĩ có chuyên môn khám để xác định chính xác, tránh tình trạng nhận định sai về vị trí, nơi mọc răng khôn.

rang-khon-la-gi-vi-tri-rang-khon-nha-khoa-bscuong-bac-si-gioi-nhat-tp-hcm
Vị trí răng khôn nằm ở trong cùng là răng cối lớn thứ 3 – răng số 8 – răng khôn là gì?

Răng khôn mọc khi nào?

Như đã nói, răng khôn mọc ở giai đoạn trưởng thành. Trung bình độ tuổi mọc là 17 đến 25 tuổi. Cũng có tỉ lệ răng khôn mọc rất trễ có khi đến 30 hay 35 tuổi răng khôn mới mọc. Nhưng hầu như rất hiếm, thậm chí là không có trường hợp nào răng khôn mọc trên miệng dưới 13 tuổi.

rang-khon-moc-ngang-dam-vao-rang-ham-duoi-bac-si-cuong-nha-khoa
Răng khôn hàm dưới mọc ngang và có dấu hiệu sâu răng khôn – răng khôn là gì?

Một người có bao nhiêu răng khôn?

Trên thực tế bộ răng vĩnh viễn của mỗi người, thông thường là 32 cái răng, trong đó có tổng cộng 4 chiếc răng khôn năm ở vị trí sau cùng của mỗi phân hàm:

  • Răng khôn hàm trên bên phải
  • Răng khôn hàm trên bên trái
  • Răng khôn hàm dưới bên phải
  • Răng khôn hàm dưới bên trái

Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người không có đủ 4 chiếc răng khôn, có người chỉ có 3 chiếc, hoặc 2 có khi thậm chí không có bất kỳ một răng khôn nào. Để xác định được chính xác bạn có răng khôn hay không và đó chính xác là răng nào thì cần chụp phim X Quang (phim CT ConeBeam hoặc phim Panorama) để bác sĩ nhận định cụ thể.

phim-x-quang-rang-khon-4-cai-rang-khon-moc-nghieng-ham-duoi-nen-nho-rang-khon-bac-si-cuong-gioi
4 chiếc răng khôn trên phim x quang toàn cảnh ở người bình thường có đủ 32 cái răng – răng khôn là gì?

Theo quá trình phát triển, tiến hóa qua nhiều năm của loài người, xương hàm trở nên nhỏ, hẹp và ngắn lại một phần, răng khôn cũng có xu hướng bị tiêu biến đi. Một phần vì thức ăn hiện đại ngày càng trở nên mềm, nên xương hàm kém phát triển dài ra do vậy tình trạng mọc răng khôn bị thiếu khoảng, chen chúc, mọc lệch, nghiêng hay ngầm diễn ra khá phổ biến hiện nay.

Theo các số liệu tổng hợp thì răng khôn hàm dưới mọc lệch có tỉ lệ cao hơn so với răng khôn hàm trên. Cụ thể hơn là tình trạng răng khôn hàm dưới mọc không bình thường hay gặp nhất là mọc nghiêng về phía trước, đâm về phía răng số 7 (răng hàm phía trước kế bên răng khôn). Thậm chí, không thể mọc lên hoàn toàn, chỉ nhú lên được một phần. Gây nhồi nhét thức ăn, sâu răng, hôi miệng…

Răng khôn có tác dụng gì?

Về mặt chức năng của răng khôn cũng tương tự như răng cối khác trên cung hàm, vẫn có tác dụng nhai, nghiền thức ăn là chủ yếu. Dưới đây là một số tác dụng của răng khôn:

  • Răng khôn đóng góp một phần nhỏ vào quá trình kích thích xương hàm phát triển dài ra ở cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng, nhiều tranh cãi về vấn đề tác dụng của răng khôn đối với sự phát triển dài ra của xương hàm.
  • Dự phòng trong một số tình huống, bệnh nhân bị mất một răng cối lớn khác, nó có thể sử dụng để làm trụ cầu răng sứ hoặc niềng răng di chuyển răng khôn ra trước thay thế cho răng cối đã mất trước đó.
  • Một số chuyên gia còn sử dụng phương pháp cấy chuyển mầm răng khôn thay thế cho một răng khác không thể phục hồi.
rang-khon-rang-so-8-rang-coi-lon-thu-3-nen-nho-nha-khoa-bac-si-cuong
Răng khôn ở vị trí trong cùng là răng cối lớn thứ 3 – răng khôn là gì?

Nhưng với đa số mọi người, răng khôn hầu như không đóng vai trò gì quan trọng trong chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt. Bởi những lý do:

  • Mọc cuối cùng trên cung hàm nên hướng mọc không thuận lợi, ít tiếp xúc nhai giữa hai hàm do đó khó nhai thức ăn được.
  • Vị trí răng khôn ở phía trong cùng của mỗi hàm, điều này chỉ đóng góp một phần nhỏ khi nghiền nát thức ăn. (vai trò nghiền thức ăn chính vẫn là răng số 6 và số 7).
  • Sự khác biệt về mặt thẩm mỹ khi có hay không có răng khôn trên cung hàm đều không có ý nghĩa.

Tóm lại về tác dụng của răng khôn đối với chức năng và thẩm mỹ hầu như rất ít. Không những ít có ý nghĩa gì mà nó lại có nguy cơ gây ra hàng loạt những ảnh hưởng gây khó chịu cho những người có răng khôn mọc không thuận lợi.

phim-x-quang-rang-khon-4-cai-rang-khon-moc-nghieng-ham-duoi-nen-nho-rang-khon-bac-si-cuong-gioi
Răng khôn gây đau nhức – khó chịu. Nên đi khám và điều trị sớm

Biến chứng răng khôn nguy hiểm có gì nghiêm trọng

Khi răng khôn mọc sai lệch, nghiêng hay không mọc hết hoàn toàn có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân có thể kể đến như: sâu răng, viêm tủy răng, viêm hay sưng nướu răng, nhiễm trùng viêm mô tế bào hay áp xe mô quanh răng, tiêu xương…

Sâu răng – viêm tủy răng

Vị trí răng khôn mọc phía trong cùng của cung hàm nên rất khó vệ sinh kỹ lưỡng, do không có dấu hiệu đau nhức hay khó chịu lúc ban đầu nên đa số mọi người thường không phát hiện ở giai đoạn sớm. Vệ sinh không tốt ở phía trong cùng lâu ngày, vi khuẩn và vụn thức ăn dính lại trên răng khôn lâu dần dẫn đến sâu răng khôn.

Một phần khi mọc lên nếu thiếu chỗ mọc hoặc mọc nghiêng lệch sẽ đâm vào răng kế bên, không mọc lên được hoàn toàn, tạo một khe hở và thức ăn rất dễ đọng lại ở đay. Sự tích tụ thức ăn theo thời gian lâu ngày dẫn đến sâu lan cả răng bên cạnh. Sâu răng ngày càng lớn dần dẫn đến viêm tủy răng, gây đau nhức dữ dội cho bệnh nhân.

Người bệnh thường rất ít khi có triệu chứng đau nhức khi sâu răng ở giai đoạn đầu nên thường chủ quan và đến khám khi tình trạng đã sâu răng nặng. Lời khuyên là nên đi kiểm tra tình trạng răng khôn ở độ tuổi khoảng 17 – 25 để có kế hoạch phòng ngừa và xử lý sớm những nguy cơ, biến chứng phức tạp sau này.

rang-khon-bi-sau-nho-rang-khon-o-dau-nha-khoa-uy-tin-bac-si-gioi
Răng khôn bị sâu – đọng thức ăn gây hôi, nơi tích tụ vi khuẩn trong miệng – răng khôn là gì?

Viêm tủy răng

Sâu răng lâu ngày không phát hiện hoặc không đi khám xử trí sớm, làm lỗ sâu răng ngày càng lớn dần. Khi sâu răng đến một mức độ nhất định sẽ lan vào tủy gây viêm tủy đau nhức, khó ăn nhai cho bệnh nhân.

Xem thêm: Tủy răng là gì? Đau răng do viêm tủy răng nên làm gì?sau khi lấy tủy răng có đau không?

tuy-rang-la-gi-viem-tuy-rang-sau-rang-gay-viem-tuy-bac-si-cuong-nha-khoa
Sâu răng lan rộng lâu ngày gây viêm tủy răng

Viêm nướu răng – sưng đau lợi – viêm lợi trùm

Răng khôn lúc bắt đầu mọc, hoặc đã bị mọc kẹt, hay không được vệ sinh đúng cách đều gây ra tình trạng tích tụ thức ăn và nhiều vi khuẩn tại chỗ. Điều này không những gây hôi miệng mà còn làm cho nướu xung quanh răng khôn bị viêm, sưng đau và rất dễ chảy máu khi chạm phải, thậm chí gây ra cứng hàm (bệnh nhân khó hay không thể há lớn hàm ra được như bình thường).

Tình trạng viêm nhiễm này thường sẽ tái phát nhiều lần khi không được chưa trị dứt điểm, những lần tái phát về sau càng ngày càng nặng khiến nhiều bệnh nhân khó chịu hơn khi có những biến chứng nguy hiểm hơn.

viem-loi-trum-dau-rang-khon-nha-khoa-bac-si-cuong
Viêm nướu, sưng đau lợi quanh răng khôn đang mọc – răng khôn là gì?

Tiêu xương quanh răng – viêm mô tế bào do răng khôn

Xương quanh răng bị tiêu đi do tình trạng nhiễm trùng kéo dài, khi xương bị tiêu dẫn đến lung lay răng. Ăn nhai khó khăn, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng có nguy cơ lây lan ra các khu vực lân cận như: vùng mang tai, vùng dưới hàm, xoang hàm, ngoài má… rất nguy hiểm.

Có nguy cơ gây chen chúc, đẩy xô lệch các răng phía trước

Tình trạng mọc răng khôn có thể gây đẩy các răng lân cận dồn ra phía trước, điều này có thể làm các răng cửa ngày càng bị chen chúc hơn, xoay lệch. Răng khôn còn có thể gây tái phát tình trạng chen chúc các răng trước sau khi điều trị niềng răng, đặc biệt là răng khôn hàm dưới.

Nang quanh thân răng khôn:

Một số trường hợp răng khôn mọc ngầm trong xương hàm, nang thân răng khôn có thể tăng trưởng mạnh, tiến triển âm thầm lớn dần lên trong xương hàm. Khi không được phát hiện hay điều trị kịp thời nguy cơ tiêu xương quanh thân răng khôn ngày càng lớn, có thể dẫn đến gãy xương hàm.

Bị cứng hàm do răng khôn – Khít hàm

Cứng hàm hay khít hàm do răng khôn thông thường là tình trạng há miệng bị hạn chế, do các cơ nhai co rút lại khiến bệnh nhân không thể há lớn tối đa được như bình thường. Khi không thể há mở to miệng tối đa, bệnh nhân thường đi kèm với các vấn đề như: ăn uống khó khăn, đau nhức khi cử động hàm, vệ sinh răng miệng và nói chuyện cũng rất khó chịu.

Xem thêm: Nhổ răng khôn ở đâu tốt, bệnh viện nào nhổ răng uy tín, nha khoa nhổ răng tốt và uy tín, chi phí hợp lý.

Nguyên nhân mọc răng khôn bị lệch

Nguyên nhân mọc răng khôn bị lệch và khi mọc lên thường bị nghiêng là do các lý do:

  • Xương hàm chưa phát triển đủ khoảng không để cho răng mọc (răng thiếu chỗ để mọc).
  • Bất thường kích thước của xương hàm và kích thước răng (răng khôn có kích thước lớn).
  • Răng khôn mọc ở độ tuổi trưởng thành, giai đoạn này xương hàm ít còn tăng trưởng và độ cứng xương hàm cao.
  • Niêm mạc vùng răng khôn dày và chắc chắn, nằm sâu bên trong rất khó vệ sinh
  • Thức ăn ngày nay đa phần là chế biến mềm, thói quen ăn uống nhai ít đi, chưa kích thích xương hàm phát triển nhiều như thời xưa.

Răng khôn không mọc ở trong giai đoạn thay răng (khoảng 6-12 tuổi), cũng không mọc trong lúc cơ thể phát triển mạnh mẽ. Mà răng khôn mọc khi đã trưởng thành, xương hàm không còn tăng trưởng mạnh, kết hợp với xu hướng nhỏ lại của xương hàm trên người hiện đại. Vì vậy mà răng khôn rất dễ bị mọc lệch, nghiêng, thậm chí còn đẩy vào các răng khác dẫn đến xô lệch di chuyển răng cả hàm.

Tùy theo tình trạng răng khôn mọc như thế nào mà bệnh nhân sẽ gặp phải triệu chứng lâm sàng khách nhau. Trường hợp tốt nhất là răng khôn có đủ khoảng mọc, khi đó răng khôn mọc thẳng ít gây đau, viêm, nhồi nhét thức ăn hơn các trường hợp khác gây ra nhiều khó chịu hơn cho người bệnh như:

cac-loai-hinh-moc-rang-khon-sai-nghieng-lech-ngam-nho-rang-bac-si-cuong-nha-khoa
Răng khôn mọc lệch – răng khôn là gì?

Xem thêm: Các dấu hiệu mọc răng khôn khi nào, răng khôn mọc lệch và mọc ngang

Những câu hỏi thường gặp

Tại sao gọi là răng khôn?

Chắc hẳn nhiều người thắc mắc vì sao gọi là răng khôn, sở dĩ người ta gọi là răng khôn là vì răng này là răng mọc cuối cùng trong tất cả các răng và độ tuổi mọc là tuổi khi đã trưởng thành.

Độ tuổi mọc răng khôn trung bình như đã nói ở trên là khoảng 17 – 25 tuổi, khi đã có nhiều nhận thức, tuổi đã và đang phát triển trí tuệ nên được gọi là răng khôn, chứ không nên hiểu rằng nhờ mọc răng này hay có răng này trong miệng mới khôn hơn và thông minh hơn.

Theo nhiều thông tin không tốt về chiếc răng này, gây ra nhiều phiền toái, khó chịu, đau nhức bởi chiếc răng khôn mà nhiều người gọi vui răng này là chiếc răng ngu.

Khi răng khôn mọc, nếu có dấu hiệu bất thường, gây phiền toái, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được tư vấn và chữa trị. Hiện nay, chưa có thống nhất chính thức về việc nên hay không nên nhổ răng này.

Có nên nhổ răng khôn hay không?

Thực tế không phải tất cả các trường trường hợp có răng khôn đều phải nhổ bỏ. Để biết thêm thông tin khi nào nên nhổ răng khôn bạn có thể tham khảo bài viết: Có nên nhổ răng khôn hay không? Trường hợp nào cần phải nhổ.

Do ít tham gia vào chức năng nhai và hầu như không đóng góp gì về mặt thẩm mỹ, răng khôn lại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực, khó chịu cũng như đau đớn cho đa số bệnh nhân, nên việc nhổ răng khôn là mối quan tâm của rất nhiều người.

Xem thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Tại sao phải nhổ răng khôn?

Răng khôn tiếng anh là gì?

Răng khôn gọi theo tiếng anh là Wisdom tooth. Đây là thuật ngữ trong nha khoa khi nói về răng số 8 hay cụ thể hơn là răng cối lớn thứ 3 (Third molar). Răng khôn là gì? Windom tooth.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Răng khôn mọc thẳng và không gây ra các biến chứng khiến bệnh nhân đau nhức, viêm nhiễm thì có thể không cần nhổ bỏ. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp phải nhổ răng khôn bởi đa số các răng khôn bị mọc nghiêng, lệch, mọc kẹt. Chỉ định nhổ răng khôn phải do bác sĩ chuyên khoa khám và quyết định khi nào và thời điểm nào thích hợp để nhổ bỏ.

Xem thêm: Khi nào phải nhổ răng khôn

Đọc thêm: Nhổ răng khôn ở đâu an toàn và uy tín chất lượng, nên nhổ răng ở bệnh viện hay phòng khám tư.

Trên đây là một số kiến thức hi vọng giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi răng khôn là gì, răng khôn là răng số mấytại sao gọi là răng khôn… Mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ qua thông tin bên dưới.

bscuong-nha-khoa-bac-si-cuong-uy-tin-tot-nhat
CHỤP HÌNH RĂNG & Bấm GỬI Bác sĩ Cường để nhận hỗ trợ, giải đáp thắc mắc HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Chat FacebookChat Zalo
Hoặc Liên hệ Bs Cường
5/5 - (3 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
error: Alert: Cảm ơn bạn đã ghé thăm - Bác Sĩ Cường !!